An Giang: Hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn đáp ứng vốn kịp thời cho kinh tế địa phương

2023-02-19 17:19:06 0 Bình luận
Chiều 17/2, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh An Giang tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2023.

Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công Thương, Văn phòng Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và lãnh đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh An Giang Nguyễn Tuấn Dũng đã khái quát về kết quả thực hiện nhiệm vụ của ngành Ngân hàng cùng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Năm 2022, hệ thống ngân hàng An Giang đã nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả các lĩnh vực hoạt động, đảm bảo an toàn, hướng tới sự tăng trưởng bền vững bên cạnh việc tổ chức thường xuyên các chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; các chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ và NHNN. Bài toán này được hệ thống ngân hàng An Giang hóa giải hợp lý, trong đó đã tập trung thực hiện tích cực các giải pháp tín dụng, các giải pháp hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, góp phần vào sự phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế.

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh Trọng Triết

Theo đó, hoạt động lưu thông tiền tệ trên địa bàn an toàn, thông suốt. Bằng những chỉ đạo quyết liệt, có hệ thống và đồng bộ các giải pháp kết quả đến 31/12/2022 vốn huy động trên địa bàn tăng trưởng đạt 63.050 tỷ đồng, tăng 7,88% so cuối năm 2021. Trong đó, huy động vốn trên 12 tháng đạt 18.226 tỷ đồng, chiếm 28,91% tổng số dư vốn huy động. Tổng dư nợ cấp tín dụng đến 31/12/2022, đạt 102.076 tỷ đồng, tăng 11,41% so với cuối năm 2021. 

Nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng tín dụng trên địa bàn với tốc độ tăng trưởng GRDP chiếm (102.076 tỷ đồng/100.494 tỷ đồng) chiếm 101,57%. Qua đây cho thấy, vốn đầu tư phát triển kinh tế -  xã hội tỉnh An Giang có sự đóng góp rất lớn của hệ thống ngân hàng trên địa bàn.

Chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng trên địa bàn đạt khá tốt, nợ xấu chỉ chiếm 0,98%/tổng dư nợ. Cơ cấu tín dụng giữa đồng nội tệ, ngoại tệ; giữa ngắn hạn với trung và dài hạn đảm bảo, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn của hệ thống ngân hàng trên địa bàn. Tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh là động lực tăng trưởng kinh tế.

Hệ thống ngân hàng An Giang đã tổ chức thực hiện tốt chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gắn với giải ngân gói tín dụng hỗ trợ kinh doanh phục hồi và tăng trưởng bằng các chương trình cụ thể gắn với cơ chế chính sách của Chính phủ, UBND tỉnh và NHNN. Chủ động làm tốt công tác thông tin truyền thông; tư vấn khách hàng; rà soát, phân loại dư nợ khách hàng thuộc nhóm lĩnh vực hỗ trợ đối với các khoản giải ngân, cho vay từ ngày 1/1/2022. Trên cơ sở đó đối chiếu, kiểm tra điều kiện và thông tin cho khách hàng tiếp cận gói hỗ trợ.

Hệ thống ngân hàng An Giang đã tổ chức triển khai, thực hiện kịp thời các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh và của Thống đốc đến các tổ chức tín dụng về việc triển khai chương trình HTLS 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỷ đồng. Đồng thời kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. Qua đó, các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn đã thực hiện giải ngân HTLS với dư nợ tín dụng là 460.558 triệu đồng cho 06 khách hàng, số tiền HTLS là 1.233 triệu đồng.

Song hành cùng với tín dụng thương mại, các chương trình tín dụng chính sách tiếp tục được triển khai thực hiện hiệu quả, góp phần quan trọng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã đẩy mạnh cho vay 20 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ 4.119 tỷ đồng, tăng 11,7% so cuối năm 2021. Trong đó, dư nợ cho vay tập trung ở 18 chương trình tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi tập trung vào các đối tượng cho vay là hộ nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, mua nhà ở trả chậm; cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất...

Về hoạt động của tổ chức tài chính vi mô chi nhánh CEP Long Xuyên đã cho công nhân và người lao động vay, nhằm hạn chế “tín dụng đen” với 3.075 lượt khách hàng, dư nợ cho vay đạt hơn 66 tỷ đồng.

Nhìn chung, hệ thống ngân hàng An Giang đã chủ động, tích cực đẩy mạnh hoạt động cho vay, đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh sản xuất chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán; đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn của các chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực theo chủ trương của Chính phủ và của địa phương, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp để tiếp cận vốn dễ dàng.

Về công tác thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), năm 2022, NHNN chi nhánh tỉnh đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục đẩy mạnh thực hiện TTKDTM; đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công, thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội; giải quyết kịp thời các khiếu nại, đề nghị tra soát, hỗ trợ giải quyết thanh toán nhầm tài khoản… của khách hàng; xử lý kịp thời các sự cố xảy ra trong khi thực hiện các giao dịch TTKDTM để tạo sự tin tưởng cho khách hàng, dần thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt. Hiện nay đối với việc nộp thuế, phí, thu tiền điện, tiền nước, bảo hiểm xã hội, học phí, viện phí đã được thanh toán qua ngân hàng và có mức tăng trưởng nhanh.

Bên cạnh đó, năm 2022, NHNN chi nhánh tỉnh đã thực hiện tốt công tác vận động và kêu gọi hệ thống ngân hàng An Giang chung tay cùng thực hiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn luôn được hệ thống ngân hàng An Giang quan tâm và tích cực hỗ trợ đóng góp, như: Quỹ phòng chống dịch bệnh Covid-19; xây nhà Đại đoàn kết; Nhà tình thương; tặng quà Tết cho đồng bào nghèo; Tiếp sức trẻ em tới trường; Tiếp sức mùa thi; Quỹ xã hội từ thiện; Quỹ khuyến học, đóng góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt... góp phần tích cực trong việc phòng chống dịch bệnh Covid-19, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Đến hiện nay, ngành Ngân hàng trên địa bàn đã đóng góp trên 14 tỷ đồng (trong đó, Hội sở hỗ trợ trên địa bàn gần 10 tỷ đồng, các đơn vị đóng góp 4 tỷ đồng).

Năm 2023, hệ thống ngân hàng An Giang tiếp tục thực hiện các chủ trương, chính sách của ngân hàng trung ương (NHTW), UBND tỉnh An Giang, theo một số định hướng trọng tâm, như sau:

Một là, thực hiện các chỉ đạo của NHNN nhằm đảm bảo thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tăng trưởng và phát triển theo định hướng điều hành của NHNN, góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ năm 2023; gắn liền với các nhiệm vụ cơ bản về tiếp tục thực hiện và đảm bảo thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn ổn định, hoạt động an toàn, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn, dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển theo mục tiêu đã đề ra.

Hai là, hệ thống ngân hàng An Giang tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện tốt các cơ chế chính sách về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng của NHTW trong năm 2023. Đồng thời thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ tín dụng và ngân hàng trên địa bàn nhằm đảm bảo giữ ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng, giữ ổn định lãi suất, tỷ giá theo định hướng điều hành của NHTW nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cũng như tiếp tục củng cố và tạo lập niềm tin của doanh nghiệp, người dân đối với hoạt động ngân hàng.

Ba là, hệ thống ngân hàng An Giang tổ chức thực hiện nhiệm vụ về thúc đẩy phát triển kinh tế nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn, dịch vụ ngân hàng cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh. Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình tín dụng của Chính phủ, của NHTW và UBND tỉnh; các chương trình tín dụng chính sách; tín dụng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân thuê; phát triển tài chính toàn diện; tín dụng xanh… góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và hạn chế “tín dụng đen”.

Bốn là, nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ và cải cách hành chính. Đây là nhiệm vụ quan trọng và tạo điều kiện phát huy hiệu quả các yếu tố nguồn lực cho phát triển; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiết giảm chi phí, thời gian và nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả kinh doanh. Đồng thời góp phần quan trọng và có tác động tích cực đến thực hiện yêu cầu về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cũng như nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Năm là, tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc công tác quản lý nhà nước về thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn An Giang nhằm đảm bảo các TCTD tăng cường thực hiện kỷ cương, kỷ luật thị trường, tăng trưởng hoạt động an toàn, bền vững, từ đó tiếp tục đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của tỉnh An Giang với vai trò là chủ thể của ngành dịch vụ cũng như đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn An Giang tăng trưởng và phát triển./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Năm 2025 là bản lề để ROX Key tăng tốc

Giữa bối cảnh kinh tế nhiều biến động, ROX Key vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định và đặt mục tiêu bước vào giai đoạn tăng tốc với định hướng trở thành Nhà cung cấp giải pháp toàn diện cho khách hàng hàng đầu Việt Nam.
2025-04-19 10:23:54

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH

Về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng tại Nghị định số 75 2024 NĐ-CP ngày 30/6/2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho hay, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2024.
2025-04-18 19:45:00

HNM TP.Huế tổ chức các hoạt động kỉ niệm 56 năm ngày thành lập Hội người mù Việt Nam

Thực hiện chương trình kế hoạch công tác năm 2025 của Hội Người mù thành phố Huế đã đề ra, nhằm giúp đỡ, động viên hội viên, các cháu trẻ em mù nhân kỉ niệm 56 năm ngày thành lập Hội người mù Việt Nam (17/4/1969-17/4/2025) và kỉ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4, Hội người mù thành phố Huế đã tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của các cá nhân hảo tâm để đẩy mạnh công tác chăm sóc, giúp đỡ cho hội viên về vật chất lẫn tinh thần.
2025-04-18 19:25:20

ABBANK tổ chức thành công Đại hội Cổ đông năm 2025

Ngày 18/4, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoặch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.
2025-04-18 17:47:17

Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu - Nét đẹp Văn hoá truyền thống Việt Nam

Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hoá truyền thống dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý, nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của mỗi dân tộc, làm nên sức sống mãnh liệt, giúp nhân dân ta vượt qua bao thăng trầm và sóng gió, tạo tiền đề xây dựng một Việt Nam giàu bản sắc văn hóa, hùng cường và thịnh vượng trong tương lai. Chính vì vậy, giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã và đang được đặt ra cấp bách cho toàn Đảng, toàn dân và cho cả cộng đồng.
2025-04-18 14:55:00

Công chức, viên chức Hải Dương được hỗ trợ nơi ở khi công tác tại Hải Phòng

Sau dự kiến hợp nhất tỉnh Hải Dương và TP.Hải Phòng, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng vừa có ý kiến về việc bố trí nơi ở cho cán bộ, công chức, người lao động tỉnh Hải Dương khi làm việc tại Hải Phòng.
2025-04-18 09:00:13
Đang tải...