Bà chủ cụt chân, chống nạng mở nhà hàng trên khu phố sầm uất bậc nhất Đà Nẵng

2022-03-09 16:55:13 0 Bình luận
Từ một nhân viên phục vụ trong quán cà phê, chị Thảo đã mạnh dạn bứt phá bản thân, trở thành bà chủ nhà hàng bánh ngọt, cà phê... và tạo việc làm cho người khuyết tật.

Chị Hồ Thị Phương Thảo (42 tuổi) sinh ra tại vùng quê nghèo xã Đại Quang (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam). Trong một  tai nạn, chân của chị bị nhiễm trùng, trở nặng đến mức chị cắt chân. Sau khi bình phục, chị Thảo tập đi trên đôi nạng gỗ, ra Đà Nẵng để kiếm sống vì không muốn dựa dẫm bố mẹ.

Tại Đà Nẵng, chị làm đủ thứ nghề để kiếm tiền trang trải cuộc sống, dành dụm tiền gửi về cho gia đình. Đến năm 2005, cơ duyên giúp chị gặp gỡ với chủ tiệm bánh hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật rồi trở thành nhân viên ở đó.

Chị Thảo và nhân viên (Ảnh: Dân trí)

Năm 2018, vợ chồng chủ tiệm về nước và sang nhượng lại quán. Cô gái tật nguyền từ lâu ấp ủ kế hoạch mở một tiệm cà phê, vì thế đã đánh bạo mở tiệm, tạo việc làm cho những người câm điếc. Chị Thảo đã tìm đến một người bạn người Canada đang mở trung tâm tiếng Anh ở Đà Nẵng để thuyết phục, cùng nhau khởi nghiệp quán cà phê Happy Heart.

Thời điểm đó, tiệm được đặt ở tầng 1 của trung tâm tiếng Anh, nhân viên ở quán là những đồng nghiệp từng cùng làm việc với chị Thảo. Nhờ những kinh nghiệm khi làm ở chỗ cũ, chị bắt đầu gây dựng một mái nhà dành cho những nhân viên khuyết tật.

Đến năm 2019, người bạn của chị về nước, chị tiếp quản lại Happy Heart, chuyển mặt bằng về khu phố du lịch An Thượng, tiếp tục đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho những người có nhu cầu.

Nhìn bề ngoài, không ai biết đây là một nhân viên bị câm điếc (Ảnh: Dân trí)

Trước thời điểm dịch bệnh bùng phát, Happy Heart có khoảng 15 nhân viên khuyết tật câm điếc bẩm sinh, đảm nhiệm tất cả các vị trí ở nhà hàng. Chị Thảo cũng dành khu vực tầng 3 của nhà hàng để làm chỗ ở cho các nhân viên.

"Các bạn câm điếc rất khó kiếm được một công việc ổn định bởi các bạn đều gặp khó khăn trong giao tiếp. Ở Happy Heart, ngoài đào tạo nghề, tôi còn hướng dẫn các bạn những kỹ năng, kiến thức trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, dạy cả ngôn ngữ cử chỉ để các bạn giao tiếp với nhau", chị Thảo nói.

Bà chủ cho hay, việc đào tạo người tàn tật quả thực khó khăn và tốn nhiều thời gian. Trong đó, khó khăn nhất đó làm hướng dẫn các bạn tuân thủ theo nguyên tắc, nề nếp để tạo ra phong cách làm việc chuyên nghiệp nhất.

"Mong muốn của tôi là nếu không còn làm việc ở đây, các bạn có thể dễ dàng xin được công việc ở nơi khách hoặc mở cửa hàng kinh doanh riêng với những kiến thức, kỹ năng được đào tạo", chị Thảo nói. 

Hiện Happy Heart đang sản xuất bánh mì để bỏ cho các nhà hàng trên địa bàn, đồng thời, phục vụ đồ ăn, thức uống cho đa phần khách là người nước ngoài đang sinh sống ở Đà Nẵng.

Dịch bệnh khiến việc kinh doanh của Happy Heart ảnh hưởng rất nhiều. Giữa lúc nhiều chủ quán lựa chọn đóng cửa để không tốn tiền thuê nhà, tiện điện nước…, chị Thảo vẫn duy trì hoạt động để các nhân viên có công việc ổn định.

Được biết, ngoài kinh doanh cà phê, Happy Heart cũng đều đặn hỗ trợ các bữa ăn dinh dưỡng cho các em nhỏ chất độc màu da cam ở các trung tâm bảo trợ của Hội Nạn nhân chất độc da cam Đà Nẵng. Bên cạnh đó, chị  Thảo cũng kết nối để tìm kiếm các nguồn tài trợ từ bạn bè, các mạnh thường quân để hỗ trợ các hoạt động của trung tâm, tìm kiếm các tình nguyện viên người nước ngoài để dạy các kỹ năng như hát, múa, vẽ, làm đồ thủ công… cho các em nhỏ ở đây.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Đài Trang (quê ở thị xã Cửa Lò, Nghệ An) cũng là tấm gương vượt khó, khởi nghiệp. Chân trái teo cơ sau trận ốm bại liệt năm 3 tuổi đã hạn chế khả năng đi lại của chị. Thế nhưng, tinh thần ham học đã giúp chị vượt qua thử thách. 

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, chị thi và đậu vào Trường trung cấp công nghệ thông tin Nghệ An (đóng tại thành phố Vinh, Nghệ An). Suốt 3 năm học, chị phải thuê trọ gần trường và bắt đầu sống cảnh tự lập. Ra trường, chị xin vào làm văn thư tại một trường cấp 2 ở Hà Tĩnh. Nhưng vì đồng lương ít ỏi, làm được gần 2 năm thì chị xin nghỉ việc. Những năm tháng sau đó, chị làm đủ nghề, từ nhân viên công ty truyền thông đến nhân viên chăm sóc khách hàng của Viettel.

Đầu năm 2011, chị Trang quyết định vay mượn bạn bè và người thân 200 triệu đồng để mở quán cà phê, nhưng sau 3 năm kinh doanh thì bị lỗ vốn. Không nản chí, chị Trang lại về quê nhà ở Nghệ An, tìm đến một quán lẩu nổi tiếng ở thành phố Vinh học nấu ăn. Nhìn cô gái tật nguyền kiên nhẫn “làm phiền”, chủ quán cuối cùng quyết định bán lại “menu” cho cô.

Quán cà phê hoạt động rất hiệu quả, khách tìm tới ngày một đông. Sau một năm, chị mạnh dạn mở rộng kinh doanh, phát triển nhà hàng ăn uống. Hiện nhà hàng này đang tạo việc làm cho 30 nhân viên và 1 đầu bếp, lương trả cho người thấp nhất là 5 triệu đồng, cao nhất 16 triệu đồng/tháng.

Tháng 9/2017, chị Trang tiếp tục mở thêm một nhà hàng mới và làm ăn khá phát đạt. Ngoài công việc làm ăn, chị Trang còn ấp ủ dự định xây dựng khu vui chơi trẻ em kết hợp với giáo dục giới tính để giúp các em có sân chơi và tránh các nguy cơ bị xâm hại tình dục…
 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Sân bay Vân Đồn mở đường bay Hàn Quốc

Chiều ngày 23/4, Đoàn công tác của Hiệp hội Du lịch thành phố Cheongju (Hàn Quốc) đã họp bàn với lãnh đạo Sở Văn hóa-Thông tin và Du Lịch Quảng Ninh do Thường trực Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh chủ trì, về việc xúc tiến đường bay giữa sân bay quốc tế charter Hàn Quốc đến sân bay quốc tế Vân Đồn.
2025-04-23 13:42:00

Phường La Khê cần tích cực thực hiện quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1601/UBND-ĐT về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố trong thời gian từ nay cho đến khi hoàn thành việc sáp nhập đơn vị hành chính. Tuy nhiên gần đây Tạp chí điện tử Hòa nhập có nhận được kiến nghị của một số cán bộ hưu trí, thương bệnh binh trên địa bàn quận Hà Đông về việc nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng tại phường La Khê
2025-04-23 10:00:00

Đại hội đồng cổ đông SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%

Ngày 22/4, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền.
2025-04-23 09:59:04

VPBank ghi nhận lợi nhuận tích cực trong quý I, bám sát mục tiêu tỷ đô năm 2025

PBank kết thúc quý đầu tiên của năm 2025 với các chỉ tiêu tài chính tích cực: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, tổng tài sản vượt 994.000 tỷ đồng. Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng và huy động đồng bộ ở mức cao, vượt trội so với bình quân toàn ngành. Những kết quả này bám sát kế hoạch tham vọng mà VPBank sẽ trình cổ đông thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2025.
2025-04-23 09:44:46

Hải Phòng tăng cường tuyên truyền việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp

Thành ủy Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch 455 - KH/TU về triển khai “công tác tuyên truyền việc thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
2025-04-23 07:51:50

Hải Phòng và Hải Dương xây dựng Đề án hợp nhất hai tỉnh, thành

Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương vừa có Kết luận số 555-KL/TUHP-TUHD về việc “xây dựng Đề án hợp nhất 2 tỉnh, thành; công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.Hải Phòng sau hợp nhất, nhiệm kỳ 2025 -2030”.
2025-04-23 07:18:01
Đang tải...