Những người khuyết tật đang 'làm mưa làm gió' thế giới công nghệ 4.0
Anh Dương Tuấn Nam (29 tuổi, ngụ Q.Phú Nhuận, TP.HCM), một trong số những người khiếm thị đầu tiên theo đuổi ngành khoa học máy tính tại Việt Nam.
Anh Nam cho biết, anh rất thích tìm tòi khám phá, thường xuyên lên diễn đàn người khiếm thị lập trình nước ngoài để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Mặc dù biết rõ ngành nghề này hạn chế với mình, song vì ngọn lửa đam mê và sự ủng hộ của gia đình, giúp anh thêm tự tin với lựa chọn. Tốt nghiệp đại học, anh Nam gửi hồ sơ ứng tuyển ở một số công ty. Cuối cùng, sau 2 tháng thử việc, anh Nam chính thức vào vị trí kỹ sư phần mềm của một công ty dịch vụ phần mềm lớn tại Việt Nam.
Anh Nam sắp tới sẽ du học thạc sĩ ngành khoa học máy tính
Hiện tại, anh Nam chuyển sang lập trình web. Mặc dù gia đình ở TP.HCM, song chàng trai muốn sống tự lập, chuyển ra ở trọ một mình. Anh Nam hứng khởi thông báo, mới xin thành công học bổng du học thạc sĩ ngành khoa học máy tính; nếu không có gì trở ngại thì năm sau anh sẽ đi du học. Chàng khiếm thị tin rằng, chỉ cần sự tự tin và nỗ lực sẽ giúp mình theo đuổi đam mê, thành công.
Cùng như anh Nam, chị Phạm Hồng Nhung (30 tuổi, ngụ TP.HCM) khuyết tật vận động, câm là một nhân viên thiết kế đồ hoạ (làm việc trên các công cụ đồ họa máy tính, sử dụng hình ảnh, chữ viết, màu sắc... để truyền tải thông điệp truyền thông).
Công việc đầu tiên của chị Nhung là graphic designer - thiết kế đồ họa. Không dừng lại ở đó, cô gái còn học thêm về Front-end Development (phát triển xây dựng giao diện một website tĩnh, tạo nền tảng trải nghiệm cho người dùng) rồi chuyển sang UI/UX (User Interface/User Experience - thiết kế giao diện/trải nghiệm người dùng). Những ngày đầu với chị quả là khó khăn, bị nhiều công ty từ chối nhận vào làm. Tuy nhiên không nản chí, chị từ từ xin học việ và chuyển công ty này sang công ty khác để tích luỹ kinh nghiệm cho mình.
Chị Nhung cho biết, công việc liên quan đến công nghệ thông tin phù hợp với nhiều dạng tật, nhất là khuyết tật vận động. Công việc này đa dạng và có nhiều kênh hỗ trợ, người khuyết tật có thể tiép cận các khoá học thiết kế đồ hoạ miễn phí.
Anh Phạm Như Ý (34 tuổi, quê Phú Yên) bị bại liệt 2 chân, là trưởng nhóm marketing của một công ty chuyên trang trí, thiết kế nhà ở Q.Tân Phú (TP.HCM). 13 năm đầu sống tại TP.HCM, anh lang thang bán vé số rất vất vả. Tình cờ trong một lần đọc báo, anh Ý biết được dự án nâng cao năng lực cho thanh niên khuyết tật của Trung tâm khuyết tật và phát triển (DRD) nên tìm cách liên hệ ngay.
Anh Phạm Như Ý trưởng nhóm marketing của một công ty chuyên trang trí, thiết kế nhà ở
Tham gia dự án, được giao lưu với các bạn sinh viên khuyết tật, học các kỹ năng mềm, rồi sau đó Ý nhận được học bổng thiết kế đồ họa của dự án tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. Trong quá trình học, anh nhận hỗ trợ dự án di chuyển cho người khuyết tật tại trung tâm. 4 năm sau, anh nhận thêm học bổng digital marketing (tiếp thị kỹ thuật số, quảng bá thương hiệu sản phẩm qua các công cụ online như website, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử...
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.