Các giải pháp để đột phá giáo dục nghề nghiệp trong năm 2018

2018-02-24 20:29:10 0 Bình luận
Năm 2018 được ngành LĐ-TB&XH xác định là năm nhiều đột phá trong giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Bộ đã ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ, gồm 18 nhiệm vụ lớn với 50 các nhiệm vụ cụ thể để triển khai các giải pháp đồng bộ từ trung ương đến các địa phương và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh những giải pháp có tính dài hạn như nâng cao chất lượng giảng viên, thu hút nhà đầu tư tư nhân và xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp.

Thực hành nghề chế biến món ăn


Những tín hiệu vui từ công tác tuyển sinh GDNN

Theo thống kê đến nay, đã có 15 bộ, ngành và địa phương rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở GDNN theo hướng sáp nhập các trường trên cùng địa bàn, giải thể trường hoạt động không hiệu quả, sáp nhập trường trung cấp vào trường cao đẳng, sáp nhập trường cao đẳng, trung cấp vào trường đại học. Đáng chú ý, hiện tại, cả nước có 1.974 cơ sở GDNN (giảm 15 cơ sở) trong đó cơ sở GDNN ngoài công lập chiếm 44%. Nhờ vậy, công tác tuyển sinh năm 2017 đã có những chuyển biến tích cực, chất lượng đào tạo được cải thiện (tỷ lệ học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt trên 70%, ở một số nghề đạt trên 90% với mức thu nhập bình quân từ 7 - 10 triệu đồng/tháng).

Đáng ghi nhận trong năm đã tuyển sinh được 2,2 triệu người, trong đó tuyển sinh trình độ cao đẳng và trung cấp là 540 nghìn người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng khoảng 1.660 nghìn người. Hỗ trợ cho khoảng 600 nghìn lao động nông thôn học nghề... Dù vậy đánh giá về chất lượng GDNN, công tác GDNN vẫn còn những mặt hạn chế như: Cơ cấu đào tạo GDNN còn bất cập, chủ yếu vẫn là trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng (chiếm 75%), trình độ trung cấp, cao đẳng chỉ chiếm khoảng 25%. Chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhiều cơ sở GDNN mặc dù đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của từng ngành, lĩnh vực cụ thể và yêu cầu của đổi mới cơ cấu kinh tế.

Tuy nhiên, hiện học sinh, sinh viên tốt nghiệp yếu về ngoại ngữ và các kỹ năng mềm như tác phong công nghiệp, khả năng làm việc theo tổ, nhóm… kỹ năng khởi nghiệp; tỷ lệ thất nghiệp của học sinh ở trình độ trung cấp, cao đẳng còn cao. Mạng lưới cơ sở GDNN còn chồng chéo, phân tán, trùng lắp ngành, nghề đào tạo; chưa hình thành được các trường chất lượng cao đạt trình độ quốc tế; chậm đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ sở GDNN công lập. Thực tế cho thấy điểm yếu nhất của giáo dục nghề nghiệp hiện nay là mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp dàn trải, chất lượng không đồng đều, tư duy bao cấp còn nặng nề. Đặc biệt, mạng lưới trung tâm dạy nghề cấp huyện rất yếu và không thực hiện được nhiệm vụ phân luồng.

Chính vì vậy để có thể đạt được mục tiêu giảm 2,5% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các cơ sở GDNN công lập, ý kiến nhiều chuyên gia cho rằng, cần phải trao quyền tự chủ đầy đủ cho các cơ sở giáo dục gắn với trách nhiệm giải trình, cơ chế đánh giá, sự kiểm soát độc lập cùng sự giám sát của xã hội, đặc biệt trao quyền tự chủ phải gắn với nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

Các giải pháp để đột phá GDNN trong năm 2018

Năm 2018, để thực hiện mục tiêu tuyển sinh đạt 2,2 triệu người, phấn đấu giảm tối thiểu 2,5% số cơ sở GDNN công lập và 2,5% cơ sở GDNN công lập. Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân, năm 2018, ngành LĐ-TB&XH xác định nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm. Đầu tháng 1/2018, Bộ đã ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ, gồm 18 nhiệm vụ lớn với 50 các nhiệm vụ cụ thể để triển khai các giải pháp đồng bộ từ trung ương đến các địa phương và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh những giải pháp có tính dài hạn như nâng cao chất lượng giảng viên, thu hút nhà đầu tư tư nhân và xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp, ba nhóm giải pháp lớn được tập trung ưu tiên bao gồm:

Thứ nhất, quy hoạch và tổ chức lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, nhà nước tập trung đầu tư có trọng điểm để có khoảng 100 trường công lập chất lượng cao vào 2020 và khoảng 200 trường vào 2030, gắn với các vùng kinh tế trọng điểm và các khu công nghiệp;

Thực hiện sáp nhập toàn bộ các trung tâm cấp huyện thành một trung tâm dạy nghề duy nhất, và gắn hoạt động các trung tâm cấp huyện với các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn; thực hiện sáp nhập và giải thể các trường hoạt động kém hiệu quả; đẩy mạnh tự chủ cho các trường gắn với phát triển các trường tư thục để tạo ra thị trường dạy nghề cạnh tranh. Bộ đang trình Thủ tướng phê duyệt quy hoạch toàn quốc; đồng thời đang phối hợp cùng các tỉnh xây dựng và triển khai các đề án tổ chức lại mạng lưới dạy nghề của địa phương. Tính đến nay, nhiều địa phương đã hoàn thành đề án quy hoạch mạng lưới trường nghề. Những địa phương triển khai nhanh như Hà Nội, Long An, Cần Thơ, Bà Rịa Vũng Tàu, Hà Giang, Đắk Lắk Quảng Ngãi, Huế, Hải Dương, Phú Thọ...

Thứ hai, đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp; coi doanh nghiệp là động lực và chìa khóa thành công trong đổi mới giáo dục nghề nghiệp. Bộ đã ban hành thông tư 29 cho phép doanh nghiệp tham gia sâu vào giáo dục nghề nghiệp; cho phép doanh nghiệp và trường cùng tuyển sinh và cùng đào tạo. Bên cạnh đó, Bộ đang xúc tiến hàng loạt chương trình đào tạo theo đặt hàng với các tập đoàn kinh tế trong bốn lĩnh vực sản xuất (Hòa Phát, Trường Hải, VinGroup), thương mại (Central Group, Hiệp hội bán lẻ), du lịch (Mường Thanh, VinGroup), công nghệ thông tin (FPT).

Các tập đoàn tham gia xây dựng chương trình đào tạo, phối hợp tuyển sinh, phụ trách đào tạo thực hành và tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp. Giữa tháng 2/2018, Bộ sẽ ban hành hướng dẫn các sở và các trường đẩy mạnh hợp tác đào tạo theo đặt hàng với doanh nghiệp. Với sự vào cuộc của 63 sở Lao động, Thương binh và xã hội, tháng 3/2018 sẽ triển khai đồng loạt hội nghị xúc tiến đầu tư của doanh nghiệp vào giáo dục nghề nghiệp và các lễ ký kết hợp đồng đào tạo theo đặt hàng giữa các trường và cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hướng đến doanh nghiệp và nhà trường cùng thống nhất chương trình đào tạo, cùng tuyển sinh, cùng đào tạo và do đó doanh nghiệp có đủ nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Xu hướng sẽ chuyển từ chọn trường sang chọn nghề và chọn nơi làm việc sau đó mới chọn trường để học. Người học được doanh nghiệp chấp nhận sơ tuyển, sẽ theo học tại trường do doanh nghiệp hợp tác đào tạo. Mô hình này rất thành công tại Đức. Với nhiều ngành nghề, nếu doanh nghiệp không hợp tác với trường, doanh nghiệp sẽ gặp khó trong tuyển dụng.

Thứ ba, hoàn thiện thể chế. Quản lý nhà nước là hoàn thiện thể chế kiến tạo phát triển cho các trường. Nghị định tự chủ sẽ được sớm ban hành sẽ cho phép các trường có nhiều tự chủ, và vận hành đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường giáo dục nghề nghiệp. Bộ ưu tiên tập trung tăng cường năng lực và kết nối cho các hiệu trưởng và cho các lãnh đạo sở Lao động, Thương binh và xã hội; cũng như tổ chức nhiều hội nghị đối thoại với các hiệu trưởng để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Xúc tiến, quảng bá Du lịch đêm Hà Nội 2024 với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”

Vào 18 giờ ngày 29/11/2024, tại không gian tuyến phố ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) sẽ khai mạc chương trình quảng bá sản phẩm du lịch "Đêm Hà Nội 2024" với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”; công bố Quyết định công nhận 3 điểm du lịch mới của Thủ đô và khai trương Tuyến tàu điện số 6.
2024-11-26 14:31:36

Tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cơ bản thống nhất chủ trương tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam.
2024-11-26 08:14:24

Hải Phòng tổng kết Nghị quyết về 'thu hồi diện tích đất giao không đúng thẩm quyền'

Thành phố Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐND về “nhiệm vụ, giải pháp thu hồi diện tích đất đã giao, cho thuê không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyền, chậm đưa vào sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích gây lãng phí tài nguyên đất”.
2024-11-26 07:37:23

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'

Chiều 25/11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
2024-11-26 07:00:00

Chiêm ngưỡng show diễn chỉ có trong thế vận hội quốc tế ngay tại Phú Quốc

Mỗi tối tại thị trấn Hoàng Hôn, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng màn trình diễn đẳng cấp quốc tế của những á quân, quán quân flyboard và jetski thế giới cùng trình diễn gần 20 phút pháo hoa, pháo nước.
2024-11-25 11:39:00

CSGT Lào Cai dùng 'mắt thần' đặc biệt đối phó xe phóng ẩu

Quá trình làm nhiệm vụ, Tổ công tác Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai đã dùng "mắt thần" phát hiện, ghi hình hàng loạt tài xế ô tô lái xe chạy quá tốc độ.
2024-11-25 11:03:24
Đang tải...