Chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu ngân hàng

2023-10-21 18:54:43 0 Bình luận
Sức hấp thụ vốn của nền kinh yếu do sức cầu giảm, đầu ra sản phẩm doanh nghiệp khó khăn, nên chưa thể triển khai các kế hoạch sản xuất, kinh doanh mới. Do đó, cầu về vốn của doanh nghiệp khó tăng cao, kể cả mùa kinh doanh cao điểm cuối năm. Vì thế, cần có thêm giải pháp kích cầu, thay vì tập trung kích cung vốn.

Nếu nền kinh tế hồi phục nhanh thì nợ xấu ngành ngân hàng sẽ giảm nhanh, hay nói cách khác, sự hồi phục của nền kinh tế tỷ lệ thuận với nợ xấu ngành ngân hàng. Rủi ro là khó tránh nếu nợ xấu tăng, tỷ lệ bao phủ dự phòng của ngân hàng giảm. Hiện ngân hàng cũng dần hết “của để dành” để trích lập thêm dự phòng rủi ro và chi phí hoạt động trong năm nay lại khá cao nên buộc phải trích giảm dự phòng. Lý do bởi lợi nhuận của ngân hàng phụ thuộc vào thu từ lãi và hoạt động phi tín dụng, nhưng hiện nguồn thu từ lãi tăng chậm, trong khi nguồn thu phi tín dụng khó tăng mạnh như năm trước. Nợ xấu và nợ tiềm ẩn chiếm 6,16% tổng dư nợ.

Kiểm đếm tiền. Nguồn Internet

 

Mới đây, Chính phủ đã có báo cáo gửi đến đại biểu Quốc hội về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khoá XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến kết kỳ họp thứ 4 đối với lĩnh vực ngân hàng.

Trong đó, liên quan đến tình hình xử lý nợ xấu, báo cáo của Chính phủ cho biết, từ năm 2021 đến nay, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, đặc biệt là nỗ lực xử lý nợ xấu bằng các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, sử dụng dự phòng rủi ro.

Kết quả, tính từ năm 2012 đến cuối tháng 7/2023, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 1.695,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, TCTD tự xử lý ở mức cao 1.271,7 nghìn tỷ đồng (chiếm 75% trong tổng nợ xấu được xử lý), còn lại là bán nợ (bao gồm bán cho Công ty Quản lý tài sản các TCTD - VAMC và tổ chức, cá nhân khác) 424 nghìn tỷ đồng, chiếm 25% trong tổng nợ xấu được xử lý.

Tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2023, toàn hệ thống xử lý được 128,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tăng 46,3% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh việc xử lý nợ xấu nội bảng, kết quả xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về xử lý nợ xấu cũng đạt được kết quả tích cực.

Lũy kế từ khi Nghị quyết có hiệu lực (ngày 15/8/2017) đến cuối tháng 7/2023, toàn hệ thống đã xử lý được khoảng 425,9 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định.

Tuy nhiên, đến cuối tháng 7/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 3,56%, cao hơn mức 2% cuối năm 2022 và mức 1,69% cuối năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn của hệ thống TCTD là 6,16% so với tổng dư nợ.

Báo cáo của Chính phủ cho hay, chất lượng tín dụng của hệ thống các TCTD có thể tiếp tục chịu áp lực từ diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước có nhiều điểm bất lợi, gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng.

Hơn nữa, công tác xử lý nợ xấu vẫn gặp nhiều khó khăn như khuôn khổ pháp lý liên quan đến cơ cấu lại TCTD và xử lý nợ xấu chưa được hoàn thiện; thiếu các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua/bán nợ xấu; thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, thanh khoản thấp, gây khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản…

Vì thế, một trong những giải pháp trong thời gian tới được Chính phủ nhấn mạnh là sẽ tăng cường công tác thanh/kiểm tra, giám sát hoạt động của các TCTD, trong đó lưu ý chất lượng tín dụng, tình hình xử lý nợ xấu để phát hiện các dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro, hành vi vi phạm để có biện pháp phòng ngừa, xử lý phù hợp.

Báo cáo về công tác giám sát tốc độ tăng trưởng dư nợ và chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, tính đến cuối tháng 7/2023, toàn hệ thống có 40 TCTD đầu tư trái phiếu doanh nghiệp với tổng số dư là 205,4 nghìn tỷ đồng, giảm 14,7% so với cuối năm 2022 và giảm 11,6% so với năm 2020. Tỷ trọng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trên tổng dư nợ tín dụng nhỏ, chiếm 1,67%, thấp hơn mức 2,0% cuối năm 2022.

Đến tháng 7/2023, tín dụng để đầu tư, kinh doanh chứng khoán chiếm 0,55%; tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng 4,99% so với cuối năm 2022, chiếm 21,73% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống.

Bên cạnh nhiều giải pháp đã thực hiện để giám sát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng dư nợ và chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao. Báo cáo của Chính phủ đã nêu lên nhiều khó khăn và vướng mắc đối với công tác này.

Theo đó, hoạt động tín dụng ngân hàng gắn với rủi ro và nợ xấu là không thể tránh được. Mặt khác, do đặc điểm nền kinh tế của Việt Nam là tăng trưởng thiếu bền vững, phụ thuộc quá lớn vào vốn đầu tư, đặc biệt là tín dụng ngân hàng, cho nên khi kinh tế vĩ mô gặp khó khăn tác động đến doanh nghiệp kéo theo tác động lớn đến hệ thống ngân hàng.

VietinBank An Giang triển khai gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp. Ảnh Trọng Triết

Chính phủ cho rằng, thời gian qua, thị trường trái phiếu và bất động sản khó khăn nên đã ảnh hưởng khả năng thanh khoản. Chẳng hạn, một số doanh nghiệp vừa vay vốn tại TCTD, vừa phát hành trái phiếu doanh nghiệp nên khi xảy ra tình trạng mất khả năng trả nợ/mất thanh khoản do việc khó khăn từ huy động vốn từ kênh trái phiếu dẫn đến không có dòng tiền để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu để trả nợ.

Bên cạnh đó, những doanh nghiệp, cá nhân đầu tư trái phiếu doanh nghiệp không được trả gốc và lãi theo cam kết nên ảnh hưởng đến nguồn thu, thiếu vốn để tiếp tục đầu tư sản xuất, ảnh hưởng đến tình hình tài chính nói chung và ảnh hưởng đến các khoản trả nợ vay TCTD nói riêng.

Thị trường bất động sản thanh khoản thấp cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản để thu hồi nợ xấu của các TCTD.

Vì thế, báo cáo của Chính phủ nhận định, sự bất ổn của thị trường vốn, cụ thể là thị trường trái phiếu và thị trường bất động sản, trong thời gian qua gây ảnh hưởng tới tính thanh khoản của thị trường, góp phần làm mặt bằng huy động vốn lên cao, dẫn tới lãi suất cho vay tăng cũng là một tác nhân ảnh hưởng đến khả năng, nguồn trả nợ của khách hàng, do đó gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao cũng như chất lượng tín dụng của toàn hệ thống./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

HNM TP.Huế tổ chức các hoạt động kỉ niệm 56 năm ngày thành lập Hội người mù Việt Nam

Thực hiện chương trình kế hoạch công tác năm 2025 của Hội Người mù thành phố Huế đã đề ra, nhằm giúp đỡ, động viên hội viên, các cháu trẻ em mù nhân kỉ niệm 56 năm ngày thành lập Hội người mù Việt Nam (17/4/1969-17/4/2025) và kỉ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4, Hội người mù thành phố Huế đã tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của các cá nhân hảo tâm để đẩy mạnh công tác chăm sóc, giúp đỡ cho hội viên về vật chất lẫn tinh thần.
2025-04-18 19:25:20

ABBANK tổ chức thành công Đại hội Cổ đông năm 2025

Ngày 18/4, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoặch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.
2025-04-18 17:47:17

Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu - Nét đẹp Văn hoá truyền thống Việt Nam

Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hoá truyền thống dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý, nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của mỗi dân tộc, làm nên sức sống mãnh liệt, giúp nhân dân ta vượt qua bao thăng trầm và sóng gió, tạo tiền đề xây dựng một Việt Nam giàu bản sắc văn hóa, hùng cường và thịnh vượng trong tương lai. Chính vì vậy, giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã và đang được đặt ra cấp bách cho toàn Đảng, toàn dân và cho cả cộng đồng.
2025-04-18 14:55:00

Công chức, viên chức Hải Dương được hỗ trợ nơi ở khi công tác tại Hải Phòng

Sau dự kiến hợp nhất tỉnh Hải Dương và TP.Hải Phòng, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng vừa có ý kiến về việc bố trí nơi ở cho cán bộ, công chức, người lao động tỉnh Hải Dương khi làm việc tại Hải Phòng.
2025-04-18 09:00:13

Bộ trưởng Bộ Y tế gửi thư chúc mừng Ngày Người khuyết tật Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4/1998-18/4/2025), Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có thư chúc mừng thân ái gửi người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật cả nước.
2025-04-18 08:47:27

Hành trình thiện nguyện vì cộng đồng theo cách của sinh viên khuyết tật

Nhân dịp kỷ niệm 27 năm Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4/1998 – 18/4/2025), nhiều hoạt động ý nghĩa đã và đang được triển khai nhằm tăng cường nhận thức xã hội, tôn vinh đóng góp của người khuyết tật trong các lĩnh vực. Tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), chương trình hiến máu "Nắng Hồng Nhân Văn" là một sự kiện nhân đạo đặc biệt, nơi mà tinh thần hòa nhập và sẻ chia được lan tỏa mạnh mẽ từ những sinh viên thầm lặng và đặc biệt .
2025-04-18 08:30:00
Đang tải...