Christian Louboutin và cuộc chiến bảo vệ "đế giày màu đỏ"
(Nguồn: glamour.com) |
Với ý nghĩa như vậy, bất kỳ nhà tạo mẫu nào cũng mong muốn sở hữu độc quyền màu sắc đầy quyền lực này cho các sản phẩm thời trang của mình.
Christian Louboutin - người được mệnh danh là “phù thủy của những đôi giày” - cũng đã rất vất vả để bảo vệ màu sắc độc quyền này.
Khi một thương hiệu bán được 700.000 đôi giày cao gót trong một năm, thu về hàng trăm triệu USD, khi những đôi giày chiếm đến 25% tổng danh thu của một thương hiệu, thì chuyện cố gắng bảo hộ nhãn hiệu, thậm chí chỉ giới hạn ở màu sắc đế giày, là điều không mấy khó hiểu đối với nhà tạo mốt nổi tiếng toàn cầu như Christian Louboutin.
Chính vì thế vào tháng 1/2010, Louboutin đã đăng ký cho nhãn hiệu số 0874489 cho hàng hóa thuộc nhóm 25 (các sản phẩm thời trang bao gồm quần áo, giày dép), với mô tả “màu đỏ được sử dụng cho đế giày.”
Tuy nhiên điều này đã được điều chỉnh trong quá trình thẩm định do các khiếu nại được gửi tới.
Cuối cùng, Louboutin chỉ được sở hữu màu đỏ quyền lực cho “đế giày cao gót” và không dành cho những đôi giày chỉnh hình được thiết kế đặc biệt.
Để bảo vệ “màu đỏ quyền lực” Christian Louboutin cũng tốn rất nhiều công sức. Vụ kiện phức tạp nhất là vào năm 2013 với Công ty của Van Haren.
Sau quá trình xét xử, Tòa án quận Hague của Hà Lan ra phán quyết yêu cầu Van Haren ngừng sản xuất giày cao gót với đế màu đỏ vì xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu Louboutin.
Van Haren sau đó đã kháng cáo quyết định này, khiến cho Tòa án Hà Lan đã phải tiếp tục xét xử vụ kiện.
Cùng với đó, Tòa án Hà Lan phải chờ sự can thiệp của Tòa án Tư pháp Liên minh châu Âu (CJEU) để trả lời cho khái niệm “hình dáng” giới hạn trong các thuộc tính ba chiều của hàng hóa, như đường viền, các phép đo... và liệu khái niệm này có bao gồm các đặc tính khác của hàng hóa, như màu sắc, hay không.
Louboutin đưa ra lý lẽ rằng nhãn hiệu được bảo hộ thì không thuần túy chỉ là về hình dáng mà còn có thể là dấu hiệu màu sắc đặc trưng.
Luật sư Maciej Szpunar (luật sư tại Hà Lan) đã đưa ra quan điểm của mình trong phiên tòa sơ thẩm vào ngày 22/6, tại CJEU.
Theo quan điểm của Maciej Szpunar, ông ủng hộ “phù thủy của những đôi giày” Christian Louboutin trong việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu những “đế giày màu đỏ” của mình tại châu Âu.
Ông cho rằng khía cạnh màu sắc của một sản phẩm cũng cần được quan tâm như những khía cạnh khác của sản phẩm đó như kiểu dáng, logo…
Bởi vậy, cũng như kiểu dáng của sản phẩm, việc tìm kiếm bảo hộ nhãn hiệu về màu sắc liên quan đến kiểu dáng đó là hoàn toàn cần thiết và chính đáng.
Ông Szpunar đưa ra lời diễn giải về điều luật này trước tòa: “Có khả năng áp dụng cho một dấu hiệu bao gồm hình dạng của một sản phẩm và cũng phù hợp cho việc bảo hộ một màu nhất định” trong phần kiến nghị cuối cùng của ông trước tòa án.
Về lý luận, dấu hiệu màu sắc thuần túy là được thừa nhận là nhãn hiệu được gọi là nhãn hiệu phi truyền thống (non-traditional mark), và Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại chưa có sự thừa nhận chính thức các dấu hiệu này với tư cách là nhãn hiệu.
Do vậy mà nếu vụ việc này xảy ra tại Việt Nam thì sẽ gây bối rối không ít cho các cơ quan tư pháp.
Bởi theo quy định của pháp luật Việt Nam, màu sắc chỉ là cách thức thể hiện của “dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó” (Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ), màu sắc chưa được coi là “dấu hiệu” độc lập để trở thành nhãn hiệu.
Chính vì thế, con đường bảo hộ sắc đỏ mê hoặc cho những đôi giày cao gót của các nhà thiết kế người Pháp không hề đơn giản. Những “cuộc chiến” tìm kiếm sự bảo hộ cho “đế đỏ” đã, đang, và sẽ tiếp diễn trong nhiều năm tới đây.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.