Áp chuẩn GMP: Thực phẩm chức năng sẽ an toàn?

2018-10-03 09:10:24 0 Bình luận
Hiện nay, cả nước có khoảng trên 4.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN), thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK), tuy nhiên chưa có một quy chuẩn nào về quy trình sản xuất nhóm mặt hàng này. Theo quy định, đến ngày 1/7/2019, (tức là chưa đầy một năm nữa), các cơ sở sản xuất trên phải đạt điều kiện GMP thì mới được tiếp tục hoạt động.

Đến tháng 7/2019, sẽ chỉ còn khoảng 300 cơ sở sản xuất TPCN đạt chuẩn GMP được tiếp tục hoạt động. Ảnh: VGP/Hiền Minh


Sẽ chỉ còn khoảng 300 cơ sở sản xuất TPCN

GMP (Good Manufacturing Practices) tức là hướng dẫn thực hành sản xuất tốt, áp dụng đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm nhằm kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng sản phẩm từ khâu thiết kế, xây lắp nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến; điều kiện phục vụ, chuẩn bị chế biến đến quá trình chế biến; bao gói, bảo quản và con người điều khiển các hoạt động trong suốt quá trình gia công, chế biến.

Theo các tiêu chí trên khi đạt GMP, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, qua kiểm tra thực tế hiện nay, đến tháng 7/2019, khả năng cả nước sẽ có khoảng 300 cơ sở sản xuất TPCN, TPBVSK đạt đủ điều kiện GMP để tiếp tục hoạt động.

TS Phạm Hưng Củng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cho biết, nếu như năm 2000, nước ta mới chỉ có khoảng 63 sản phẩm TPCN của 13 cơ sở nhập khẩu vào Việt Nam thì đến nay cả nước đã có tới 4.190 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh với khoảng 10.930 sản phẩm đang lưu hành. Có hơn 90% nhà thuốc trên toàn quốc đang bán TPCN.

Sự phát triển “thần tốc” này khiến việc kiểm soát hoạt động kinh doanh TPCN, TPBVSK đang gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, nhiều đối tượng làm giả TPCN rất tinh vi như đóng gói, dán tem nhãn sản phẩm không khác gì hàng chính hãng.

Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm cũng thừa nhận, chúng ta chưa có quy định riêng về tiêu chuẩn sản xuất đối với các cơ sở sản xuất TPCN, TPBVSK mà vẫn quy định điều kiện sản xuất chung với tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm nói chung. Thực tế qua kiểm tra, rất nhiều doanh nghiệp hiện đã đạt được tiêu chuẩn GMP nhưng cũng còn rất nhiều doanh nghiệp chưa đạt tiêu chuẩn này.

Nếu kéo dài tình trạng như vậy sẽ gây mất bình đẳng trong sản xuất kinh doanh và nhất là ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. “Vì trong khi những cơ sở muốn đạt GMP phải đầu tư rất lớn thì nhiều cơ sở chỉ cần thuê một căn hộ, một nhà xưởng lụp xụp, trang bị một vài thiết bị đóng gói… là đã sản xuất TPCN và đưa sản phẩm ra thị trường, người tiêu dùng không biết đâu mà lần”, ông Nguyễn Thanh Phong chia sẻ.

Siết chặt GMP cả DN trong và ngoài nước

Theo lộ trình thực hiện GMP theo quy định, nếu sau ngày 1/7/2019, các cơ sở không đạt tiêu chuẩn GMP thì sẽ không được phép tiếp tục sản xuất, kể cả doanh nghiệp ở nước ngoài vào Việt Nam cũng phải thực hiện, nếu không thực hiện quy chuẩn này sẽ không được vào Việt Nam.

“Đây sẽ là cuộc chơi bình đẳng vì nếu doanh nghiệp nước ngoài không thực hiện thì cũng không thể vào Việt Nam. Với tiêu chuẩn GMP thì tình trạng làm ăn gian dối, đưa chất này chất kia vào trong TPCN sẽ bị loại bỏ, tình trạng cơ sở chỉ mấy mét vuông cũng sản xuất TPCN sẽ được chấm dứt để tạo thị trường lành mạnh và an toàn cho người tiêu dùng", ông Trần Văn Châu, Thanh tra Cục An toàn thực phẩm cho biết.

Với những sản phẩm còn lưu hành trong kho chưa kịp tiêu thụ hết trước ngày 1/7/2019, theo ông Trần Văn Châu, những sản phẩm này vẫn có thể sử dụng như bình thường – trong thời gian 24 tháng sau ngày 1/7/2019.

Đồng tình với ý kiến trên, ông Nguyễn Hưng Củng cũng khẳng định, nếu doanh nghiệp không đáp ứng được tiêu chuẩn của GMP có nghĩa doanh nghiệp không thể xuất khẩu sang các thị trường khác thuộc ASEAN, chưa nói đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn tại các thị trường như Mỹ, châu Âu...

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết, khi áp dụng GMP đối với các cơ sở sản xuất TPCN, TPBVSK, người dân không lo thiếu sản phẩm, mà khi đó người tiêu dùng càng có thêm nhiều sự lựa chọn an toàn hơn, chất lượng hơn, các cơ sở cũng sẽ cạnh tranh nhau lành mạnh hơn.

Đối với những doanh nghiệp không kịp chuẩn bị cơ sở đạt GMP đến tháng 7/2019, theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, trước mắt, các doanh nghiệp này có thể chuyển nguyên liệu đạt chuẩn sang các cơ sở đạt GMP để gia công sản phẩm của mình.

Đặc biệt, từ nay đến cuối năm 2018, Cục An toàn thực phẩm sẽ tăng cường hậu kiểm các cơ sở sản xuất TPCN, trong đó chú trọng kiểm tra các cơ sở đăng ký địa điểm sản xuất tại các ngõ ngách, hẻm.

Theo TS Phạm Hưng Củng, Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển TPCN với hơn 4.000 thảo dược, 9.000 cây làm thực phẩm truyền thống. Kết hợp với sự phát triển của công nghệ, Việt Nam có nhiều điều kiện để đưa thảo dược thành sản phẩm cho chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. Vấn đề là làm sao tổ chức sản xuất, quản lý, tổ chức thị trường, marketing...

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

NNƯT Trần Thị Huệ: Cống hiến cả cuộc đời để gìn giữ văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu

Nghệ nhân ưu tú Trần Thị Huệ sinh năm 1958 ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Bà sinh ra trong một gia đình “cha truyền con nối”, nhiều đời có “căn quả” hầu đồng.
2024-09-30 13:36:28

Trực Tuấn (Trực Ninh, Nam Định) xứng danh vùng quê kiểu mẫu

Sau khi đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, xã Trực Tuấn tiếp tục xây dựng NTM bền vững, thiết thực góp phần xây dựng Trực Ninh đạt chuẩn huyện NTM nâng cao năm 2024. Nổi bật nhất ở Trực Tuấn hiện nay là thực hiện công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường.
2024-09-30 08:54:00

Những thời khắc quan trọng ngày Giải phóng Thủ đô

Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng, khẳng định thắng lợi hoàn toàn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng thời mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long- Đông Đô - Hà Nội.
2024-09-30 08:14:44

Ô tô, xe máy đi thế nào sau vụ sạt lở đất ở Hà Giang?

Tối 29/9, Sở GTVT Hà Giang đã ra thông báo phân phân luồng giao thông do sạt lở taluy dương trên Quốc lộ 2 đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang.
2024-09-30 00:31:29

Sau những vụ TNGT học sinh, CSGT mở cao điểm xử lý vi phạm liên quan học sinh

Từ 1/10 đến 31/10, lực lượng CSGT tăng cường xử lý hành vi vi phạm giao thông với lứa tuổi học sinh, người giao phương tiện cho các em khi chưa đủ điều kiện điều khiển.
2024-09-30 00:14:39

Điều kiện chuyển công tác từ Quân đội nhân dân sang Công an nhân dân

Theo quy định tại Thông tư số 21/2023/TT-BCA và Thông tư số 62/2023/TT-BCA, để được tiếp nhận vào Công an nhân dân, cần đáp ứng các tiêu chuẩn về nhu cầu biên chế, trình độ chuyên môn, tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và sức khỏe. Việc xét tuyển sẽ do Hội đồng kiểm tra của Công an địa phương thực hiện theo quy trình quy định.
2024-09-29 23:54:12
Đang tải...