Cần áp dụng tổng thể, hệ thống các giải pháp phòng, chống tham nhũng

2023-08-31 10:38:23 0 Bình luận
“Nâng cao tinh thần “bút sắc, lòng trong” của báo chí trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, củng cố lòng tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng” là cuốn sách do Nhà xuất bản Công an nhân dân phát hành.

TS Vũ Văn Tiến, Trưởng Ban Tuyên giáo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - tác giả cuốn sách đã dành cho PV Báo Thanh tra một cuộc trò chuyện ngắn.

Article thumbnail

“Nâng cao tinh thần “bút sắc, lòng trong” của báo chí trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, củng cố lòng tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng” là cuốn sách do Nhà xuất bản Công an nhân dân mới phát hành. Ảnh: TN

“Nâng cao tinh thần “bút sắc, lòng trong" của báo chí trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, củng cố lòng tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng” được đánh giá là sự cập nhật thời sự cho sứ mệnh nguyên thủy của báo chí trong giám sát, phản biện xã hội, đấu tranh với tiêu cực, phòng, chống tham nhũng. Điều này có là “điểm mới lạ” với một cuốn sách?

Tính thời sự vốn là phẩm chất của các bài báo. Tôi không thấy “lạ” bởi lẽ trong kỷ nguyên số hóa, việc cập nhật các vấn đề thực tiễn, thời sự nhanh, nóng cho sách cũng là điều cần thiết.

Gần 400 trang sách góp phần nhìn lại chặng đường phát triển, đổi mới hoạt động của báo chí cách mạng Việt Nam trên mặt trận phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gắn với nâng cao tinh thần “bút sắc, lòng trong” của báo chí trong giai đoạn mới.

Đây cũng là thành quả đúc rút từ hoạt động nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để làm “chất liệu” hình thành nên các bài viết nhằm góp phần tăng cường, phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, báo chí và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế giám sát của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và nhân dân đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời phát hiện, giới thiệu, tuyên truyền những điển hình tiên tiến, những kinh nghiệm hay, những thành tựu, kết quả, những cách làm có hiệu quả của các cơ quan Trung ương, các địa phương, cơ sở trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân. Đó là những câu chuyện có thật, mang tính đúc kết, áp dụng được kinh nghiệm hay nhân rộng điển hình trong thực tiễn.

+ Bên cạnh các mặt hoạt động như hiện tại thì tới đây, báo chí cần phải làm gì để làm tốt hơn nữa sứ mệnh của mình trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm”, thưa ông?

- Trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay, ngoài việc tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vai trò của các cơ quan báo chí còn thể hiện qua việc phản biện chính sách, đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan, đoàn thể và nhân dân đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phát hiện, giới thiệu, tuyên truyền những điển hình tiên tiến, những bài học kinh nghiệm, những phương pháp hiệu quả của các cơ quan, ban ngành, địa phương. Những ghi nhận từ thực tế, tiếng nói phản biện của người dân, các chuyên gia thông qua cơ quan báo chí, truyền thông cũng góp phần xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật khi nêu ra những ưu điểm và những điểm chưa thực sự phù hợp của các chính sách với thực tế cuộc sống. 

TS Vũ Văn Tiến, Trưởng Ban Tuyên giáo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ảnh: TN

Ông có thể nói rõ hơn những gửi gắm, kỳ vọng để nâng cao hiệu quả công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực?

Có thể khẳng định, công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta đã có những bước tiến lớn, khá toàn diện, ngày càng quyết liệt, chặt chẽ và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, đất nước cũng trải qua giai đoạn đối mặt với thực tế chưa có tiền lệ, đó là tình trạng cán bộ “sợ sai”, “né trách nhiệm”, “đùn đẩy”, “dựa dẫm” vào tập thể - đây là “căn bệnh” vô cùng nguy hiểm không kém tham ô, tham nhũng, tha hóa quyền lực. Do đó, đòi hỏi bức thiết của thực tiễn cần có cơ chế để bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.

Mặt khác, qua việc phát động, tổ chức các giải thưởng, các cuộc thi báo chí với công tác phòng, chống tham nhũng, theo tôi, điều quý nhất được đúc rút ra từ những hoạt động, sự kiện này chính là phát hiện được các bất cập về cơ chế, chính sách, đề xuất các giải pháp khắc phục và nhân rộng các điển hình tốt, phê phán cái xấu, cái sai, cái lệch chuẩn. Và điều tôi mong muốn được gửi gắm trong cuốn sách, đối với báo chí, vấn đề phòng, chống tham nhũng không chỉ là việc của riêng ai mà là nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí, tập thể tòa soạn (bao gồm Ban Biên tập, biên tập viên, phóng viên…) vì bảo vệ công lý, sự thật và lẽ phải.

Và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không chỉ là tận diệt những “con sâu làm rầu nồi canh” mà cao cả hơn, lớn lao hơn, mục đích của phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là đưa đất nước phát triển bền vững; xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; tạo tiền đề cho xã hội vận hành ổn định; người dân tự giác chấp hành pháp luật… tất cả vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Có thể nói, vai trò của báo chí trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã góp phần củng cố lòng tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Báo chí đang trở thành thứ vũ khí sắc bén, là động lực to lớn trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí đang được Đảng ta triển khai quyết liệt, đồng bộ, từ đó góp phần nâng cao uy tín của Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là mong muốn của tôi và Nhà xuất bản Công an nhân dân khi quyết định xuất bản cuốn sách mang tính thực tiễn, hơi thở cuộc sống của báo chí trong thời điểm này.

+ Xin cảm ơn ông!

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Đại nhạc hội sinh viên kinh tế 2024 chính thức ấn định ngày trở lại

Một tin vui bất ngờ dành cho cộng đồng sinh viên NEU! Sau khi tạm hoãn vì những lý do khách quan, BTC NEU Concert 2024 đã chính thức xác nhận thời gian trở lại vào ngày 5/10.
2024-09-19 15:25:44

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26
Đang tải...