“Cái khó” chưa ló “cái khôn”…
2016-07-05 10:07:32
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Huyện Yên Thành hiện có 18 doanh nghiệp (DN) được cấp phép khai thác đá. Tuy nhiên, qua khảo sát gần đây của phóng viên, hầu hết các DN đều rơi vào tình trạng “bóc ngắn, cắn dài”, nợ chồng lên nợ…
“Quýt” làm, “cam” chịu
Tháng 2/2016, 3 DN khai thác đá ở lèn Voi (xã Nam Thành và Trung Thành) bị “vạ lây” do một số hộ dân ở xóm 1 xã Trung Thành làm đơn gửi Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đề nghị xem xét việc nổ mìn của Công ty TNHH Văn Trai gây nứt nhà ở của dân. Ngày 8/9/2015, do nổ mìn, một tảng đá khoảng 5kg từ mỏ đá của Công ty TNHH Văn Trai đã văng ra xa, rơi xuống nhà anh Nguyễn Đức Liên làm vỡ ngói và suýt nữa rơi trúng đầu 5 cháu học sinh đang chơi ở thềm nhà.
Nhận được đơn, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập Tổ kiểm tra liên ngành cùng với Sở Công thương và Sở Xây dựng về hiện trường để xác minh. Sau 2 ngày làm việc, Tổ kiểm tra đã lập biên bản yêu cầu cả 4 DN tại đây tạm đình chỉ khai thác để chờ quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An.
Sau một thời gian “cân nhắc”, ông Lê Xuân Đại- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã ký 4 quyết định xử phạt hành chính đối với cả 4 DN vì đã vi phạm kỹ thuật khai thác, quan trắc không chuẩn… DN bị phạt ít nhất là 106 triệu đồng, cao nhất hơn 200 triệu đồng.
Nhận được quyết định xử phạt, ông T, chủ 1 DN than thở: “Lúc đầu tưởng khai thác mỏ đá ngon ăn, ai ngờ đầu tư hơn chục tỷ đồng rồi mà vẫn chưa thu được lãi. Suốt ngày chỉ lo phạt, phạt, phạt!”.
Sau “cú sốc” nói trên, các DN lại bị phòng Tài nguyên huyện Yên Thành mời lên ký cam kết không được bán đá quá trọng tải cho khách, gây hỏng đường. Nếu DN nào vi phạm, huyện Yên Thành sẽ kiến nghị Chủ tịch tỉnh Nghệ An… thu hồi giấy phép khai thác mỏ. Sau buổi làm việc với phòng Tài nguyên huyện Yên Thành, một chủ DN gào lên: “Tui thấy vô lý quá! Chúng tôi chỉ biết bán, việc chở quá tải là sai phạm của nhà xe chơ sao lại bắt ép bầy tui. Các ông ấy thích dọa ai thì dọa mà được à. Tui không ký cam kết, xem các ông mần được chi tui!”... Nói xong, chủ DN này khóc tồ tồ trong điện thoại vì cảm thấy uất ức quá.
Chủ mỏ “méo mặt” vì lỗ vốn
Ông N, giám đốc Công ty T chia sẻ: “Tôi mua lại mỏ này từ năm 2012 của một người thân, tổng vốn đầu tư vào mỏ đã hơn chục tỷ đồng. Chưa tính tiền thuế các loại, mỗi tháng phải chi hơn 500 triệu đồng cho các khoản gồm: lương công nhân, tiền thuê thợ khoan nổ mìn, tiền lãi vay ngân hàng. Có lúc phải bán đá dưới mức giá thành để có tiền trang trải. Nhục lắm nhưng vẫn phải cố”.
Sau khi bị phạt, ông T, giám đốc Công ty N bức xúc: “Ông Nguyễn Duy Nhật- Phó Trưởng phòng Khoáng sản của Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ là Tổ trưởng Tổ công tác, có quyền gì mà yêu cầu chúng tôi tạm ngừng khai thác? Năm nào ông ấy chả về đây kiểm tra, sao không nhắc nhở gì mà khi nhận được đơn lại tỏ ra nghiêm túc thế?”.
Công ty TNHH Văn Trai tỏ ra khá bình tĩnh trước “sức ép” của Tổ công tác và người dân. Họ lặng lẽ nộp phạt và lặng lẽ bán đá các loại dưới giá thành sản xuất như một “ông chủ” giàu có và “chấp nhận cuộc chơi”. Thấy DN ông G bán phá giá các sản phẩm đá, ông L giám đốc Công ty C nghi ngại: “Ông này chơi ác thật! Ông ấy bán như thế là làm khó các DN khác rồi. Kinh doanh kiểu gì lạ thế? Hay ông ta cố tình cho mình chết để độc chiếm lèn Voi ?”…
Mỏ đá lèn Cò thuộc xã Đồng Thành hiện có 3 DN được cấp phép khai thác. Cả 3 DN này cũng “kêu như vạc” về những khó khăn, trở ngại trong hoạt động khai thác đá hiện nay. Một chủ DN xin dấu tên, than thở: “Chủ mỏ đá sợ nhất là dân! Dân mà kiện là tỉnh lại cử đoàn về, lại kiểm tra, lại phạt, mà họ không chỉ kiểm tra 1 DN mà “chơi” cả cụm luôn. Lại nộp phạt, lại bôi trơn. Nhục lắm!”.
Ông Lê Thành Nam- giám đốc Công ty TNHH Thành Nam đang khai thác đá tại mỏ lèn Cò khá bản lĩnh, không yêu cầu dấu tên, sẵn sàng chia sẻ: “Tui là người dám lao vào khai thác mỏ sớm nhất ở đây, nhưng giờ cũng đã ngán. Khó khăn của DN khai thác đá ở Yên Thành hiện nay là sản phẩm ế ẩm do đường sá đi lại khó khăn. Mỏ lèn Cò thì cao nên tiền công trả cho thợ khoan đắt hơn những nơi khác”.
Hỏi về các loại thuế xung quanh việc khai thác mỏ, ông Nam liệt kê: “Thuế tài nguyên, thuế môi trường, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế quyền sử dụng đất, thuế diện tích đá nằm trên đất… Tổng tiền thuế mỗi năm công ty tôi phải nộp gần 2 tỷ đồng, chưa nói Quỹ phục hồi môi trường 1,8 tỷ đồng nữa chia cho 30 năm. Gừ chà, lo bạc mặt luôn”.
Ông Nam cho biết, ông đã đầu tư gần 30 tỷ đồng cho dự án khai thác mỏ đá này. Chỉ riêng nợ ngân hàng, công ty này còn khoảng 10 tỷ đồng nữa.
Đề cập đến những bất hợp lý trong chính sách thuế, ông Nam kiến nghị: “Chi cục Thuế Yên Thành cần xem lại việc áp giá bán sản phẩm các loại đá khi tính thuế TNDN và xem lại cách tính thuế quyền sử dụng đất áp theo diện tích mỏ mà không phải là diện tích mặt bằng đất thực tế”.
Qua khảo sát việc đầu tư, khai thác đá của 7 DN tại lèn Voi và lèn Cò, chúng tôi thấy: UBND tỉnh Nghệ An cần chỉ đạo Cục Thuế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, Sở Xây dựng xem lại một số cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực này. Thực tế, các DN đang gồng mình lên để vượt qua những khó khăn, thua lỗ hiện nay do các công trình giao thông đang bị ngưng trệ vì thiếu vốn, dẫn đến sản phẩm làm ra ế ẩm.
Các đoàn kiểm tra khai thác mỏ cũng cần chia sẻ khó khăn với DN hoạt động lĩnh vực này thay vì tìm cách gây khó khăn để họ phải tính đến giải pháp “bôi trơn”, “chạy tội”. Hậu quả là các chủ mỏ rơi vào thảm cảnh nợ nần chồng chất, phá sản bất cứ lúc nào./.
Tháng 2/2016, 3 DN khai thác đá ở lèn Voi (xã Nam Thành và Trung Thành) bị “vạ lây” do một số hộ dân ở xóm 1 xã Trung Thành làm đơn gửi Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đề nghị xem xét việc nổ mìn của Công ty TNHH Văn Trai gây nứt nhà ở của dân. Ngày 8/9/2015, do nổ mìn, một tảng đá khoảng 5kg từ mỏ đá của Công ty TNHH Văn Trai đã văng ra xa, rơi xuống nhà anh Nguyễn Đức Liên làm vỡ ngói và suýt nữa rơi trúng đầu 5 cháu học sinh đang chơi ở thềm nhà.
Nhận được đơn, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập Tổ kiểm tra liên ngành cùng với Sở Công thương và Sở Xây dựng về hiện trường để xác minh. Sau 2 ngày làm việc, Tổ kiểm tra đã lập biên bản yêu cầu cả 4 DN tại đây tạm đình chỉ khai thác để chờ quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An.
Mỏ của Công ty TNHH Xây dựng Nam Thành vắng xe vào mua sản phẩm |
Sau một thời gian “cân nhắc”, ông Lê Xuân Đại- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã ký 4 quyết định xử phạt hành chính đối với cả 4 DN vì đã vi phạm kỹ thuật khai thác, quan trắc không chuẩn… DN bị phạt ít nhất là 106 triệu đồng, cao nhất hơn 200 triệu đồng.
Nhận được quyết định xử phạt, ông T, chủ 1 DN than thở: “Lúc đầu tưởng khai thác mỏ đá ngon ăn, ai ngờ đầu tư hơn chục tỷ đồng rồi mà vẫn chưa thu được lãi. Suốt ngày chỉ lo phạt, phạt, phạt!”.
Sau “cú sốc” nói trên, các DN lại bị phòng Tài nguyên huyện Yên Thành mời lên ký cam kết không được bán đá quá trọng tải cho khách, gây hỏng đường. Nếu DN nào vi phạm, huyện Yên Thành sẽ kiến nghị Chủ tịch tỉnh Nghệ An… thu hồi giấy phép khai thác mỏ. Sau buổi làm việc với phòng Tài nguyên huyện Yên Thành, một chủ DN gào lên: “Tui thấy vô lý quá! Chúng tôi chỉ biết bán, việc chở quá tải là sai phạm của nhà xe chơ sao lại bắt ép bầy tui. Các ông ấy thích dọa ai thì dọa mà được à. Tui không ký cam kết, xem các ông mần được chi tui!”... Nói xong, chủ DN này khóc tồ tồ trong điện thoại vì cảm thấy uất ức quá.
Chủ mỏ “méo mặt” vì lỗ vốn
Ông N, giám đốc Công ty T chia sẻ: “Tôi mua lại mỏ này từ năm 2012 của một người thân, tổng vốn đầu tư vào mỏ đã hơn chục tỷ đồng. Chưa tính tiền thuế các loại, mỗi tháng phải chi hơn 500 triệu đồng cho các khoản gồm: lương công nhân, tiền thuê thợ khoan nổ mìn, tiền lãi vay ngân hàng. Có lúc phải bán đá dưới mức giá thành để có tiền trang trải. Nhục lắm nhưng vẫn phải cố”.
Khu mỏ của 1 DN ở lèn Cò cũng vắng bóng khách hàng |
Sau khi bị phạt, ông T, giám đốc Công ty N bức xúc: “Ông Nguyễn Duy Nhật- Phó Trưởng phòng Khoáng sản của Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ là Tổ trưởng Tổ công tác, có quyền gì mà yêu cầu chúng tôi tạm ngừng khai thác? Năm nào ông ấy chả về đây kiểm tra, sao không nhắc nhở gì mà khi nhận được đơn lại tỏ ra nghiêm túc thế?”.
Công ty TNHH Văn Trai tỏ ra khá bình tĩnh trước “sức ép” của Tổ công tác và người dân. Họ lặng lẽ nộp phạt và lặng lẽ bán đá các loại dưới giá thành sản xuất như một “ông chủ” giàu có và “chấp nhận cuộc chơi”. Thấy DN ông G bán phá giá các sản phẩm đá, ông L giám đốc Công ty C nghi ngại: “Ông này chơi ác thật! Ông ấy bán như thế là làm khó các DN khác rồi. Kinh doanh kiểu gì lạ thế? Hay ông ta cố tình cho mình chết để độc chiếm lèn Voi ?”…
Mỏ đá lèn Cò thuộc xã Đồng Thành hiện có 3 DN được cấp phép khai thác. Cả 3 DN này cũng “kêu như vạc” về những khó khăn, trở ngại trong hoạt động khai thác đá hiện nay. Một chủ DN xin dấu tên, than thở: “Chủ mỏ đá sợ nhất là dân! Dân mà kiện là tỉnh lại cử đoàn về, lại kiểm tra, lại phạt, mà họ không chỉ kiểm tra 1 DN mà “chơi” cả cụm luôn. Lại nộp phạt, lại bôi trơn. Nhục lắm!”.
Ông Lê Thành Nam- giám đốc Công ty TNHH Thành Nam đang khai thác đá tại mỏ lèn Cò khá bản lĩnh, không yêu cầu dấu tên, sẵn sàng chia sẻ: “Tui là người dám lao vào khai thác mỏ sớm nhất ở đây, nhưng giờ cũng đã ngán. Khó khăn của DN khai thác đá ở Yên Thành hiện nay là sản phẩm ế ẩm do đường sá đi lại khó khăn. Mỏ lèn Cò thì cao nên tiền công trả cho thợ khoan đắt hơn những nơi khác”.
Với tổng vốn đã đầu tư gần 30 tỷ đồng, Công ty TNHH Thành Nam vẫn không thoát khỏi nỗi lo thua lỗ |
Hỏi về các loại thuế xung quanh việc khai thác mỏ, ông Nam liệt kê: “Thuế tài nguyên, thuế môi trường, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế quyền sử dụng đất, thuế diện tích đá nằm trên đất… Tổng tiền thuế mỗi năm công ty tôi phải nộp gần 2 tỷ đồng, chưa nói Quỹ phục hồi môi trường 1,8 tỷ đồng nữa chia cho 30 năm. Gừ chà, lo bạc mặt luôn”.
Ông Nam cho biết, ông đã đầu tư gần 30 tỷ đồng cho dự án khai thác mỏ đá này. Chỉ riêng nợ ngân hàng, công ty này còn khoảng 10 tỷ đồng nữa.
Đề cập đến những bất hợp lý trong chính sách thuế, ông Nam kiến nghị: “Chi cục Thuế Yên Thành cần xem lại việc áp giá bán sản phẩm các loại đá khi tính thuế TNDN và xem lại cách tính thuế quyền sử dụng đất áp theo diện tích mỏ mà không phải là diện tích mặt bằng đất thực tế”.
Qua khảo sát việc đầu tư, khai thác đá của 7 DN tại lèn Voi và lèn Cò, chúng tôi thấy: UBND tỉnh Nghệ An cần chỉ đạo Cục Thuế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, Sở Xây dựng xem lại một số cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực này. Thực tế, các DN đang gồng mình lên để vượt qua những khó khăn, thua lỗ hiện nay do các công trình giao thông đang bị ngưng trệ vì thiếu vốn, dẫn đến sản phẩm làm ra ế ẩm.
Do ế hàng, Công ty TNHH Khai thác đá Văn Trai phải bán phá giá để tồn tại, mặc cho các DN khác chết yểu |
Các đoàn kiểm tra khai thác mỏ cũng cần chia sẻ khó khăn với DN hoạt động lĩnh vực này thay vì tìm cách gây khó khăn để họ phải tính đến giải pháp “bôi trơn”, “chạy tội”. Hậu quả là các chủ mỏ rơi vào thảm cảnh nợ nần chồng chất, phá sản bất cứ lúc nào./.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Thu Hoài - Hoàng Giang