Ăn Tết với bệnh nhân tâm thần

2016-02-14 09:23:30 0 Bình luận
Với những bác sĩ và điều dưỡng của Bệnh viện Tâm thần, có lẽ những ngày mùa đông và nhất là ngày Tết, với họ nỗi buồn nhiều hơn niềm vui.
 

Bệnh nhân tâm thần đang điều trị tại BV Tâm thần trung ương 1

Ăn Tết ở nơi không biết vui hay buồn

Không giống những bệnh viện khác, ngày tết ở Bệnh viện Tâm thần là không khí u uất, với những người không biết vui, biết buồn. 

Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 nằm ở Thường Tín, cách trung tâm Hà Nội 30km. Bệnh viện có không gian rộng và nhiều cây xanh, nhà thưa thớt nên những ngày Tết bệnh viện càng vắng lặng hơn.

 
 

 

Vào những ngày này, bệnh nhân vãn hơn vì gia đình đã đến và đón họ về quê ăn Tết. Chỉ còn những bệnh nhân bị gia đình bỏ rơi thực sự. Bác sĩ Lê Thị Thanh Thu - trưởng khoa bán cấp tính Nam chia sẻ, đa số bệnh nhân ở lại là những người bị bệnh nặng, nhà nghèo. Hầu như chẳng có ai ghé vào thăm mà chỉ có điều dưỡng với bệnh nhân làm bạn với nhau.

Dù được chia ca, chia kíp nhưng những điều dưỡng ở đây cũng vật lộn chí chết với bệnh nhân. Chăm bệnh nhân tâm thần ngày Tết khổ hơn ngày thường vì cứ xểnh ra, bệnh nhân ăn nhiều là rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy. 

Một lý do nữa là cuối năm nhiều tổ chức từ thiện vào cho bánh kẹo, cho thêm đồ ăn. Họ càng ăn nhiều hơn và cũng chẳng biết phân biệt đồ ôi, thiu hay thực phẩm lành, nên rất dễ rước bệnh vào người.

Bởi thế, theo bác sĩ Cương, nhiều đơn vị đến xin tài trợ bánh chưng, giò chả cho bệnh nhân nhưng bệnh viện từ chối bởi vì lý do trên. Hầu hết thực phẩm cho bệnh nhân, bệnh viênphải đặt ở cơ sở quen thuộc và uy tín.  

Vào thời khắc giao thừa, với những người trực, điều thực sự buồn nhất là họ chỉ biết đón giây phút giao thừa trong phòng bệnh, vô thức như những người bệnh, không cảm nhận được khoảnh khắc sang xuân thế nào. 

Thạc sĩ La Đức Cương - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần trung ương 1 kể, những ngày Tết bệnh viện có từ 200 - 250 bệnh nhân ở lại ăn tết. Trong đó có số ít bệnh nhân là mới nhập viện đang trong giai đoạn điều trị tích cực nên không về được nhà. Cũng có trường hợp bệnh nhân nặng quá, còn đa số là người thân không đến đón về.

Nói đến Tết ở Bệnh viện tâm thần, bác sĩ Cương tâm sự "như chăm trẻ con". Năm nào bệnh viện cũng lên kế hoạch trực tết từ vài tháng trước. Ngày thường bệnh nhân chỉ được ăn 20 nghìn đồng/ngày thì đến ngày Tết bệnh nhân được ăn 80 nghìn đồng/ngày. Ở đây cũng có bánh chưng, thịt gà, thịt nướng, giò chả. Với số tiền 80 nghìn đồng, bác sĩ Cương chia sẻ: "Nhiều khi bệnh nhân ăn cũng không hết. Bệnh viện lại tính toán giữ lại để ra Tết bồi dưỡng thêm cho bệnh nhân".

Bác sĩ cũng thơ thẩn

Bác sĩ Lê Đào Nghĩa – Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương - xúc động kể lại, ông có hơn 20 năm làm bác sĩ tâm thần tại Bệnh viện tâm Thần Hà Nội ở Sài Đồng, Long Biên. Cứ mỗi dịp mùa xuân đến, cái không khí lạnh lẽo cuối mùa đông làm ông buồn và trầm mặc hơn cả. Thế nên, cả bác sĩ lẫn bệnh nhân, thường dành thời gian những buổi chiều cuối năm để làm thơ.

Bác sĩ Nghĩa kể về một nữ bệnh nhân mà ông day dứt nhất. Chị từng là một bác sĩ giỏi, một cô gái xinh đẹp. Nhưng vì trầm cảm lâu ngày chị sinh ra bệnh tật trái khoáy. Căn bệnh chị mắc phải không là bệnh nan y nào mà đó là tâm thần.

Ngày trước, người ta sợ bệnh nhân tâm thần như sợ những hung thần. Họ cứ nghĩ bệnh nhân tâm thần rất ghê gớm, nên thường bỏ rơi bệnh nhân. Nữ bác sĩ kia cũng không nằm ngoại lệ.

Không có người thân đến chăm sóc, không có ai hỏi han ngoài các điều dưỡng và bác sĩ. Cuối cùng nữ bệnh nhân đã tìm đến cái chết. Điều ấy để lại ám ảnh rất nhiều cho các y bác sĩ chuyên ngành tâm thần.

Tại Trung tâm Chăm sóc bệnh nhân tâm thần tỉnh Thái Bình cũng tương tự. Hầu hết bệnh nhân ở đây là những người tâm thần không hồi phục vì họ đã đi chữa ở rất nhiều nơi. Họ được gia đình đưa đến đây để nhà nước nuôi và hầu như là sống đến hết đời ở đây. 

Những ngày Tết, nhân viên của trung tâm vẫn trực để phục vụ và chăm sóc người bệnh. Anh Quý, điều dưỡng của Trung tâm, cho biết hầu hết bệnh nhân ở lại đây ăn tết. Những câu chuyện nửa khóc, nửa cười ngày Tết cũng trở thành niềm vui với những điều dưỡng phải trực Tết ở đây. 

Có năm, bệnh nhân được người thân gửi quà, gửi bánh chưng, họ bịt kín cho vào chiếc thùng và để dành đến tuần sau mới mở ra ăn, lúc đó đồ đã hỏng. Có người nhất quyết đòi nghe tiếng pháo nổ, hay có người khóc như đứa trẻ đòi mẹ cho đi chơi.

Bệnh nhân tâm thần ở đây cũng có người biết hát, người biết múa và người biết vẽ. Họ lúc tỉnh lúc mơ và khi nói đến Tết thì ai cũng hào hứng hát hò, nhảy múa vì ngày tết họ được ăn bánh chưng, được tiền lì xì. Những người tỉnh táo hơn họ được ra chợ Tết được hưởng chút không khí ngày Tết. 

Khi cánh cổng của trung tâm đóng cửa là thế giới của những người điên bị thu nhỏ lại. Khoảng cách của đường phố tấp nập Tết với cái không khí hiu hắt trong trung tâm càng não nề hơn.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Công ty TNHH Kinh doanh Vận tải Sơn Tùng chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

Ngày 20/9, đại diện Tạp chí Đời sống và Pháp luật, Công ty TNHH Kinh doanh Vận tải Sơn Tùng và Công ty Unicorn Ultra đã đến thăm hỏi và tặng quà cho đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại do bão, lũ gây ra.
2024-09-22 10:00:00

Quảng Ninh: Tổng kết công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3 - Xây dựng Đề án khôi phục tái thiết lại tỉnh sau bão

Sáng 21/9, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Hội nghị được truyền hình trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện và 177 điểm cầu cấp xã. Trước khi diễn ra hội nghị, các đại biểu đã thành kính dành một phút mặc niệm các nạn nhân bị thiệt mạng do cơn bão số 3.
2024-09-21 20:09:05

Thành phố Hạ Long: Trên 1,5 vạn phụ nữ thành phố chung tay khắc phục hậu quả do bão số 3

Nhằm khắc phục hậu quả sau bão số 3, chung tay dọn dẹp vệ sinh môi trường, các công trình thiết yếu, đường giao thông công cộng và khu các dân cư, các bãi biển để sớm ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ và đón khách du lịch. Ban Thường vụ Hội LHPN Thành phố Hạ Long phát động “Chương trình ra quân tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (YAGI)”
2024-09-21 19:55:35

Cô học trò nhỏ vùng cao đạt ước mơ ĐH sư phạm với trung bình hơn 9 điểm

Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vừa qua, ba môn thi khối C của em Nguyễn Thị Ánh Nguyệt đạt 27,5 điểm (Lịch sử 8,75 điểm, Địa lý 9,5 điểm và Ngữ văn 9,25 điểm). Nguyệt đã trúng tuyển vào Khoa Sư phạm Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Huế.
2024-09-21 10:05:00

Nhà báo Vũ Phong Cầm được khen trong khắc phục bão số 3

Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) tổ chức Hội nghị tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, khen thưởng tập thể-cá nhân có thành tích dọn dẹp vệ sinh môi trường. Thành phố đã khen thưởng một số nhà báo đồng hành với địa phương khắc phục hậu quả thiên tai; trong đó có Nhà báo Vũ Phong Cầm, phóng viên Báo Xây dựng.
2024-09-21 09:56:21

Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn

Sáng 21/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
2024-09-21 09:48:13
Đang tải...