Cần làm tốt công tác giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

2017-11-17 10:34:52 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội (QH), góp phần bảo đảm cho Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất, ngày 17/6/2003, Quốc hội đã thông qua Luật Hoạt động Giám sát của Quốc hội số 05/2003/QH11.
Sau đó ngày 20/11/2015, QH đã thông qua Luật Hoạt động Giám sát của QH và Hội đồng nhân dân (HĐND) số 87/2015/QH13. Luật này có 5 chương, 91 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016, thay thế cho Luật số 05. Theo Luật số 87 thì   hoạt động giám sát được quy định như sau: ĐBQH giám sát thông qua các hoạt động: a) Chất vấn những người bị chất vấn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 của Luật này; b) Giám sát văn bản quy phạm pháp luật; giám sát việc thi hành pháp luật; c) Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. Còn Đoàn ĐBQH tổ chức hoạt động giám sát thông qua các hoạt động: a) Giám sát chuyên đề việc thi hành pháp luật ở địa phương; b) Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân mà ĐBQH, Đoàn ĐBQH đã chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; c) Cử ĐBQH trong Đoàn ĐBQH tham gia Đoàn giám sát của QH, UBTVQH, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của QH tại địa phương khi có yêu cầu.
 

ĐBQH Khóa XIII Hoàng Hữu Phước tiếp công dân Hoàng Hữu Hiệp tại trụ sở làm việc của Đoàn ĐBQH TPHCM.

Mặc dù, Luật đã quy định rất rõ hoạt động giám sát của các ĐBQH, Đoàn ĐBQH, song trên thực tế hoạt động giám sát, nhất là giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân ở các địa phương rất mờ nhạt. Nếu không muốn nói là “né tránh”. Ngay như TPHCM, địa phương được mệnh danh là thành phố năng động nhất cả nước về hoạt động kinh tế, song hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH nơi đây lại rất trì trệ. Chính sự “trì trệ” này đã dẫn đến bao bức xúc, nỗi oan khiên kéo dài cho không ít gia đình. Có những gia đình phải đội đơn đi khiếu tố từ đời mẹ sang đời con mà kết quả vẫn còn mờ mịt. 
Trong bài viết này, tôi xin đưa ra 2 vụ điển hình để minh chứng cho lời nhận định trên.

Vụ thứ nhất: Cách “ăn đất” của “vua” địa chính Nguyễn Văn Cương…    

Từ năm 1994, ông Nguyễn Văn Cương – Cán bộ Địa chính thị trấn An Lạc, huyện Bình Chánh (nay thuộc địa bàn 2 phường An Lạc và An Lạc A, quận Bình Tân) đã cùng với một số người làm giả mạo tài liệu bản đồ địa chính tờ bản đồ số 1, TT. An Lạc (TL đo đạc theo CT 02/CT-UB, năm 1994) để thực hiện hành vi hợp thức hóa nhằm chiếm đoạt 12ha đất công của Nhà nước (đất khu gia binh ấp chiến lược Tự Quyết cũ); chiếm đoạt 1,1ha đất tư nhân của Thương binh ¼ Diệp Kim Long; lập dự án xây dựng Cư xá An Lạc - một dự án “ma” (lập năm 1991), phân lô bán nền, lấy tiền chia nhau, thu lợi trái pháp luật hàng trăm tỷ đồng; tổ chức lấn chiếm 1ha đất của gia đình ông Diệp Ngọc Thạch, cụ Mai Thị Hoàng (mẹ ông Thạch)… Sự tự tung, tự tác của “vua” địa chính suốt thời gian dài không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho tài nguyên quốc gia, mà còn làm nhiều vụ tranh chấp đất kéo dài không đoạn kết. Trong đó, vụ khiếu kiện hơn 2ha đất suốt gần 30 năm của gia đình cụ Hoàng, ông Thạch là một minh chứng.

Xung quanh vụ khiếu kiện này, từ năm 2005, đã có hàng chục bài báo lên tiếng; Văn phòng Chính phủ cũng đã có tới 5 Văn bản gửi Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính sau này là gửi Bộ trưởng Bộ TNMT để giải quyết theo thẩm quyền và báo cáo Thủ tướng; và có tới 10 đoàn thanh, kiểm tra (trong đó từ năm 1998 đến 2014 có 5 đoàn của Bộ TNMT, 5 đoàn kiểm tra cấp quận và thành phố của TP.HCM), song vụ kiện vẫn chưa đi đến hồi kết. Và gần đây, ngày 5/5/2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có văn bản số 1483-CV/UBKT gửi Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện quy chế làm việc của Chính phủ, ngày 1/6/2017, Văn phòng Chính phủ đã ký văn bản số 5692/VPCP-V.I chuyển đơn của ông Diệp Ngọc Thạch đến Bộ TNMT để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. 

Anh em ông Long và ông Thạch vẫn trong tâm thế chờ mong. Mặc dù đây là vụ tham nhũng lớn, vậy mà không thấy bóng Đoàn ĐBQH TPHCM lên tiếng và giám sát...?

Vụ thứ 2: Người gánh 5 kỳ án 

Không cần phải tìm hiểu đâu xa cho mất thời gian, bạn đọc chỉ cần vào Google, gõ cụm từ “Người gánh 5 kỳ án” sẽ xuất hiện các bài viết và hình ảnh liên quan tới 5 vụ kiện mà Công dân Hoàng Hữu Hiệp, ngụ tại 130 Nguyễn Đình Chính, phường 8, quận Phú Nhuận, TPHCM đang theo đuổi.  

5 vụ “kỳ án” mà công dân Hoàng Hữu Hiệp đang gánh trên vai, gồm: Vụ nhà 181 Đề Thám, quận 1; Vụ đòi bồi thường giải tỏa nhà 182 E Hàm Tử, quận 5; Vụ bị “xã hội đen” đập phá nhà tại số 6B Trần Cao Vân, phường Đa Kao, quận 1; Vụ bị bọn lừa đảo “cướp” nhà số 128B Nguyễn Đình Chính, phường 8, quận Phú Nhuận; Và vụ bị Nguyễn Văn Đức, chủ trì chùa An Lạc Hạnh ở xã An Phước (Long Thành, Đồng Nai) lật lọng lấy mất con đường đi ngang 8m và rộng hơn 22m mà ông Hiệp cho mượn, rồi lại ngang nhiên xây tường bít cổng của chủ nhân. 

5 vụ khiếu tố trên, đều được ông Hiệp đóng thành quyển riêng biệt, rất đẹp và trang trọng.  Mỗi quyển vài trăm trang giấy A4 phô tô. Mọi thứ được sắp xếp gọn gàng, khoa học, với rất nhiều những tư liệu đính kèm, bao gồm các công văn của các lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quốc hội, và các bài báo viết về các nội dung khiếu tố này, thậm chí còn gửi kèm ảnh để minh họa. Và những bộ hồ sơ này đều được ông gửi đến cho các ĐBQH đương nhiệm, một số ĐBQH tiền nhiệm cùng lãnh đạo các cơ quan quyền lực của Nhà nước.  

“Sự nghiệp khiếu kiện” của ông Hiệp đã kéo dài, liên tục từ 15 đến 20 năm nay (tùy thời gian của từng vụ), trải qua nhiều Khóa QH, nhiều nhiệm kỳ Thành ủy TPHCM, nhiều nhiệm kỳ HĐND TPHCM và nhiều nhiệm kỳ UBND TPHCM.

Có thể nói, cả 5 vụ khiếu kiện, mọi việc tưởng đã rõ như ban ngày về quyền lợi chính đáng, hợp pháp của gia đình ông Hiệp, nhưng đến nay cả 5 vụ việc vẫn bế tắc. Mặc dù đã có ý kiến chỉ đạo của 9 Ủy viên Bộ Chính trị, qua 4 khóa Quốc hội (Khóa X, XI, XII, XIII), yêu cầu Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSNDTC, Bộ Trưởng Bộ Công an, Tổng Thanh tra CP, Chủ tịch UBND TP. HCM, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai giải quyết các vụ việc trên. 

Trong bài viết này tôi không đi vào phân tích tính đúng, sai của từng vụ án, mà chỉ phân tích tại sao 5 vụ kiện này lại bị “ngâm tôm” lâu đến thế, trách nhiệm của ĐBQH và Đoàn ĐBQH TPHCM tham gia giám sát các vụ việc này theo Luật định như thế nào?

Để đánh giá khách quan về vấn đề trên, tôi xin đăng nguyên văn nội dung trả lời phỏng vấn báo chí của ông Hoàng Hữu Phước ĐBQH khóa XIII (một doanh nhân tự ra ứng cứ), Đoàn ĐBQH TPHCM. Ông Phước nói: “Sau khi nghiên cứu hồ sơ, tôi nhận thấy các vị ĐBQH đoàn TPHCM trong nhiều khóa qua đã tích cực chuyển đơn của công dân Hoàng Hữu Hiệp đến các cơ quan chức năng yêu cầu xem xét giải quyết, nhưng sự phản hồi hoặc chậm (khiến có những thư đôn đốc), hoặc thờ ơ (như yêu cầu liên hệ cơ quan khác để biết kết quả, hoặc từ chối giải quyết với lý do đơn khiếu nại không có tình tiết gì mới), hoặc không trả lời (có thể do đơn giản cho rằng đã trả lời rồi trước đó). Tôi không chấp nhận việc trong thời gian dài mà sự “tích cực” của ĐBQH lại chỉ lặp lại dưới dạng chuyển đơn, nên đã có các công văn nêu trên, đề nghị các vị lãnh đạo cho ông Hiệp được gặp để trực tiếp trình bày bức xúc của mình. Cụ thể, đối với Chánh án TANDTC: tháng 1/2013, tôi gửi chuyển đơn khiếu tố của ông Hiệp, đến tháng 3/2013 tôi gửi tiếp một thư đôn đốc, và tháng 7/2013 tôi gửi thư đề nghị Chánh án TANDTC dành thời gian bất kỳ vào ngày nào trong hai tháng còn lại của Quý III năm 2013, cho đến trước ngày khai mạc Kỳ họp 6 của Quốc hội, tại bất kỳ địa phương nào trên toàn lãnh thổ Việt Nam thuận tiện cho lịch công tác của ông Chánh án để công dân Hoàng Hữu Hiệp được gặp trực tiếp để trình bày các bức xúc đối với các nội dung có liên quan khiếu tố, đồng thời tôi sẽ cùng có mặt với công dân Hoàng Hữu Hiệp trong buổi tiếp xúc này. Nội dung tương tự cũng được gửi đến Giám đốc Công an TPHCM. Còn bức thư thứ ba gửi Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội chỉ yêu cầu ông Chủ nhiệm xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, trả lời công dân, và thông báo kết quả cho tôi. Đến nay kỳ họp thứ 6 của Quốc hội đã sắp đến ngày bế mạc, tôi vẫn chưa nhận được công văn trả lời của các vị trên”.

Còn theo đánh giá của công dân Hoàng Hữu Hiệp thì hoạt động giám sát của ĐBQH và Đoàn ĐBQH TPHCM khóa XIV còn trì trệ hơn nhiều. Cụ thể, ông Phan Nguyễn Như Khuê và bà Văn Thị Bạch Tuyết là ĐBQH chuyên trách Đoàn ĐBQH TPHCM khóa XIV từ đầu nhiệm kỳ tới nay vẫn không có lịch tiếp dân. Nhiều ĐBQH nhận đơn không chuyển, đòi không trả như ĐBQH Trương Trọng Nghĩa, Dương Ngọc Hải, Nguyễn Minh Hoàng, Ngô Minh Châu. Còn ĐBQH Lê Minh Trí thì nhận nhiều đơn kiến nghị của ĐBQH cùng đoàn đề nghị tiếp ông Hiệp, song vẫn không thấy “hồi âm”.  

Tương tự như trên, hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND cũng không mấy khả quan, thậm chí còn có phần yếu hơn. Ngay như bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, ĐBQH khóa XIII, XIV – Chủ tịch HĐND TPHCM nhận nhiều kiến nghị của ĐBQH cùng đoàn yêu cầu Thường trực HĐND tiếp công dân Hoàng Hữu Hiệp song cũng không trả lời; 2 nhiệm kỳ không một lần tiếp công dân tại trụ sở Đoàn ĐBQH tại số 2Bis Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM. 

Theo thổ lộ của ông Hiệp, thì người Đại biểu dân bầu làm cho ông bức xúc và mất niềm tin nhất là ông Dương Trung Quốc – ĐBQH khoá XI, XII, XIII, XIV của Đoàn Đại biểu tỉnh Đồng Nai. Ông buồn rầu nhớ lại: “Vào khoảng tháng 12/2002, thông qua một nhà thơ nổi tiếng, tôi gặp được ông Dương Trung Quốc – Người từng có những câu phát ngôn “nổi tiếng trên nghị trường” tôi như người đang chết đuối vớ được phao (vì ông hứa sẽ đi đòi nhà cho tôi). Nhưng thời gian trôi đi, tôi không nhận được hồi âm gì từ đại biểu Quốc. Cho đến một ngày cuối năm 2006, tôi đi qua ngôi nhà 181 Đề Thám, thì thấy trước cửa ngôi nhà được treo tấm biển Tạp chí Xưa & Nay (tạp chí do ông Dương Trung Quốc làm Tổng biên tập). “Tôi bàng hoàng, không lẽ người được nhiều người quý trọng như ông Quốc, trong khi chưa giúp gì được tôi, lại lấy nhà của tôi ư?”, ông Hiệp thất vọng. Lại càng buồn hơn, chính ngôi nhà này hiện nay tầng trệt (tầng 1) lại trở thành nơi kinh doanh café – giải khát… . Thật không còn gì để nói với cách hành xử của người ĐBQH khả kính này.


Cụ Mai Thị Hoàng (mẹ TB ¼ Diệp Kim Long) bên chồng hồ sơ khiếu tố, nay đã qua đời. Ông Diệp Ngọc Thạch lại kế tiếp công việc này của mẹ. 
 
Tất cả những vấn đề ông Hiệp kể trên đều được ông cụ thể hóa bằng những tin tố cáo gửi tới nhiều ĐBQH trong cả nước thông qua điện thoại di động. Song mọi thứ vẫn như đá ném ao bèo. Thậm chí ông còn bị nhiều nghị sĩ của đoàn TPHCM gọi sau lưng là “thằng điên” hoặc “bịnh nhân tâm thần chứng khoái kiện”. Mọi thứ đều để ngoài tai, ông vẫn kiên trì công việc “đi đòi công lý” cho mình và gia đình. Ông vẫn có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội. Mặc dù các vụ khiếu tố của ông và gia đình vẫn chưa có tiến triển, nhưng từ khi nghe được câu nói : “Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy”của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên họp thứ 12 Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức ngày 31/7 tại Hà Nội, thì nét mặt của ông đã rạng rỡ ra nhiều.

Trúng khẩu đồng từ, điều khát khao của ông nói riêng và của những gia đình đang rơi vào cảnh “đáo tụng đình” nói chung đã được Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn kiến nghị gửi tới Quốc hội tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 4, QH khóa XIV trong “Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân gửi tới QH”.   

Trên cơ sở những ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân cả nước, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề xuất với Quốc hội, Chính phủ, chính quyền các địa phương 6 kiến nghị. Trong đó, kiến nghị thứ 6 có nội dung như sau: “Đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, chính quyền các địa phương tiếp tục quan tâm chỉ đạo, chấn chỉnh công tác tiếp công dân, xử lý, giải quyết thấu tình, đạt lý các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân; sớm giải quyết dứt điểm những khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài; không để phát sinh các "điểm nóng"; kiên quyết xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; phát huy hơn nữa vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân”.
P/s: Trong bài viết có sử dụng tài liệu đăng trên Báo CATP. HCM, Báo Tiền Phong, Văn nghệ Trẻ. 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Hợp tác xã Cựu chiến binh Vạn Xuân Trường kỷ niệm 10 năm thành lập

Hợp tác xã (HTX) Cựu chiến binh (CCB) Vạn Xuân Trường là mô hình được thành lập theo Luật HTX năm 2012, qua 10 năm hoạt động đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế tập thể, là HTX tốp đầu của tỉnh Nam Định về sản xuất kinh doanh.
2024-11-22 09:34:27
Đang tải...