Chủ nghĩa xã hội - Tương lai của xã hội loài người

2022-06-02 12:02:51 0 Bình luận
Chủ nghĩa xã hội vẫn thể hiện sức mạnh và sức sống ngay trong những bước vận động quanh co của lịch sử loài người. Nhìn lại 31 năm sau cơn địa chấn chính trị ở Liên Xô (1991-2022), một lần nữa khẳng định điều này có ý nghĩa tư tưởng - lý luận và chính trị - thực tiễn rất thiết thực.

CNXH hiện thực ra đời ở nước Nga sau thắng lợi của cuộc Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga năm 1917 vĩ đại. Trong điều kiện cực kỳ khó khăn và phức tạp: nền kinh tế lạc hậu lại bị tàn phá nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ I; nội chiến và chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quốc; sự bao vây, cấm vận về kinh tế... từ năm 1918 đến đầu năm 1921, Đảng Cộng sản Nga đứng đầu là V.I.Lênin đã thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến, tiến hành quốc hữu hóa tài sản, tư liệu sản xuất quan trọng nhất của bọn tư bản độc quyền, đại địa chủ và các thế lực chống phá cách mạng khác… Sau năm 1945, CNXH từ một nước đã trở thành hệ thống, các nước XHCN trên phạm vi quốc tế và đã đạt được nhiều thành tựu vĩ đại, có ý nghĩa to lớn đối với hòa bình, tiến bộ của nhân loại. Chế độ xã hội chủ nghĩa được xây dựng ở hàng loạt quốc gia Châu Âu (CHDC Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary, Bungary, Rumani, Anbani…), Châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Mông Cổ, Triều Tiên, Lào) và khu vực Mỹ Latinh (Cuba), tạo thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Bên cạnh đó, có hàng chục quốc gia khác định danh xã hội chủ nghĩa trong quốc hiệu của mình và nhiều quốc gia Á - Phi - Mỹ Latinh tuyên bố định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên bản đồ thế giới nửa sau thế kỷ XX, màu đỏ tượng trưng cho phong trào xã hội chủ nghĩa chiếm tỷ lệ gần như tương đương với màu trắng tượng trưng cho các nước tư bản chủ nghĩa. Có ai tự ý vẽ được bản đồ như vậy, nếu không có cơ sở từ hiện thực như hiện thân của tất yếu lịch sử thế giới?

Ảnh minh hoạ.

Tuy nhiên, lịch sử xã hội loài người không đi theo con đường thẳng và phong trào cách mạng cũng không tránh khỏi sai lầm, thất bại hay những thời kỳ rơi thoái trào. Hệ thống các nước XHCN từ khi ra đời cũng có những thăng trầm khó tránh khỏi. Bắt đầu từ cuối những năm 60 của thế kỷ XX, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu rơi vào thời kỳ khủng hoảng. Từ tháng 4 -1989 trở đi, sự đổ vỡ diễn ra liên tiếp ở các nước Đông Âu, đến tháng 9 -1991, chế độ XHCN ở Liên Xô và 6 nước Đông Âu đã bị sụp đổ hoàn toàn. Sự đổ vỡ cũng diễn ra ở Mông Cổ, Anbani và Nam Tư. Năm 2005, trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Nga Putin cho rằng: “Liên Xô tan rã là tai họa chính trị nghiêm trọng nhất của thế kỷ XX. Đối với nhân dân Nga, đó là một bi kịch thực sự”. Vì nhiều lý do, CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu đã rơi vào khủng hoảng và sụp đổ vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Sự sụp đổ này không có nghĩa là sự cáo chung của CNXH mà chỉ là sự sụp đổ của mô hình CNXH cụ thể. Cùng với những thành công của công cuộc cải cách, đổi mới của Trung Quốc và Việt Nam, sự hồi phục của các Đảng Cộng sản ở các nước XHCN trước đây, mô hình “CNXH Mỹ Latinh thế kỷ XXI” đang cho thấy một xu hướng phát triển mới của nhân loại hướng tới CNXH.

Hơn 3 thập niên sau sụp đổ, hiện nay sự phát triển của Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba và một số nước khác đang chứng minh CNXH không sụp đổ, không mất đi mà đang có những triển vọng thực sự. Trong những năm tháng chủ nghĩa xã hội lâm vào khủng hoảng nặng nề, những đầu óc tư bản đế quốc và phản động trên thế giới đều chỉ biết hình dung ra viễn cảnh toàn bộ các quốc gia xã hội chủ nghĩa lần lượt sụp đổ và chôn vùi dưới đống đổ nát. Một lần nữa, lịch sử lại phải dạy cho họ một bài học cần thiết: Thông qua cải cách, đổi mới, chủ nghĩa xã hội vượt qua khủng hoảng và phát triển rất đặc sắc trong bối cảnh mới của thời đại. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể, Trung Quốc và Việt Nam, Cu Ba đã từng bước định hình và định lượng mô hình CNXH và con đường đi lên CNXH phù hợp.

Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cải cách, mở cửa “xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc” kiên trì phương châm: “cầm quyền khoa học, cầm quyền dân chủ, cầm quyền theo pháp luật; “tất cả vì nhân dân”; “tất cả dựa vào nhân dân” và thực hiện 5 nguyên tắc (5 kiên trì) 1. Đại hội XIX (2017) với chủ đề: “Quyết thắng xây dựng toàn diện xã hội khá giả, giành thắng lợi vĩ đại chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới”, đã khẳng định: Xây dựng Trung Quốc trở thành cường quốc hiện đại hóa XHCN giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa, tươi đẹp vào năm 2050; “Nhân dân Trung Quốc sẽ được hưởng sự hạnh phúc và thịnh vượng cao hơn, và dân tộc Trung Quốc sẽ có chỗ đứng cao hơn, vững hơn trên trường quốc tế” 2.

Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI đã thu được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ thành công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà còn có những đóng góp to lớn vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là một tính quy luật của cách mạng Việt Nam, trong điều kiện thời đại ngày nay; Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm, đồng thời đổi mới từng bước về chính trị; Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tăng cường vai trò kiến tạo và quản lý của Nhà nước; Phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN; Mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh của mọi giai cấp và tầng lớp nhân dân; Mở rộng quan hệ đối ngoại, thực hiện hội nhập quốc tế; Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - nhân tố quan trọng hàng đầu bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước…

Xu hướng đi lên CNXH ở các nước Mỹ Latinh khẳng định niềm tin và khả năng phát triển của CNXH. Vào cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, ở khu vực Mỹ Latinh nổi lên phong trào của những người cánh tả trên lập trường dân tộc tiến bộ. Bằng con đường bầu cử dân chủ tư sản, nhiều đảng hoặc tổ chức chính trị xã hội cánh tả đã giành được chính quyền. Có nhiều nước đã tuyên bố xây dựng CNXH theo mô hình “chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI” như Veneduela, Nicaragua, Ecuador, Bolivia. Veneduela là nước khởi đầu cho trào lưu đi theo “mô hình chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XXI” 3.

Mô hình CNXH Mỹ Latinh lựa chọn tạo thành mô hình “chủ nghĩa xã hội Mỹ Latinh thế kỷ XXI” đã thể hiện khá rõ nhiều tính chất XHCN. Về tư tưởng, lấy chủ nghĩa Mác, tư tưởng tiến bộ của Ximôn Bôlivia, tư tưởng nhân đạo thiên chúa giáo làm nền tảng. Về chính trị, nhấn mạnh tư tưởng “dân chủ cách mạng” và chính quyền nhân dân, xây dựng mô hình xã hội theo đó nhân dân tham gia vào công việc của nhà nước, thực hiện công bằng xã hội. Về kinh tế, chủ trương thực hiện kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước và hợp tác giữ vai trò chủ đạo, giành lại chủ quyền dân tộc đối với tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là dầu mỏ, nước sạch...; thực hiện công bằng, giải quyết vấn đề bất bình đẳng và phân hóa xã hội. Về đối ngoại, thúc đẩy khối đại đoàn kết Mỹ Latinh và quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, lấy hợp tác thay thế cạnh tranh, đấu tranh cho một thế giới đa cực dân chủ, chú trọng kinh nghiệm quốc tế của các nước XHCN như Cu Ba, Việt Nam, Trung Quốc.

Tất nhiên, mô hình CNXH Mỹ Latinh còn nhiều điểm cần được tiếp tục nghiên cứu, theo dõi, nhưng với sự xuất hiện mô hình đó chứng tỏ sức sống và khả năng phát triển của CNXH và lòng tin vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa của nhân dân lao động. Đánh giá về khuynh hướng tích cực này, Tuyên bố chung Việt Nam - Veneduela (6-2007) khẳng định: “Hai bên nhất trí cho rằng những biến đổi chính trị gần đây ở Mỹ Latinh và kết quả đấu tranh quả cảm của nhân dân các nước trong khu vực là những bước tiến quan trọng trong quá trình khẳng định độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền, thực hành một nền dân chủ của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân và là một cơ hội để thiết lập các mô hình phát triển kinh tế, xã hội trên cơ sở các nguyên tắc nhân đạo và xã hội chủ nghĩa” 4.

Từ hiện thực phong phú không thể bác bỏ, có đầy đủ cơ sở để khẳng định quá trình ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội cả về lý luận và thực tiễn đều phản ánh một tất yếu của lịch sử thế giới. Chủ nghĩa xã hội đã kết thúc thời đại độc tôn của chủ nghĩa tư bản, mở ra thời đại cách mạng vô sản, thời đại cùng tồn tại giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, thời đại giải phóng dân tộc lật đổ hệ thống thuộc địa, thời đại đấu tranh nhân dân rộng lớn phê phán mô hình tự do tư bản chủ nghĩa, thời đại cải cách và đổi mới chủ nghĩa xã hội. Càng ngày, phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới càng có nhiều chương trình, hình thức, bước đi sáng tạo, đem lại sức sống mới cho lý luận và thực tiễn xã hội chủ nghĩa. Đó chính là biện chứng lịch sử không thể đảo ngược trong thời đại ngày nay!.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Nộp thuế trực tuyến dễ dàng qua eTax Mobile với SHB

Nhằm tiếp tục phát triển các tiện ích và đa dạng hóa các kênh thanh toán, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giao dịch trực tuyến ngày càng cao của khách hàng, SHB phối hợp với Tổng cục Thuế triển khai dịch vụ nộp thuế/phí điện tử cá nhân qua ứng dụng điện tử eTax Mobile.
2024-09-23 16:29:15

Quảng Ninh: Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026, Thông qua 5 Nghị quyết quan trọng

Ngày 23/9- sau 1/2 ngày làm việc khoa học, nghiêm túc, trách nhiệm, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 21 theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định pháp luật hiện hành.
2024-09-23 16:00:56

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị.
2024-09-23 16:00:09

Nam Định: Dâng hương tưởng niệm 724 năm Ngày mất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Ngày 22/9 (ngày 20/8 âm lịch), tại đền Bảo Lộc, xã Mỹ Phúc và đền Thiên Trường thuộc Khu di tích lịch sử-văn hóa Đền Trần, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định), Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm các vị Vua Trần và 724 năm Ngày mất của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (20/8/1300-20/8/2024 âm lịch).
2024-09-23 09:27:23

Điều quý giá nhất trong quan hệ Việt – Nga

Theo Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, niềm tin chính là điều quan trọng, quý giá nhất trong quan hệ giữa Việt Nam - Liên bang Nga.
2024-09-22 12:21:11

Công ty TNHH Kinh doanh Vận tải Sơn Tùng chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

Ngày 20/9, đại diện Tạp chí Đời sống và Pháp luật, Công ty TNHH Kinh doanh Vận tải Sơn Tùng và Công ty Unicorn Ultra đã đến thăm hỏi và tặng quà cho đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại do bão, lũ gây ra.
2024-09-22 10:00:00
Đang tải...