Cánh cửa mới cho người làm điện ảnh Việt
2016-12-21 10:41:35
0 Bình luận
Khó chờ đợi nguồn vốn từ các hãng sản xuất phim, càng không thể trông đợi từ nguồn vốn ngân sách, việc huy động vốn từ cộng đồng, đặc biệt là những người đam mê điện ảnh được coi như một “kênh” mới nhằm tìm kiếm kinh phí sản xuất phim. Hướng đi này không còn mới với khá nhiều dự án phim lớn ở nước ngoài đã thành công nhưng tại Việt Nam, việc huy động vốn làm phim này vẫn còn khá xa lạ.
Ngày cuối tuần, cả hành lang và căn phòng nhỏ thuộc Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh Việt Nam (TPD), Hội Điện ảnh Việt Nam, 51 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội như chật hơn bởi khá nhiều người tham dự cùng những sản phẩm, hiện vật liên quan đến dự án phim ngắn “Bạn cùng phòng” của đạo diễn trẻ Nguyễn Lê Hoàng Việt. Đây là dự án phim ngắn độc lập đầu tiên tại Việt Nam thực hiện gọi vốn cộng đồng trên nền tảng của Việt Nam – trang web Fundstart.
Gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) là hình thức huy động tiền vốn thông qua những đóng góp cá nhân, được thực hiện chủ yếu qua mạng Internet. Trong đó, nền tảng gọi vốn (trang web tập hợp những dự án cần huy động vốn) là đơn vị trung gian giữa chủ dự án (người cần vốn) và cộng đồng (người ủng hộ, góp vốn cho dự án).
Riêng với điện ảnh, hình thức gọi vốn này được nhiều nhà sản xuất phim lựa chọn để hiện thực hóa tác phẩm của mình và đưa ra thị trường. Rất nhiều dự án gọi vốn cho phim đã gặt hái được nhiều thành công trên thế giới như: Veronica Mars (2013, đạo diễn Rob Thomas) với hơn 5,7 triệu USD; Wish I were here (2013, đạo diễn Zach Braff) kêu gọi được hơn 3,1 triệu USD hay seri phim hài Blue Mountain State (2014, Eric Falconer và Chris Romano đạo diễn) thành công khi gọi vốn gần 2 triệu USD…
Tại Việt Nam, trong vài năm gần đây đã có nhiều nhà làm phim Việt đã đưa dự án phim lên các nền tảng gọi vốn quốc tế như KickStarter, IndieGogo… Nhưng, trừ bộ phim Saigon Electric (Sài Gòn Yo) của đạo diễn người Mỹ gốc Việt Stephane Gauger thực hiện dự án cùng Chánh Phương Films đã gọi vốn thành công 13.100 USD vào năm 2013, hầu hết các dự án đều không đạt được đủ số vốn cần thiết và không thể hiện thực hóa ý tưởng.
Với dự án “Bạn cùng phòng”, Hoàng Việt cho biết, đây là dự án phim ngắn thuộc dạng kén khán giả. Có thời lượng 20 phút, khai thác đề tài về tình yêu giữa con người với con người, sự cô đơn, lạc lõng, thậm chí loay hoay với thế giới hiện thực khi dấn thân quá lâu và quá sâu với thế giới số, bộ phim được êkip kỳ vọng sẽ lột tả đến tận cùng một cách chân thật nhất về nỗi cô đơn “không thể tránh khỏi” của con người trong xã hội hiện đại.
Đồng hành với Hoàng Việt trong dự án phim này là 2 gương mặt cũng rất trẻ nhưng hoạt động thực tiễn và kinh nghiệm về điện ảnh khá đáng nể. Trong đó, nhà sản xuất Josh Levy từng đạt hơn 20 giải thưởng với các phim ngắn, từng làm việc nhiều năm tại các công ty giải trí lớn như FOX Sports Network hay DISNEY.
Hoàng Liên Sơn cũng là đạo diễn hình ảnh của nhiều phim ngắn đoạt giải trong nước và quốc tế: Hai thế giới (năm 2016) - phim đạt giải Cánh Diều Bạc, Hạt cam và con mèo vàng không tuổi (năm 2014) – phim đạt giải Trái tim hồng tại liên hoan phim Yxine 2014, Giải Tài năng châu Á tại liên hoan phim Asia Express, Hungary 2015, đây cũng là phim do Hoàng Việt đạo diễn.
Riêng Hoàng Việt, anh đã tham gia làm việc cùng gần 30 dự án làm phim lớn nhỏ với nhiều vị trí khác nhau. Anh đã tham gia làm việc cùng gần 30 dự án phim lớn nhỏ với các vị trí khác nhau. Năm 2016, Hoàng Việt là một trong những thành viên người Việt hiếm hoi tham gia sản xuất phim bom tấn Kong: Skull Island khi ghi hình ở Việt Nam với vai trò trợ lý sản xuất. Hiện tại, anh là một thành viên tiêu biểu của cộng đồng làm phim trẻ Việt Nam – Chúng ta làm phim.
Tuy nhiên, trao đổi về sản xuất phim Việt, êkip này cũng cho rằng trong thời buổi phim Việt vẫn đang loay hoay tìm chỗ đứng cho mình trong lòng khán giả thì bất cứ ai dấn thân vào lĩnh vực phim ngắn độc lập đều được coi là một kẻ mạo hiểm.
Biết rằng làm phim nhảm, mì ăn liền dễ mang về doanh thu, dễ kiếm tài trợ từ các nhãn hàng nhưng họ không chọn vì không muốn từng chứng kiến rất nhiều tác phẩm chào đời đầy “sạn” chỉ bởi sự xuất hiện của sản phẩm một cách phi lý.
Việc huy động vốn làm phim bằng cách kêu gọi từ cộng đồng tuy khó khăn, còn rất mới mẻ nhưng êkip chọn để bảo toàn ý tưởng nghệ thuật của mình. Người tham gia hỗ trợ vốn cho dự án từ 100.000 đồng đến 40 triệu đồng sẽ có quyền lợi và các phần quà riêng gắn với các dụng cụ, đoàn làm phim, quyền lợi sau khi phim hoàn thành...
Sau 2 ngày khởi động chiến dịch gọi vốn, đã có hơn 15 triệu đồng ủng hộ. Con số này so với chi phí chưa đến 100 triệu đồng để sản xuất “Bạn cùng phòng” còn ít nhưng cũng là tín hiệu vui cho một hướng đi mới trong huy động vốn sản xuất phim của những người đam mê điện ảnh Việt.
Tuy nhiên, nói theo cách chia sẻ của chị Nguyễn Lê Hằng, quản lý của Công ty Ever rolling films, thì cách huy động vốn từ cộng đồng để làm phim Việt vẫn trong giai đoạn khai mở với dự án phim ngắn, vốn nhỏ.
Đây là một trong những kênh huy động vốn hứa hẹn nhiều tiềm năng song để phát huy hiệu quả trong thực tế hơn nữa, đặc biệt là với các dự án phim có vốn đầu tư lớn thì cần những chiến dịch huy động vốn lớn với nhiều phương thức hiệu quả hơn, đặc biệt là trong cách tạo niềm tin, uy tín của tổ chức đứng ra gọi vốn với cộng đồng xã hội.
Gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) là hình thức huy động tiền vốn thông qua những đóng góp cá nhân, được thực hiện chủ yếu qua mạng Internet. Trong đó, nền tảng gọi vốn (trang web tập hợp những dự án cần huy động vốn) là đơn vị trung gian giữa chủ dự án (người cần vốn) và cộng đồng (người ủng hộ, góp vốn cho dự án).
Riêng với điện ảnh, hình thức gọi vốn này được nhiều nhà sản xuất phim lựa chọn để hiện thực hóa tác phẩm của mình và đưa ra thị trường. Rất nhiều dự án gọi vốn cho phim đã gặt hái được nhiều thành công trên thế giới như: Veronica Mars (2013, đạo diễn Rob Thomas) với hơn 5,7 triệu USD; Wish I were here (2013, đạo diễn Zach Braff) kêu gọi được hơn 3,1 triệu USD hay seri phim hài Blue Mountain State (2014, Eric Falconer và Chris Romano đạo diễn) thành công khi gọi vốn gần 2 triệu USD…
Tại Việt Nam, trong vài năm gần đây đã có nhiều nhà làm phim Việt đã đưa dự án phim lên các nền tảng gọi vốn quốc tế như KickStarter, IndieGogo… Nhưng, trừ bộ phim Saigon Electric (Sài Gòn Yo) của đạo diễn người Mỹ gốc Việt Stephane Gauger thực hiện dự án cùng Chánh Phương Films đã gọi vốn thành công 13.100 USD vào năm 2013, hầu hết các dự án đều không đạt được đủ số vốn cần thiết và không thể hiện thực hóa ý tưởng.
Cảnh trong “Bạn cùng phòng” – dự án phim ngắn độc lập đầu tiên tại Việt Nam thực hiện gọi vốn cộng đồng trên nền tảng của Việt Nam. |
Với dự án “Bạn cùng phòng”, Hoàng Việt cho biết, đây là dự án phim ngắn thuộc dạng kén khán giả. Có thời lượng 20 phút, khai thác đề tài về tình yêu giữa con người với con người, sự cô đơn, lạc lõng, thậm chí loay hoay với thế giới hiện thực khi dấn thân quá lâu và quá sâu với thế giới số, bộ phim được êkip kỳ vọng sẽ lột tả đến tận cùng một cách chân thật nhất về nỗi cô đơn “không thể tránh khỏi” của con người trong xã hội hiện đại.
Đồng hành với Hoàng Việt trong dự án phim này là 2 gương mặt cũng rất trẻ nhưng hoạt động thực tiễn và kinh nghiệm về điện ảnh khá đáng nể. Trong đó, nhà sản xuất Josh Levy từng đạt hơn 20 giải thưởng với các phim ngắn, từng làm việc nhiều năm tại các công ty giải trí lớn như FOX Sports Network hay DISNEY.
Hoàng Liên Sơn cũng là đạo diễn hình ảnh của nhiều phim ngắn đoạt giải trong nước và quốc tế: Hai thế giới (năm 2016) - phim đạt giải Cánh Diều Bạc, Hạt cam và con mèo vàng không tuổi (năm 2014) – phim đạt giải Trái tim hồng tại liên hoan phim Yxine 2014, Giải Tài năng châu Á tại liên hoan phim Asia Express, Hungary 2015, đây cũng là phim do Hoàng Việt đạo diễn.
Riêng Hoàng Việt, anh đã tham gia làm việc cùng gần 30 dự án làm phim lớn nhỏ với nhiều vị trí khác nhau. Anh đã tham gia làm việc cùng gần 30 dự án phim lớn nhỏ với các vị trí khác nhau. Năm 2016, Hoàng Việt là một trong những thành viên người Việt hiếm hoi tham gia sản xuất phim bom tấn Kong: Skull Island khi ghi hình ở Việt Nam với vai trò trợ lý sản xuất. Hiện tại, anh là một thành viên tiêu biểu của cộng đồng làm phim trẻ Việt Nam – Chúng ta làm phim.
Tuy nhiên, trao đổi về sản xuất phim Việt, êkip này cũng cho rằng trong thời buổi phim Việt vẫn đang loay hoay tìm chỗ đứng cho mình trong lòng khán giả thì bất cứ ai dấn thân vào lĩnh vực phim ngắn độc lập đều được coi là một kẻ mạo hiểm.
Biết rằng làm phim nhảm, mì ăn liền dễ mang về doanh thu, dễ kiếm tài trợ từ các nhãn hàng nhưng họ không chọn vì không muốn từng chứng kiến rất nhiều tác phẩm chào đời đầy “sạn” chỉ bởi sự xuất hiện của sản phẩm một cách phi lý.
Việc huy động vốn làm phim bằng cách kêu gọi từ cộng đồng tuy khó khăn, còn rất mới mẻ nhưng êkip chọn để bảo toàn ý tưởng nghệ thuật của mình. Người tham gia hỗ trợ vốn cho dự án từ 100.000 đồng đến 40 triệu đồng sẽ có quyền lợi và các phần quà riêng gắn với các dụng cụ, đoàn làm phim, quyền lợi sau khi phim hoàn thành...
Sau 2 ngày khởi động chiến dịch gọi vốn, đã có hơn 15 triệu đồng ủng hộ. Con số này so với chi phí chưa đến 100 triệu đồng để sản xuất “Bạn cùng phòng” còn ít nhưng cũng là tín hiệu vui cho một hướng đi mới trong huy động vốn sản xuất phim của những người đam mê điện ảnh Việt.
Tuy nhiên, nói theo cách chia sẻ của chị Nguyễn Lê Hằng, quản lý của Công ty Ever rolling films, thì cách huy động vốn từ cộng đồng để làm phim Việt vẫn trong giai đoạn khai mở với dự án phim ngắn, vốn nhỏ.
Đây là một trong những kênh huy động vốn hứa hẹn nhiều tiềm năng song để phát huy hiệu quả trong thực tế hơn nữa, đặc biệt là với các dự án phim có vốn đầu tư lớn thì cần những chiến dịch huy động vốn lớn với nhiều phương thức hiệu quả hơn, đặc biệt là trong cách tạo niềm tin, uy tín của tổ chức đứng ra gọi vốn với cộng đồng xã hội.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo cand.com.vn