Búp bê dân tộc Việt - sản phẩm xuất khẩu độc đáo

2015-12-01 23:29:17 0 Bình luận
Búp bê dân tộc được làm thủ công tại trung tâm búp bê Sao Mai là một sản phẩm độc đáo, thu hút được rất nhiều sự quan tâm không chỉ trong nước mà còn nhận được sự chú ý đặc biệt của truyền thông và du khách nước ngoài. Đặc biệt hơn, những con búp bê đó được làm từ chính những đôi bàn tay khéo léo của người khuyết tật.


Hoạ sỹ Nguyễn Khánh Ngọc đang tự hào giới thiệu cho PV về sản phẩm

Họa sỹ Nguyễn Khánh Ngọc – Giám đốc Trung tâm búp bê Sao Mai là một trong những họa sỹ thiết kế đầu tiên của Việt Nam. Bà đã dành nhiều thời gian đến các bảo tàng, tìm hiểu, nghiên cứu những hình ảnh, tư liệu về trang phục của 54 dân tộc Việt Nam, cùng với sự yêu thích và những hiểu biết của mình để lên ý tưởng thiết kế sản xuất ra bộ búp bê dân tộc hết sức sáng tạo. Năm 2005, bà đã đứng ra thành lập trung tâm búp bê Sao Mai. 


Dưới bàn tay khéo léo của người họa sĩ, người thợ tài hoa, hình ảnh 54 dân tộc sống động được thể hiện rõ nét qua những cô búp bê với gương mặt, cử chỉ và đặc biệt là những trang phục mang hơi thở đặc trưng của từng dân tộc. Mỗi búp bê được trau chuốt từ chất liệu, đường nét, chi tiết đến cả vật dụng mang theo như gùi, chiêng, trống, đôi dép, khăn, mũ,đồ trang sức… Bà tâm sự: Mỗi bộ váy của búp bê đều được bà chọn lựa kỹ càng từ chất liệu vải, hoạ tiết trên miếng vải, ví dụ như búp bê áo dài của dân tộc Kinh có hoạ tiết rồng phượng thì miếng vải làm phải được chọn lựa sao cho hình ảnh rồng bay lên và vừa vặn với kích thước của búp bê... Đó chỉ là một chi tiết rất nhỏ nhưng tâm huyết của người bỏ ra quả thực không nhỏ.




Độc đáo, tinh tế, bắt mắt là vậy nhưng có lẽ điều khiến những con búp bê này trở nên đặc biệt nhất chính là bởi nó được tạo nên từ bàn tay của những em khuyết tật. Mỗi con búp bê được làm ra, gửi gắm trong đó là bao ước mơ của các em về cuộc sống.


Búp bê của từng dân tộc đều được phân chia rõ ràng vào từng hộp riêng

Bởi vậy, trong căn phòng nhỏ được gọi là xưởng may vá của trung tâm, các em đều chăm chú vào công việc mình được giao làm: em thì khâu áo, em khâu giày, em thì vẽ mặt cho búp bê... Trong các em, có người thì liệt cả hai chân, người thì bị thiểu năng trí tuệ, người thì do nhiễm chất độc da cam, cơ thể phát triển không giống người bình thường, người bị câm, người bị điếc... Thế nhưng, không khí lao động, mức độ hăng say trong công việc và niềm vui rất hồn nhiên mỗi khi hoàn thiện được một con búp bê khiến những ai chứng kiến cũng vô cùng xúc động.

Những con búp bê của Trung tâm Sao Mai dường như đều mang trong đó cái hồn riêng của từng dân tộc. Nhờ sự khổ luyện của các em và sự kiên trì của bà Ngọc, hiện nay, các em đều nhận biết để vẽ được những hình thái riêng của từng dân tộc; có dân tộc mắt to, có dân tộc mắt bé; có khi hai mẹ con đi với nhau thì phải vẽ nét mặt vui vẻ, trò chuyện; mắt lim dim khi mẹ ru con... Tất cả những chi tiết đó, bà Ngọc đều dạy cho các em.

Trung tâm là niềm tự hào, là ngôi nhà thứ hai của họa sĩ Nguyễn Khánh Ngọc và của hơn 20 thành viên.  Những sản phẩm búp bê dân tộc của trung tâm không chỉ được người Việt biết đến mà nó đã trở thành một món quà không thể thiếu với mỗi du khách nước ngoài thích văn hóa truyền thống khi sang Việt Nam du lịch.


Thành phẩm đẹp mắt sau khi trải qua rất nhiều công đoạn

Ngoài những khách sạn 5 sao lớn ở Hà Nội như: Metropole; Horizon... và các cửa hàng trong phố cổ chuyên bán đồ lưu niệm cho khách nước ngoài sử dụng những sản phẩm của trung tâm, Trung tâm Sao Mai còn được bạn bè quốc tế biết đến khi phóng sự về trung tâm một vài năm trước đã được đài truyền hình uy tín của Mỹ CNN phát trên toàn thế giới. 

Theo bà Ngọc, trong thời gian tới, trung tâm mong muốn làm tốt hơn và hoàn chỉnh hơn bộ búp bê 54 dân tộc Việt Nam, để phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách du lịch. Ngoài ra, trung tâm cũng muốn tạo ra nhiều hơn nữa những sản phẩm mới mang đậm bản sắc dân tộc, để có thể quảng bá sâu rộng hình ảnh truyền thống của đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế. 

*Thông tin liên hệ: Hoạ sỹ Nguyễn Khánh Ngọc
Số 3 & 16 Phố Thạch Cầu, Tổ 2, Quận Long Biên, Hà Nội
SĐT: 0989124069


Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân

Ngày 21/11, tại TP Hà Nội, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới, đồng tổ chức Diễn Đàn: Thực thi Luật Đất đai 2024 và các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân.
2024-11-22 12:05:00
Đang tải...