Yên Cường - Điểm sáng nông thôn mới kiểu mẫu nổi trội về sản xuất

2023-10-13 15:46:19 0 Bình luận
Sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao, cảnh quan thanh bình, trù phú, chất lượng cuộc sống nâng cao đã tạo nên điểm sáng Yên Cường. Đây là xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu nổi trội về sản xuất đầu tiên của tỉnh Nam Định.

Sản phẩm rau xanh sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Yên Cường được đóng gói cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh Nam Định - Ảnh: Cơ sở cung cấp

Ông Nguyễn Văn Chiển, Bí thư đảng ủy xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định khẳng định: Đạt chuẩn NTM kiểu mẫu là kết quả của sự nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, vừa duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn NTM nâng cao vừa tạo sự đột phá của xã Yên Cường. Do làm tốt công tác tuyên truyền nên người dân nhận thức rõ lợi ích, nội dung, phương châm, cách làm, tạo nên sự đồng thuận trong xây dựng NTM kiểu mẫu. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong xã thống nhất vừa tạo dựng cảnh quan, môi trường, nét đẹp văn hóa vừa phát triển nông nghiệp trở thành mũi nhọn kinh tế. Nhờ có những giải pháp cụ thể, năng động, sáng tạo xã Yên Cường đã tạo nên dấu ấn toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó nổi trội nhất là chuyển biến mạnh mẽ về sản xuất nông nghiệp, cải thiện nâng cao đời sống người dân.

Tính đến hết năm 2022, Yên Cường đã huy động được 35 tỷ 389 triệu đồng đầu tư xây dựng NTM kiểu mẫu. Trong đó ngân sách xã đầu tư gần 9,5 tỷ đồng, người dân đóng góp hơn 13,6 tỷ đồng, 1.100 ngày công lao động, hiến 6.500 m2 đất làm đường giao thông. Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Ý Yên hỗ trợ 1,5 tỷ đồng. Còn lại là nguồn vốn ngân sách trực tiếp cho chương trình xây dựng NTM của huyện, của tỉnh và nguồn đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp của Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định. Việc sử dụng nguồn lực được thực hiện công khai, dân chủ, có sự giám sát chặt chẽ, tập trung đầu tư xây dựng đường giao thông, hệ thống kênh mương thủy lợi, các tuyến đường dong ngõ, cơ sở vật chất trường học và các thiết chế văn hóa. Nhờ cứng hóa đường trục chính nội đồng, đáp ứng yêu cầu sản xuất, vận chuyển hàng hóa, chủ động 100% khâu tưới tiêu nên việc tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế của người dân và các HTX đều mang lại hiệu quả cao.

Cánh đồng lớn trồng rau xanh theo quy trình thâm canh tiến bộ tại xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định - Ảnh: Do cơ sở cung cấp

Ông Trịnh Xuân Hiền, Chủ tịch UBND xã Yên Cường cho biết: Bên cạnh cây lúa truyền thống, xã có thế mạnh về cây chủ lực là lạc, khoai tây, rau mầu các loại với tổng diện tích đất nông nghiệp 500 ha. Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp được xã Yên Cường gắn với xây dựng NTM đã phát huy hiệu quả rõ nét trong sản xuất nông nghiệp, nhất là các sản phẩm rau, củ, quả. Yên Cường áp dụng quy trình thâm canh tiến bộ, ứng dụng cơ giới hóa để giảm chi phí đầu tư, giải phóng sức lao động, nâng cao mức thu nhập, tạo nên sức hấp dẫn của nghề nông. Đồng thời thực hiện liên kết chuỗi giá trị gắn với bảo đảm an toàn thực phẩm tại vùng sản xuất tập trung theo mô hình cánh đồng mẫu lớn. Việc gieo trồng, chăm sóc tập trung, đúng kỹ thuật đã tạo ra các sản phẩm đồng đều, năng suất cao, chất lượng tốt, bảo đảm an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Các sản phẩm chủ lực đều đước ứng dụng chuyển đổi số để thực hiện truy xuất nguồn gốc khi bán qua sàn thương mại điện tử như Facebook, Zalo…

Sản lượng rau mầu các loại của xã Yên Cường mỗi năm ước đạt gần 9.000 tấn, 50% đã được tiêu thụ qua kênh thương mại điện tử. Nhiều cửa hàng rau sạch, các bếp ăn trường mầm non, các nhà hàng từ thành phố Nam Định, các huyện lân cận đã về ký hợp đồng, bao tiêu sản phẩm ngay khi bà con thu hoạch, thu mua với giá cao hơn ngoài thị trường. Giống lạc L29 gieo trồng trên đất Yên Cường phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, tập quán canh tác nên có phẩm chất đặc trưng, năng suất cao, chất lượng tốt nên rất nhiều cơ sở thu mua về ký hợp đồng, bao tiêu sản phẩm. Mỗi năm ước tính xã Yên Cường có tổng sản lượng 1.216 tấn lạc, trong đó giống lạc L29 được bán qua các kênh của sàn thương mại điện tử đạt 60%, giá trị kinh tế đạt hơn 100 triệu đồng/ha. Ngoài ra, trên địa bàn xã đang có 31 cơ sở sơ chế, chế biến nông sản, góp phần tiêu thụ sản phẩm, giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động. Điển hình nhất là cơ sở ép dầu của ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Tâm Bình với 2 sản phẩm nổi tiếng là dầu lạc, dầu vừng nguyên chất mang nhãn hiệu An Nhiên. Năm 2020 hai sản phẩm này đã được UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao. Tại HTX Nam Cường của xã Yên Cường từ năm 2019 đã có 3 sản phẩm là rau muống, đậu bắp, dưa chuột được công nhận đạt chuẩn OOCP 3 sao. Năm 2020 HTX Nam Cường có thêm 5 sản phẩm rau là bắp cải, su hào, khoai tây, cải ngồng, cải bó xôi đã được UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt chuẩn OOCP 3 sao.

Làng quê Yên Cường hôm nay - Ảnh: Hồ Thanh

Giống lúa Bắc Thơm số 7 gieo trồng tại đất Yên Cường có chất lượng gạo tốt nên rất nhiều cơ sở thu mua ký hợp đồng bao tiêu với giá khá cao. Tổng sản lượng lúa của Yên Cường mỗi năm đạt khoảng 4.160 tấn, trong đó sản lượng lúa Bắc Thơm số 7 đã bán qua kênh thương mại điện tử gần 520 tấn, đạt tỷ lệ 50%. Giống khoai tây ở Yên Cường có ruột vàng, bở, thơm được gieo trồng tập trung thành vùng lớn với tổng sản lượng ước tính 3.118 tấn/năm. Riêng sản lượng khoai tây Marabel Yên Cường tiêu thụ qua kênh thương mại điện tử đã đạt khoảng 1.280 tấn/năm.

Ngoài sản xuất nông nghiệp, trên địa bàn xã hiện có hai công ty may thu hút khoảng hơn 2.000 lao động, có mức lương ổn định hàng tháng. Các khu công nghiệp lân cận, các tổ hợp sản xuất tại chỗ cũng tạo việc làm cho nhiều lao động. Nhờ vậy, năm 2022 mức thu nhập bình quân đầu người ở xã Yên Cường đã đạt 72,6 triệu đồng, phấn đấu đến năm 2025 đạt trên 100 triệu đồng.

NTM kiểu mẫu ở Yên Cường không chỉ mang lại diện mạo khang trang, hiện đại, đẹp mắt mà chất lượng cuộc sống người dân đã được nâng cao. Sản xuất nông nghiệp đã tạo nên thế mạnh, là sự nổi trội trong xây dựng NTM kiểu mẫu ở Yên Cường, trở thành niềm tự hào của mỗi người dân nơi đây.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22

Mô hình vườn mẫu ở xã Quảng Tiên đang được nông dân hưởng ứng

Xã Quảng Tiên đã chú trọng vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học - kỹ thuật để xây dựng vườn mẫu. Đây là giải pháp thiết thực không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
2024-05-02 15:30:00

Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình áp dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ rừng

Tỉnh Quảng Bình là địa phương có diện tích rừng lớn. Để kịp thời theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thời gian qua, ngành kiểm lâm tỉnh đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ rừng.
2024-05-02 14:25:00
Đang tải...