Chuẩn bị hành trang cho bé lần đầu tiên đi học
Điều
quan trọng đầu tiên là phải chuẩn bị tâm lý
Trước hết cha mẹ hãy chuẩn bị tâm lý cho chính mình và cả ông bà của
bé. Hầu hết phụ huynh tỏ ra
lo lắng, không tin tưởng vào nhà trường như: không biết cô giáo có thương yêu
con mình không, có cho bé ăn uống đầy đủ không, bé khóc cô giáo có dỗ không...
Có phụ huynh còn òa khóc khi để con lại trường, có chị vừa nhìn con lưu luyến
vừa lau nước mắt. Các nhà tâm lý đã kết luận: lần đầu tiên đi học, đa số sự sợ
hãi của trẻ đều bắt nguồn từ tâm lý bất ổn của cha mẹ mình.
Mẹ là người hiểu rõ trẻ hơn ai hết, nếu mẹ thấy thời điểm đi học đã đến thì hãy thuyết phục những người trong gia đình, và hãy quyết tâm làm điều đó. Tiếp sau là chuẩn bị tâm lý cho trẻ. Hãy bắt đầu bằng việc trò chuyện với bé về việc đến trường có cô giáo, có bạn, có phim hoạt hình, sách truyện, tranh ảnh và cho bé nhìn thực tế anh chị đi trước đi học. Trò chuyện với bé mỗi ngày để chuẩn bị tâm lý có lẽ là cách hiệu quả và dễ dàng nhất. Mẹ hãy nói với bé những điều tốt đẹp về trường lớp, cô giáo, bạn bè, những đồ chơi hấp dẫn, giúp bé biết rằng những thứ tốt đẹp và những thứ bé yêu thích ở nhà thì ở trường lớp cũng có.
Rèn
luyện thói quen
Đi học bé phải tuân thủ lịch học của trường nên cha mẹ phải tập thói quen dậy đúng giờ. Việc ngủ sớm buổi tối và dậy sớm buổi sáng sẽ rất quan trọng, giúp bé theo được lịch sinh hoạt mới. Điều chỉnh được lịch sinh hoạt của bé sẽ mất nhiều thời gian nên cha mẹ không nên nóng vội với hi vọng đạt kết quả ngay. Bé cũng nên được rèn khi đi vệ sinh và đi đúng nơi quy định. Nếu bỏ được thói quen bỏ bỉm là tốt nhất. Tập cho bé tự xúc cơm, đó là điểm cộng cho bé bắt đầu tới trường, làm quen với với các món ăn mới tạo cho bé có thể ăn với các món ăn chế biến khác khi đi học.Cha mẹ nên trò chuyện để bé bộc lộ cảm xúc, cho bé giao lưu nhiều với môi trường bên ngoài để bé bạo dạn, vì nhiều bé bị thu mình trong vỏ ốc của ông bà, cha mẹ. Nên cho bé tới thăm quan trường lớp trước để bé quen không khí nơi đây.
Chuẩn
bị hành trang cho bé
Mẹ nên
chuẩn bị cho bé nhiều quần áo trong vài tuần đầu đi học. Bé có thể chưa quen
với việc đi vệ sinh ở nơi mới và có thể làm bẩn quần áo. Bé cũng có thể nôn chớ
khi ăn, hoặc ra mồ hôi nhiều khi chạy chơi. Quần áo đi học nên rộng rãi thoải
mái để cô dễ dàng thay và bé dễ dàng hoạt động như chạy nhảy, ăn uống, đứng lên
ngồi, đi vệ sinh.
Tạo tình cảm tốt giữa cô và bé đây là yếu
tố tâm lý khi trẻ đi học
Nhiều cha
mẹ cứ mang cô ra dọa khiến bé bị ức chế khi đi học, nên thường xuyên hỏi han và
trò chuyện với con về bạn bè ở lớp. Thường xuyên nhắc đến cô như
một người thân. Đặc biệt không nên dọa dẫm con về trường lớp, cô giáo, ví dụ
như: “Nếu con hư mẹ sẽ cho con đến lớp”.
Trao
đổi thường xuyên với cô giáo
Cha mẹ
nên cung cấp đầy đủ thông tin về sức khỏe, sở thích, thói quen, tính cách, đồ
ăn dị ứng của bé cho cô giáo. Nắm được đầy đủ thông tin đó cũng sẽ giúp cô làm
quen, trò chuyện, chăm sóc và gần gũi với bé một cách dễ dàng hơn. Nhất là vào
những hôm sức khỏe bé có thay đổi, việc dặn dò cô giáo để ý, theo dõi bé là rất
cần thiết. Cuối ngày, cha mẹ cũng nên hỏi han về tình hình của bé ở lớp, xem bé
ăn uống, vệ sinh, học tập và vui chơi ở lớp có tốt không.
Chăm
sóc sức khỏe
Những ngày đầu tiên ở
trường mẫu giáo, không ít bé bị tình trạng ho, sốt, ói và khóc liên tục. Nhiều
bé sụt ký, cứ nghe đến hai chữ đến trường là khóc thét lên. Cha mẹ lại không có
kinh nghiệm, có người chọn biện pháp tiêu cực là cho bé nghỉ học. Có người lại
dùng phương pháp hù dọa, buộc bé phải đến trường. Có những bé phải mất cả tuần, có
những bé cần 2 tuần hoặc 1 tháng để thích nghi và làm quen với môi trường mới.
Nếu cha mẹ thực sự tin tưởng vào ngôi trường và giáo viên mình đã chọn lựa cho
con thì hãy kiên trì và cương quyết, đừng vì thấy bé khóc nhiều mà cha mẹ cũng
mủi lòng theo. Quan trọng phải cho đi học đều đừng ngắt quãng tạo không mất hết
thói quen của bé ở trường.
Ngoài ra, phụ huynh phải
chú ý đến sổ liên lạc, xem những nhận xét về trẻ của cô giáo, cùng giáo viên
trao đổi về tâm lý của trẻ. Nếu thấy trẻ đi học có vấn đề bất ổn về tâm lý hoặc
thấy nếp sinh hoạt của nhà trường chưa tốt, nên thẳng thắn trao đổi cùng giáo
viên và ban giám hiệu nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để bé yêu thích đến
trường.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.