Chu Văn An - Một trong những nhà giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường tư thục

2020-12-01 07:30:18 0 Bình luận
“Chu Văn An là một trong những nhà giáo đầu tiên trong lịch sử giáo dục nước Việt mở trường tư thục để giảng dạy cho mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt tầng lớp xã hội. Trường Huỳnh Cung - Trường chính là nơi thầy Chu Văn An thực hiện triệt để tư tưởng giáo dục cho tất cả mọi người.”.

Đó là nội dung trong Diễn văn kỷ niệm 650 ngày mất của Danh nhân Chu Văn An do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đọc tại buổi Lễ. Chủ tịch Chu Ngọc Anh nói: “Hôm nay ngày 20/11 tại không gian linh thiêng của Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu Quốc Tử Giám - Nơi thường biết đến là Trường Đại học đầu tiên của đất nước, chúng ta long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 650 năm ngày mất Danh nhân Chu Văn An (1370-2020). Một nhà giáo mẫu mực, kiệt suất của dân tộc Việt Nam. Một người con ưu tú của Thăng Long Hà Nội.”.

Tượng thờ Nhá giáo Chu Văn An tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội

Nhà giáo Chu Văn An sinh ra trong một gia đình bình dân tại làng Quang Liệt, huyện Thanh Đàn (nay là thôn Văn xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội). Thầy Chu Văn An đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục đào tạo ở cả 3 không gian Thanh Trì, Thăng Long và Chí Linh (Hải Dương). Khi còn trẻ ông mở trường tư thục ở quê hương. Lúc trung niên làm tư nghiệp Quốc Tử Giám. Khi già về ở ẩn ở núi Phượng Hoàng Chí Linh và tiếp tục dạy học cho đến cuối đời.

Ở thời Chu Văn An, trường học còn rất hiếm. Cả nước chỉ có một trường quốc lập là Quốc Tử Giám ở kinh đô dành cho con vua, con quan, sau mở rộng cho những người tài trong nhân dân theo học. Tư Thiện Đường, Toát Trai Đường ở Thiên Trường (Nam Định) chỉ dành cho con em tôn thất nhà Trần. Trường Yên Tử (Quảng Ninh) hay Hương Sơn (Hà Tây cũ) dành riêng cho nhà chùa.

Bởi trường lớp quá ít, con em nhân dân phần lớn thất học, Chu Văn An đã mở trường Huỳnh Cung tại quê nhà (Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội ngày nay) để dạy học. Ông thu nhận những học trò có ý chí học tập vươn lên, không phân biệt tầng lớp xuất thân. Đông đảo học trò, quanh vùng kinh thành Thăng Long, ở những nơi xa như Châu Hoan, Châu Á - nay là tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày này. Hay ở vùng Kinh Bắc tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh đều đến xin theo học thầy. Nhờ trường của Thầy Chu Văn An con em nhà bình dân đã có chỗ học. Nhiều người trong số họ đã học giỏi, đỗ cao và trở thành nhân tài của đất nước.  Trong khoa thi năm 1314, hai học trò của ông đỗ Thái học sinh, tương đương học vị tiến sĩ. Việc này gây tiếng vang lớn trong giới sĩ tử đương thời. Thầy giáo Chu Văn An và trường Huỳnh Cung được cả nước biết đến. Trường Huỳnh Cung trở thành mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Kể từ đây, bên cạnh trường quốc lập, các trường dân lập phát triển, đông đảo con em nhân dân có nơi học tập, sự nghiệp giáo dục nước nhà mở rộng hơn trước.

Quan điểm giáo dục của Chu Văn An là học phải đi đôi với hành, tự suy nghĩ khơi dậy, phát hiện chân lý cũng như khả năng ẩn dấu trong từng con người. Học để biết, để làm việc để công hiến cho xã hội và học tập suốt đời. Cho đến tận ngày hôm nay quan điểm đó vẫn còn nguyên giá trị, gần gũi với giáo dục của thế giới hiện đại mà UNESCO đã tổng kết. Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định mình. Đặc biệt là giáo dục không phân biệt giàu nghèo. Chính vì vậy thầy giáo Chu Văn An đã được tổ chức UNESCO ghi nhận là nhà giáo dục tiêu biểu của Việt Nam cùng với anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Đại thi hào Nguyễn Du, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thầy Chu Văn An là người Việt Nam thứ 4 được UNESCO vinh danh.

Tại buổi lễ kỷ niệm 650 năm ngày mất của Danh nhân Chu Văn An, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam Michael Croft phát biểu: “Nhân đây xin được nhắc lại vài lời của Chu Văn An để chúng ta thấy được những triết lý khai sáng của ông. Những giá trị đã và đang đề cao triết lý về văn hóa hòa bình trong biến đổi và bất ổn trên toàn cầu hiện nay. Lấy đức thắng người là mạnh; lấy của thắng người là hung; lấy sức thắng người là mất, trong khi xã hội biến đổi không ngừng, toàn cầu hóa đang biến đổi nhanh chóng, các đại dịch đang dần hiện hữu. Hơn bao giờ hết chúng ta cần giữ vững cho mình những tôn chỉ quý giá này.”.

Tượng thầy giáo Chu Văn An trong khuôn viên trường THPT Chu Văn An (Hà Nội). 

Thay mặt hàng triệu các bạn học sinh trong cả nước, đến tham dự kỷ niệm 650 năm ngày mất của danh nhân Chu Văn An, Nguyễn Minh Hiền, học sinh lớp 11B2, Phó Bí thư đoàn trường THPT quốc gia Chu Văn An (Hà Nội) phát biểu: “Trong không gian của ngôi trường cổ kính của chúng con có một câu nói nổi tiếng của thầy Chu Văn An. Đó là: “Ta chưa từng thấy nước nào coi nhẹ sự học mà khá lên được”. Điều đó đã trở thành kim chỉ nam cho việc học tập và tu dưỡng của các thế hệ học sinh. Và chính vì coi trọng sự học, chúng con những chủ nhân tương lai của đất nước cần phấn đấu theo tinh thần của thầy Chu Văn An: Học cả đời - Học đi đôi với hành như thầy đã từng đúc kết. Học mới chỉ có mắt. Hành mới có chân. Có mắt có chân mới tiến được. Có biết mới làm. Có làm mới biết. Nhưng cái biết trong làm mới là cái biết sâu sắc nhất, thiết thực nhất. Có vậy thế hệ tương lai mới giữ được ngọn lửa khát khao cống hiến và phát huy hết năng lực vì một xã hội công bình, một quốc gia thịnh vượng, một dân tộc hạnh phúc”.

                                   Quang cảnh Trường Đại học Chu Văn An 

Để tưởng nhớ Chu Văn An, nhiều đường phố, trường học khắp cả nước được đặt theo tên ông. Như trường Bưởi (nay là trường PTTH Chu Văn An) được thành lập năm 1908 được đặt tại làng Thụy Khuê (nay là phường Thụy Khuê) bên cạnh hồ Tây - Hà Nội; Trường Đại học Chu Văn An đặt tại thành phố Hưng Yên, được thành lập theo Quyết định số 135/2006/QĐ-TTg ngày 08/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ, là trường đào tạo đa ngành, đa trình độ và được tuyển sinh trong cả nước…/.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15
Đang tải...