Chợ Tết – Nét đặc trưng văn hóa của người Việt

2024-02-14 06:05:00 0 Bình luận
Chợ Tết từ xưa đến nay là những phiên chợ ngày cuối năm, đông vui hơn, tấp nập hơn và cũng hối hả hơn vì ai ai cũng bận rộn trang hoàng nhà cửa, cúng gia tiên, hoàn thành những công việc cuối cùng trước khi bước sang năm mới.

Ở các miền quê có rất nhiều chợ, thường họp phiên theo buổi sáng, chiều hoặc ngày chẵn, lẻ, tuy nhiên, năm nào cũng vậy, từ 23 tháng Chạp trở đi, các chợ này không họp theo phiên mà diễn ra cả ngày. Người bán bán dăm ba thứ có trong vườn, trong chuồng hay kiếm được trên rừng. Người bán không nói thách và người mua cũng không mặc cả. Thứ họ trao nhau là niềm vui, sự ấm áp, chân thành. Cũng có những nơi, chợ diễn ra ngay trên một con ngõ đầu làng hay trên một bãi cỏ trống. Ở đó, không khí cũng không kém phần náo nhiệt bởi chợ là nơi để những người đi xa vừa mới trở về gặp lại chòm xóm, hỏi thăm nhau những chuyện cũ, chuyện mới… Chợ tết cũng là dịp trẻ con trong làng được theo chân mẹ mua sắm quần áo, đồ chơi nên càng thêm đa sắc, đa thanh…

Các mặt hàng trang trí bắt mắt đa dạng để người dân có thể chọn lựa

Chợ Tết xưa

Chẳng phải ngẫu nhiên mà nhà văn Vũ Bằng hay nhà thơ Đoàn Văn Cừ đã có những cảm nhận và miêu tả thơ mộng về phiên chợ tết của người Việt trong “Thương nhớ mười hai” và “Chợ tết”. Chợ tết từ xa xưa là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt. Năm nào cũng vậy, khi bắt đầu ra chợ mua sắm lễ vật cúng Táo quân là trong tâm tư tôi cũng lại vang lên những câu thơ của nhà thơ Đoàn Văn Cừ: “Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi/ Sương hồng lam, ôm ấp nóc nhà gianh/ Trên con đường viền trắng mép đồi xanh/ Người các ấp tưng bừng ra chợ tết”. Rồi tôi nhớ quê nhà. Nhớ những ngày theo bà, theo mẹ đi chợ tết…

Xưa, để chuẩn bị cho Tết, người ta phải tích cóp, dành dụm cả năm trời. Phiên chợ Tết thường diễn ra từ 25 đến 30 tháng Chạp, nhưng bắt đầu 23 tháng Chạp cúng ông Công ông Táo, các bà, các mẹ đã lo dọn dẹp ban thờ, bày biện và mua sắm vật dụng, thực phẩm. Còn lũ trẻ, niềm vui lớn nhất vào những ngày giáp Tết là sẽ được theo chân bố đi chợ hoa để mua hoa, mua quất về chưng Tết.

Đi chợ Tết ngày xưa chủ yếu là mua lá dong, mua thịt, mua hành để về gói bánh chưng. Ngoài ra, người ta không quên qua cổng chợ xin thầy đồ mấy chữ về thờ vì ngày xưa đa phần không biết chữ nên mới có phong tục thờ chữ trong nhà để mơ ước con cháu sau này được học hành, làm ăn phát đạt. Chữ được chọn để thờ thường là chữ Tâm, Phúc, Đức… Phong tục thờ chữ ngày nay đang được phục hồi bằng thư pháp thể hiện một dân tộc hiếu học trong lịch sử và hôm nay.

Chợ Tết nay

Chợ Tết ngày nay cũng vẫn gần giống như chợ Tết xưa. Cũng đông vui và đầy ắp mọi thứ. Nhưng cuộc sống hiện đại đã làm cho chợ Tết bây giờ đa dạng, tiện lợi và văn minh hơn nhiều.

Chợ Tết nay thỏa mãn một số nhu cầu mua sắm để thưởng ngoạn, mua quà biếu Tết, để lễ bái như hoa kiểng, những loại trái cây, đặc biệt là dưa hấu và những loại trái có tên đem lại may mắn như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài… Những loại chợ Tết đặc biệt cũng sẽ chấm dứt vào trước giờ Ngọ giao thừa. Vào những ngày này, các chợ sẽ bán suốt cả đêm, và đi chợ Tết đêm là một trong những cái thú đặc biệt.

Người dân đi chơ sắm hoa ngày Tết.

Chợ ngày Tết còn bày bán các loại quà biếu Tết để mọi người mua về chưng Tết hay người có nhu cầu tặng, biếu ông bà, cha mẹ hay cấp trên, đồng nghiệp, hàng xóm láng giềng… Các loại quà Tết cũng rất đa dạng, từ giỏ quà Tết, hộp quà Tết đến túi quà Tết, mỗi loại lại có nhiều kiểu cách đóng gói, đa dạng chủng loại sản phẩm và mức giá khác nhau. Nhưng các món được chọn cho món quà biếu Tết thường là trà, rượu, bánh, mứt hay hạt dưa, hoa quả…

Chợ Tết nay không chỉ gói gọn trong các khu chợ, những địa điểm nhất định mà đã tỏa ra mọi ngóc ngách của cuộc sống trong sự phát triển của công nghệ thông tin và các loại hình dịch vụ. Việc chuẩn bị Tết cũng trở nên dễ dàng hơn, cần một tiếng ra chợ hay vào siêu thị là có đủ cho một cái Tết. Gần như tất cả đã được làm sẵn nên người ta không phải lụi cụi vất vả chuẩn bị Tết như xưa. Rất nhiều mặt hàng từ quần áo đến các loại bánh kẹo, thực phẩm đóng gói, giò chả, bánh chưng nấu sẵn, các loại đồ khô như măng miến, nấm hương, mộc nhĩ... đã được bày bán la liệt khắp các chợ từ thành phố đến nông thôn trước cả tháng trời. Sự tiện lợi ấy giúp cho người ta không phải lo lắng nhiều, có thể đợi đến 27, 28 Tết ra chợ một vòng đã có đầy đủ cho ba ngày Tết.

Có thể đâu đó vẫn còn có những băn khoăn giữa Tết truyền thống và hiện đại bởi những khoảng cách thế hệ, nhưng sự đan cài đó cũng như là một cách thức để mỗi người có một cái Tết trọn vẹn theo cách của riêng mình. Bởi Tết là một phần của văn hóa của dân tộc, gắn liền với bao thăng trầm lịch sử của đất nước. Đi chợ Tết là một phong tục gắn liền bao đời với người dân ta và chợ ngày Tết luôn được đón chờ, luôn mang một ý nghĩa quan trọng trong tiềm thức của mỗi người con đất Việt.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Bắc Kạn gặp khó khi xử lý sự cố vỡ đập hồ chứa quặng đuôi tại xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn

Ngày 19/9 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn đã có văn bản gửi Bộ Công Thương báo cáo và đề nghị bộ này hỗ trợ xử lý sự cố sạt lở hồ chứa quặng đuôi mỏ kẽm chì Chợ Điền.
2024-09-20 15:25:41

Tặng quà các đồng chí thương binh, gia đình chính sách bị ảnh hưởng bão lũ tại Yên Bái

Ngày 20/9, Đoàn công tác của Báo Xây dựng, Tạp chí Hòa Nhập và Tập đoàn kinh doanh BĐS Thiên Khôi đã đến tặng quà cho các thương binh, gia đình chính sách bị ảnh hưởng lũ lụt tại Yên Bái.
2024-09-20 15:17:47

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Đại nhạc hội sinh viên kinh tế 2024 chính thức ấn định ngày trở lại

Một tin vui bất ngờ dành cho cộng đồng sinh viên NEU! Sau khi tạm hoãn vì những lý do khách quan, BTC NEU Concert 2024 đã chính thức xác nhận thời gian trở lại vào ngày 5/10.
2024-09-19 15:25:44

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52
Đang tải...