65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Cuộc chiến nơi 'thung lũng của những anh hùng'

2019-05-07 11:43:16 0 Bình luận
Chiều 13.3.1954, lực lượng pháo binh nổ phát súng đầu tiên vào tập đoàn cứ điểm quân địch, mở màn 56 ngày đêm của chiến dịch Điện Biên Phủ 'lừng lẫy 5 châu'.
Kéo pháo vào trận địa trong chiến dịch Điện Biên Phủ. 
Ảnh: Tư Liệu


Đã 65 năm trôi qua song với những cựu chiến binh Điện Biên, nhiều ký ức hào hùng nhưng cũng đầy bi tráng về một Điện Biên Phủ “lừng lẫy 5 châu” vẫn còn vẹn nguyên...

Những người kéo pháo

Nhìn ông Phạm Đức Cư, ít ai nghĩ cựu chiến binh thuộc Trung đoàn 367 pháo cao xạ này đã bước sang tuổi 90. Trong bộ quân phục cũ nhưng phẳng phiu (có lẽ chỉ được ông trang trọng mặc mỗi dịp đặc biệt), giọng người cựu binh ở độ tuổi “cổ lai hy” vẫn sang sảng giữa sảnh hội trường ồn ào, khi ông nói với cánh phóng viên về nhiệm vụ đầu tiên của tiểu đoàn mình lúc tới lòng chảo Mường Thanh.

Đó là những ngày giữa tháng 1.1954, Tiểu đoàn 394 thuộc Trung đoàn 367 pháo cao xạ được lệnh bỏ xe ở ngoài, dùng sức người kéo vào trận địa để đảm bảo bí mật. “Mỗi khẩu pháo nặng 2,4 tấn, để kéo được phải có từ 80 - 100 người. Đường vào trận địa mới mở, quá hẹp, dốc lớn lại thêm trời mưa ướt, lầy lội đồng thời phải kéo ban đêm không được soi đèn, chỉ cần sơ suất một li là cả pháo và người văng xuống vực thẳm”, cựu chiến binh Điện Biên nhớ lại.

Thế nhưng sau 9 ngày “quần áo lấm lem bùn đất, chân tay xây xát máu me, hai mắt trũng sâu vì thiếu ngủ” để kéo pháo vào trận địa, ông Cư cùng đồng đội lại nhận được lệnh kéo pháo ra để chuyển từ phương châm đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc theo sự chỉ huy của Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Đêm 1.2.1954, những chàng trai tuổi ngoài đôi mươi lại bắt đầu hành trình kéo pháo ra trong làn đạn của quân thù. Cũng trong đêm đó, ông Cư chứng kiến sự hy sinh của người đồng đội Tô Vĩnh Diện khi anh cùng đồng đội cố gắng cứu khẩu pháo bị đứt dây tời chủ, lộn vòng xuống dốc. “Khi đồng đội xuống cứu, anh Tô Vĩnh Diện chỉ hỏi: “Pháo có làm sao không?” rồi hy sinh”, ông Cư nhớ lại, rồi giọng trầm xuống: “Tôi chưa từng khóc nhưng đêm hôm ấy không thể cầm được nước mắt. Tiểu đoàn 394 chúng tôi cùng mặc niệm anh giữa cánh rừng u tối, không có một nén hương, chỉ có gió rừng ào ạt và những hạt sương đêm như giọt lệ nhỏ xuống nấm mồ anh”.
Nhưng sự hy sinh, vất vả của ông Cư và đồng đội không thừa. Sau thời gian chuẩn bị “đánh chắc, tiến chắc”, chiều 13.3.1954, chính lực lượng pháo binh đã nổ phát súng đầu tiên vào tập đoàn cứ điểm quân địch, mở màn 56 ngày đêm của chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy 5 châu”. Song đường tới hầm De Castries không phải dễ dàng.

 

 

Kéo pháo vào trận địa trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Ảnh: Tư Liệu


Trận chiến đồi A1

Cựu binh Nguyễn Hữu Chấp năm nay cũng đã gần 90 tuổi, thuộc Đại đội 209, Tiểu đoàn 166, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 (nay là Sư đoàn 312), là người tham gia trận đánh vào cứ điểm Him Lam - trận đánh mở màn cho chiến dịch. Ông Chấp kể, để tiến công cứ điểm này, cán bộ, chiến sĩ của đại đoàn được quán triệt là trận đánh khó khăn, phải nêu cao quyết tâm chiến đấu giành thắng lợi trận đầu. Vì vậy, ông Chấp cùng đồng đội đã viết quyết tâm thư, sẵn sàng xung phong hoàn thành nhiệm vụ ngay trong đêm 13.3. “Cả ngày bao quanh cứ điểm Him Lam, cứ nghe loa của Pháp ra rả, “Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm bất khả xâm phạm, các bạn đừng nghe lời tướng Giáp mà đánh vào. Đánh vào không còn đường về với bố mẹ”. Nhưng chúng tôi đâu có để ý. Tinh thần chiến đấu lên cao, chờ giờ nổ súng, mở màn chiến dịch”, ông Chấp nhớ lại và cho biết, chỉ sau hơn 1 giờ chiến đấu, lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” tung bay trên cứ điểm 3 và tới 22 giờ 30 phút đêm đó, “trung tâm đề kháng” Him Lam đã bị tiêu diệt, tạo niềm tin mãnh liệt cho quân ta trên tất cả các mặt trận.

 

 

 

 

"Tôi chưa từng khóc nhưng đêm hôm ấy không thể cầm được nước mắt. Tiểu đoàn 394 chúng tôi cùng mặc niệm anh giữa cánh rừng u tối, không có một nén hương, chỉ có gió rừng ào ạt và những hạt sương đêm như giọt lệ nhỏ xuống nấm mồ anh"
Ông Phạm Đức Cư, cựu chiến binh thuộc Trung đoàn 367 pháo cao xạ, nhớ về đồng đội Tô Vĩnh Diện đã hy sinh
Ảnh: Lê Hiệp


Chiều 30.3.1954, Trung đoàn 174, một trong hai đơn vị đánh công kiên giỏi nhất của quân đội bắt đầu tấn công đồi A1 - “chiếc chìa khóa” tiến vào trung tâm Mường Thanh, mở màn đợt 2 chiến dịch Điện Biên Phủ. Đại tá Vũ Đình Hòe, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 249, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316 (Sư đoàn 316) - tiểu đoàn trưởng duy nhất còn lại của 3 tiểu đoàn đánh đồi A1 năm xưa, nay đã 92 tuổi, trầm ngâm nhớ lại: “Đến đêm đó chúng tôi không giải quyết được đồi A1. Địch phản kích quyết liệt. Tôi bị thương ở chân. Sáng hôm sau, tôi chỉ còn hơn chục anh em”. Trong 38 ngày đêm ròng rã sau đó, quân Việt Minh và quân Pháp giằng co từng tấc đất. Để mở cái “chốt” cuối cùng của chiến dịch, Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định đào một đường hầm ngầm vào sâu trong lòng đồi A1, sau đó dùng bộc phá phá hủy lô cốt ngầm của địch.

“Đường tới hầm Đờ-cát”

Trong hồi ký của mình, cố đại tá Nguyễn Phú Xuyên Khung, nguyên Trưởng ban Tác chiến Trung đoàn công binh 151, người đã chỉ huy đội công binh đặc biệt với 25 chiến sĩ công binh trong 16 ngày đêm đào đường “hầm ngầm định mệnh” vào sâu trong lòng đồi A1 nhớ lại giây phút cùng đồng đội điểm hỏa khối bộc phá gần 1 tấn: “Tôi ngồi ở vị trí điểm hỏa giật tay hồi hộp chờ giây phút quyết định gây nổ khối bộc phá lớn đầu tiên trong đời. Chưa bao giờ toàn chiến trường lại yên tĩnh thế. Trung tâm Mường Thanh im lặng đến đáng sợ. Đúng lúc đó tôi nhận được bức điện từ thông tin, nội dung bức điện ngắn gọn: Gửi đội công binh đồi A1. Chúc các đồng chí thành công/Ngọc (bí danh của Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp - PV)”.

“Tôi bình tĩnh nhìn kỹ những đoạn dây của chùm nụ xòe, rồi đưa tay giật từng chiếc một cho đến tiếng “tạch” thứ 6. Một ánh chớp lóe lên, một tiếng nổ om nặng nề rung chuyển. Bụi đất bay mù mịt. Đất đá văng rào rào. Sườn đồi A1 bị phá một hố sâu hoắm đen ngòm”, hồi ký của đại tá Khung viết về thời điểm quả bộc phá phát nổ trong lòng đồi A1. Đó là lúc 20 giờ 30 ngày 6.5.1954. Quả bộc phá mặc dù không đánh sập lô cốt mẹ như dự kiến, song nó đã tạo thời cơ để bộ binh của Trung đoàn 174 (Sư đoàn 316) chiếm được cứ điểm đồi A1, mở cái “chốt” cuối cùng của chiến dịch. Chưa đầy 12 giờ đồng hồ sau đó, tướng De Castries, chỉ huy tập đoàn cứ điểm “bất khả xâm phạm” Điện Biên Phủ bị bắt.

Thế nhưng, vẫn có những người lính nằm lại trên con đường dẫn tới hầm De Castries. Đại tá Hoàng Đăng Vinh, người đã cùng 5 chiến sĩ của Đại đội 360 xông vào hầm bắt sống De Castries vào chiều 7.5.1954, trong bài viết gửi tới hội thảo kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, kể lại: “Trên đường tiến công, tôi và đồng đội tên Nhỏ gặp một chiến sĩ bị mảnh đạn pháo cắt cụt cả hai ống chân, đang lết trên mặt đất nên ngồi thụp xuống, định băng bó giúp nhưng chiến sĩ ấy hét lớn: “Đằng nào tôi cũng chết, các anh tiến lên đi, thời cơ đến rồi!”. Tôi và Nhỏ đành gạt nước mắt, xốc súng tiếp tục băng lên phía trước... Chúng tôi nhanh chóng tiến qua cầu sắt Mường Thanh. Khi qua cầu, chúng tôi bị súng 12,7 m của địch ở bên kia cầu bắn lướt qua thành cầu, cản đường tiến. Đồng đội tôi có người ngã xuống ngay đầu cầu khi giờ khắc chiến thắng đã cận kề”.

 

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15

Văn bản Phúc đáp của Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc Phòng

Ngày 30/7/2024, Tạp chí điện tử Hòa nhập nhận được Đơn đề nghị ghi ngày 23/7/2024 của cựu chiến binh (CCB) Trương Công Ninh (Sinh năm 1954), đối tượng hưởng trợ cấp chất độc hóa học dioxin; hiện đang ngụ tại số nhà 18 đường Trương Đăng Quỹ, tổ dân phố Đông Trung, thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
2024-09-18 18:57:28
Đang tải...