Cảm phục những cô giáo hết lòng nuôi dạy trẻ khuyết tật

2015-11-22 16:31:06 0 Bình luận
Những giáo viên của Trường nuôi dạy trẻ khiếm thị Hữu nghị đóng trên địa bàn Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là những người luôn hết lòng vì trẻ khuyết tật.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN)
Cô giáo Nguyễn Thị Hồng, người có thâm niên 15 năm công tác tại Trường nuôi dạy trẻ khiếm thị Hữu nghị từ khi trường mới thành lập đến nay, hiện cô đang dạy lớp của các học sinh khiếm thị. 

Cô Hồng chia sẻ, sau khi tốt nghiệp Trường trung cấp sư phạm Bà Rịa, cô về trường nuôi dạy trẻ khiếm thị công tác. Những ngày đầu , cô gặp rất nhiều khó khăn vì học sinh ở lớp học đặc biệt không những bị khiếm thị mà kèm theo đó là bị đa tật. Vào tiết học, nhiều học sinh vừa bị khiếm thị vừa bị bệnh tự kỷ, tăng động hoặc chậm phát triển trí tuệ…nên đã có hành động la hét, đập phá bàn ghế. Thế nhưng, hàng ngày tiếp xúc với các em, thấy các em đã dần tiếp nhận được kiến thức, cô Hồng lại có thêm động lực gắn bó với trường. 

Cô Hồng tâm sự, khi làm mẹ rồi cô càng thấy thương, gắn bó với các học sinh ở trường nhiều hơn, có em cha mẹ không còn, có em còn cha mẹ nhưng lại không nhận được sự quan tâm nên cuộc sống của các em rất thiệt thòi. Vì vậy, cô Hồng tâm niệm mình phải cố gắng bù đắp phần nào những thiệt thòi đó cho các em.

Còn cô Hoàng Mỹ Lệ, tuy mới có 5 năm công tác tại trường nhưng với cô đây là khoảng thời gian thật đáng nhớ. Học chuyên ngành mầm non của Cao đẳng sư phạm Bà Rịa, đã có thời gian là giáo viên mầm non nhưng sau khi lập gia đình cô Lệ xin về công tác tại Trường nuôi dạy trẻ khiếm thị hữu nghị để được gần nhà. Những ngày đầu về trường, được giao phụ trách lớp dành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, cô Lệ vô cùng bỡ ngỡ. 

Cô Lệ tâm sự, lúc đầu chưa quen với tính cách từng học sinh, nhiều khi các em quậy phá, nghịch ngợm, cô rất buồn và đã nghĩ đến chuyện bỏ việc. Nhưng, nhờ sự động viên của các đồng nghiệp, sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, cộng với sự kiên trì, nhẫn nại, tìm tòi các phương pháp dạy dành riêng cho những đối tượng học sinh này và trên hết là tình thương đối với những học trò thiệt thòi, cô Lệ dần vượt qua được những khó khăn để gắn bó với trường, với học sinh.

Cô Lệ chia sẻ, khi giảng dạy cho những học trò đặc biệt này, giáo viên phải bằng mọi cách để thu hút trẻ hướng vào bài học, cô giáo phải nói thật chậm, dễ hiểu và nhắc lại nhiều lần, kèm theo đó là hành động minh họa để học sinh dễ nhớ, dễ nhận biết. Bên cạnh việc dạy chữ, các cô còn dạy các em về kỹ năng sống để các em dần quen với cuộc sống tự lập. Những lúc trẻ nghịch, quậy phá...giáo viên phải nhẹ nhàng khuyên bảo. Nhiều gia đình các em gửi con vào trường, đến 30 Tết Nguyên đán cũng không đón con về, những lúc như vậy các cô lại phải đón các em về ăn Tết cùng gia đình mình. Trong hoàn cảnh ấy, các cô càng thương học trò của mình hơn, muốn bù đắp cho các em.

Ở mái trường này, không chỉ cô Hồng, cô Lệ mà tất cả giáo viên trong trường cũng đều dành cho các em học sinh khuyết tật những tình cảm thân thương. Cô Nguyễn Thị Mười, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, hiện trường đang nuôi dạy 135 học sinh cấp mầm non và tiểu học từ 3 đến 16 tuổi, các em bị các khuyết tật như: Khiếm thị, khiếm thính​-câm, bại liệt-đa tật, chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ… Nhà trường có 16 lớp học, khu hiệu bộ, khu bếp ăn và khu nội trú được tách biệt, có khuôn viên cây xanh, trang thiết bị dạy học và hồ bơi cho học sinh.

Đối với trẻ bình thường, việc dạy dỗ, chăm sóc đã khó, với trẻ khuyết tật, khó khăn lại nhân lên nhiều lần. Chương trình học của các em cũng không giống những lớp học bình thường khác. Nếu chương trình ở mầm non gồm: Mầm-chồi-lá thì ở Trường nuôi dạy trẻ khiếm thị hữu nghị, các em được theo học theo 5 nhóm: Chim non, bồ câu, họa mi, sơn ca và sáo nâu. Ở bậc Tiểu học, trẻ bị khiếm thính được học chữ nổi, học nhạc và dệt thảm. Các cô cố gắng trang bị cho trẻ những kỹ năng tối thiểu để hòa nhập cộng đồng. 

Ngoài việc dạy chữ cho các em, các cô còn dạy các em tự chăm sóc bản thân như: tắm, mắc màn, gấp mền khi đi ngủ, rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn…. Các cô còn dạy các em một số nghề để khi ra trường, các em có thể hòa nhập với cộng đồng./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH

Về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng tại Nghị định số 75 2024 NĐ-CP ngày 30/6/2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho hay, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2024.
2025-04-18 19:45:00

HNM TP.Huế tổ chức các hoạt động kỉ niệm 56 năm ngày thành lập Hội người mù Việt Nam

Thực hiện chương trình kế hoạch công tác năm 2025 của Hội Người mù thành phố Huế đã đề ra, nhằm giúp đỡ, động viên hội viên, các cháu trẻ em mù nhân kỉ niệm 56 năm ngày thành lập Hội người mù Việt Nam (17/4/1969-17/4/2025) và kỉ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4, Hội người mù thành phố Huế đã tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của các cá nhân hảo tâm để đẩy mạnh công tác chăm sóc, giúp đỡ cho hội viên về vật chất lẫn tinh thần.
2025-04-18 19:25:20

ABBANK tổ chức thành công Đại hội Cổ đông năm 2025

Ngày 18/4, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoặch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.
2025-04-18 17:47:17

Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu - Nét đẹp Văn hoá truyền thống Việt Nam

Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hoá truyền thống dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý, nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của mỗi dân tộc, làm nên sức sống mãnh liệt, giúp nhân dân ta vượt qua bao thăng trầm và sóng gió, tạo tiền đề xây dựng một Việt Nam giàu bản sắc văn hóa, hùng cường và thịnh vượng trong tương lai. Chính vì vậy, giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã và đang được đặt ra cấp bách cho toàn Đảng, toàn dân và cho cả cộng đồng.
2025-04-18 14:55:00

Công chức, viên chức Hải Dương được hỗ trợ nơi ở khi công tác tại Hải Phòng

Sau dự kiến hợp nhất tỉnh Hải Dương và TP.Hải Phòng, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng vừa có ý kiến về việc bố trí nơi ở cho cán bộ, công chức, người lao động tỉnh Hải Dương khi làm việc tại Hải Phòng.
2025-04-18 09:00:13

Bộ trưởng Bộ Y tế gửi thư chúc mừng Ngày Người khuyết tật Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4/1998-18/4/2025), Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có thư chúc mừng thân ái gửi người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật cả nước.
2025-04-18 08:47:27
Đang tải...