CEO 9x lập công ty thời trang giúp người khuyết tật
Chia sẻ trên Vnexpress, trước khi khởi nghiệp và thành lập nên LMcation, Nguyễn Thị Anh Thư có 11 năm kinh nghiệm ở vị trí marketing và bán hàng tại các công ty đa quốc gia như Mỹ, châu Âu và Đông Nam Á. Mức lương của chị thời điểm đó vượt ngưỡng 5.000 USD.
Dù có gia đình hạnh phúc cùng chồng ngoại quốc, công việc ổn định với mức lương trăm triệu đồng, song Anh Thư vẫn luôn cảm thấy những thứ hiện hữu vẫn là chưa đủ. Mong muốn của chị trong việc tạo nên những giá trị to lớn cho người phụ nữ vẫn chưa được hiện thực hóa. Tất cả vẫn chỉ dừng lại ở dự định và những gạch đầu dòng trong bản kế hoạch được chị phát thảo trên giấy từ thời đại học.
Anh Thư cùng các "phái yếu" trong công ty. Ảnh: NVCC
Từ khi còn trẻ Anh Thư đã muốn sống độc lập, tự chủ và làm điều mình thích. Song gánh nặng gia đình và cuộc sống đôi khi khiến không ít chị em phải từ bỏ ước mơ, lý tưởng. Nữ CEO 8x cho rằng mỗi người đều có quyền được theo đuổi và làm điều mình thích.
Với Anh Thư, trao quyền cho phái yếu và tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên từ bên trong là điều cô luôn muốn lan tỏa đến các chị em phụ nữ Việt - những người vì gắn liền với cơm, áo, gạo, tiền mà vô tình quên mất bản thân cũng có thể trở nên xinh đẹp theo cách riêng.
Quyết định bước ra khỏi vùng an toàn để khởi nghiệp với rất nhiều khó khăn nhưng Nguyễn Thị Anh Thư chưa từng than thở hay tìm sự hỗ trợ từ người thân. Chị không muốn quyết định trong công việc bị tác động bởi người thân hay khiến họ phiền lòng nếu gặp phải trở ngại.
Đồng thời, Thư cũng không muốn dành thời gian giải thích, biện hộ cho những lựa chọn, quyết định trong cuộc sống. Thay vào đó, nữ CEO dùng hành động chứng minh cho người thân thấy mình luôn sẵn sàng cho con đường phía trước.
Ngoài là thành tựu chứng minh năng lực bản thân, LMcation còn là nơi Anh Thư hiện thực hóa ước mơ đoàn kết, nâng đỡ phái yếu, những chị em phụ nữ kém may mắn trong cuộc sống. Bên cạnh đội ngũ thợ may lành nghề, chị còn tạo điều kiện, tuyển dụng những nhân công nữ khiếm khuyết về ngoại hình hoặc bằng cấp.
Tính đến nay, Anh Thư đã thành công gắn kết gần 100 chị em, giúp họ có việc làm, thu nhập ổn định. Toàn bộ nhân công trong xưởng may đều là nữ. Trong tổng số 16 thợ, có 4 người khiếm khuyết ngoại hình, 3 người thuộc nhóm yếu thế, 9 thợ chính còn lại đều có chuyên môn và tay nghề cao, phụ trách hướng dẫn và hỗ trợ những chị em khác. Dù thuộc nhóm nào, tất cả chị em trong công ty đều được nâng đỡ và hỗ trợ hết mình cả về tinh thần lẫn kỹ năng nghề nghiệp.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.