Chi nhân tạo - thêm triển vọng cho người khuyết tật

2019-06-27 14:32:52 0 Bình luận
Mới đây các nhà khoa học Mỹ đã ứng dụng thành công trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chi giả, giúp những người khuyết tật có thể đi lại, sinh hoạt bình thường...

Hệ thống liên kết hoạt động người máy - cơ thể

TS. Tyler Clites, thuộc Đại học Michigan (Mỹ) muốn xây dựng nên các bộ phận cơ thể giả và sáng tạo ra một giao diện thần kinh giữa người máy và con người để cả hai cùng làm việc ăn khớp với nhau. Để đạt được điều này cần phải có một cách tiếp cận mới đối với phẫu thuật cắt cụt. Trong khi phẫu thuật truyền thống đã làm gián đoạn “cảm nhận” của cơ thể thì cách tiếp cận mới lại bảo tồn cảm nhận này.

TS. Tyler Clites đã nghĩ ra một chiến lược 2 hướng: 1) Bảo tồn mối quan hệ các cơ bắp thông qua các mô sinh học và đóng vai trò hoạt động như những cái ròng rọc để khi các mô tương tác thì chúng sẽ liên kết lại với nhau. 2) Ứng dụng một hệ thống người máy nhằm đo hoạt động điện trong các cơ được nhắm mục tiêu, đồng thời sử dụng dữ liệu để diễn giải ý định của người đeo chi giả.

Ví dụ như khi ai đó có chân phải đi cắt cụt, cố gắng đeo thiết bị chi giả vào chân, hệ thống điều khiển sẽ tiếp nhận các hoạt động điện từ cơ của bệnh nhân và truyền trực tiếp đến ngón chân theo một hướng dự định và không kém phần quan trọng, với một lực cực kỳ chính xác. Về bản chất, người đeo chi giả sẽ kiểm soát làm thế nào mà thiết bị có thể chuyển động theo ý nghĩ và giao diện thần kinh sẽ cho phép người sử dụng cảm giác chi giả đang di chuyển như thể nó là một phần chân sinh học bình thường.
 

Mô phỏng chân nhân tạo của TS. Tyler Clites của Đại học Michigan (Hoa Kỳ).


Những bệnh nhân đầu tiên

Jim Ewing, một kỹ sư 55 tuổi đến từ New Hampshire (Mỹ) đã gặp một tai nạn chấn thương do leo núi vào cuối năm 2014. Trong khi phần lớn các xương gãy của Ewing đã được chữa lành theo thời gian thì xương sên trong mắt cá chân trái của ông đã khiến bệnh nhân chịu cảnh đau đớn suốt nhiều năm. Đến mức Ewing nghĩ đến việc cắt cụt chân là tốt nhất để tránh tổn thương sâu thêm. Tuy nhiên, Ewing đã được tiếp cận công nghệ mới, không những phẫu thuật cắt cụt chi thành công mà bộ phận chi giả còn có thể được kiểm soát bằng não, giúp ông có thể hoạt động bình thường. Ewing là bệnh nhân đầu tiên được ứng dụng thành công từ công nghệ chi giả này.

Vào tháng 7/2016, ca phẫu thuật đã được thực hiện dưới bàn tay của BS. Matthew Carty - cố vấn và cộng tác viên của TS. Tyler Clites. Một tháng sau phẫu thuật, Ewing đã có thể leo núi. Kể từ đó, hơn 13 bệnh nhân đã phẫu thuật chi thành công. Dự kiến cuộc thử nghiệm lâm sàng sẽ mang lại niềm vui cho khoảng 20 bệnh nhân vào năm 2021 và cung cấp đủ dữ liệu nhằm thúc đẩy áp dụng lâm sàng ở quy mô rộng hơn.
 

TS. Tyler Clites trong phòng thí nghiệm khoa học của mình.


BS. Paulinder Rai, Giám đốc Y khoa của Chương trình cắt cụt chi tại Trung tâm Điều trị và Điều dưỡng phục hồi Lynbrook (New York) và cũng là bác sĩ chăm sóc vết thương tại Trung tâm Y khoa Mercy về y tế điều trị và chữa lành vết thương (Rockville Centre, New York) cho biết, thành công của TS. Tyler Clites đã giải quyết vấn đề lớn nhất, hóc búa nhất trong thế giới chi giả.

Sau thành công này, một câu hỏi đặt ra là, liệu biện pháp mới này có hiệu quả khi áp dụng với các phần chi cắt cụt cao hơn, nơi có sự phối hợp phức tạp đáng kể hơn đối với chuyển động cơ bắp khi chơi đùa, hoặc như chi trên (cánh tay). Tham vọng của TS. Tyler Clites luôn lớn và anh không cho rằng mình không thể bỏ cuộc với những sự cố tai nạn bất ngờ. TS. Tyler Clites cho rằng các phần chi trên là một thách thức mới, bởi cánh tay thường yếu hơn chân, nhưng chúng lại đặc biệt khéo léo, vì vậy phẫu thuật chi trên đòi hỏi rất phức tạp, do đó chúng ta cần phải nghiên cứu xem nó hoạt động như thế nào và sẽ có hướng đi mới trong lĩnh vực này.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ

Vào lúc 14h ngày 30/9 (theo giờ địa phương), tức 13h (theo giờ Hà Nội), tại Quảng trường Sukhbaatar, thủ đô Ulaanbaatar, Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sang thăm cấp Nhà nước Mông Cổ từ ngày 30/9 đến 01/10, được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho Nguyên thủ quốc gia.
2024-09-30 16:00:00

NNƯT Trần Thị Huệ: Cống hiến cả cuộc đời để gìn giữ văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu

Nghệ nhân ưu tú Trần Thị Huệ sinh năm 1958 ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Bà sinh ra trong một gia đình “cha truyền con nối”, nhiều đời có “căn quả” hầu đồng.
2024-09-30 13:36:28

Trực Tuấn (Trực Ninh, Nam Định) xứng danh vùng quê kiểu mẫu

Sau khi đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, xã Trực Tuấn tiếp tục xây dựng NTM bền vững, thiết thực góp phần xây dựng Trực Ninh đạt chuẩn huyện NTM nâng cao năm 2024. Nổi bật nhất ở Trực Tuấn hiện nay là thực hiện công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường.
2024-09-30 08:54:00

Ô tô, xe máy đi thế nào sau vụ sạt lở đất ở Hà Giang?

Tối 29/9, Sở GTVT Hà Giang đã ra thông báo phân phân luồng giao thông do sạt lở taluy dương trên Quốc lộ 2 đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang.
2024-09-30 00:31:29

Sau những vụ TNGT học sinh, CSGT mở cao điểm xử lý vi phạm liên quan học sinh

Từ 1/10 đến 31/10, lực lượng CSGT tăng cường xử lý hành vi vi phạm giao thông với lứa tuổi học sinh, người giao phương tiện cho các em khi chưa đủ điều kiện điều khiển.
2024-09-30 00:14:39

Điều kiện chuyển công tác từ Quân đội nhân dân sang Công an nhân dân

Theo quy định tại Thông tư số 21/2023/TT-BCA và Thông tư số 62/2023/TT-BCA, để được tiếp nhận vào Công an nhân dân, cần đáp ứng các tiêu chuẩn về nhu cầu biên chế, trình độ chuyên môn, tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và sức khỏe. Việc xét tuyển sẽ do Hội đồng kiểm tra của Công an địa phương thực hiện theo quy trình quy định.
2024-09-29 23:54:12
Đang tải...