Chuyện về sự sống sót kỳ diệu của đứa trẻ trong Trận Thành cổ Quảng Trị

2020-07-19 00:44:18 0 Bình luận
Đứa trẻ sống sót trong mưa bom bão đạn tại Thành cổ Quảng Trị đối với người thương binh già có lẽ là điều may mắn kỳ diệu của cuộc Kháng chiến chống Mỹ. Nhưng hàng vạn người đã không có được may mắn đó và đã ra đi ở tuổi mười tám đôi mươi.

Trên hành trình trở lại thăm chiến trường xưa Quảng Trị, người thương binh già Cao Huy Trang kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện mà ông cho là kỳ diệu cách đây gần 50 năm trước. Đó là năm 1972 của cuộc Kháng chiến chống Mỹ, những ngày bom đạn khốc liệt nhất tại Thành cổ Quảng Trị. Đơn vị ông đóng ở thôn Xuân An (gần Thành cổ Quảng Trị) làm nhiệm vụ chi viện hỏa lực để bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Ta và địch ở thế giằng co cách nhau bằng con sông Thạch Hãn.

Hằng đêm, anh Trang (ngày đó ông Trang chỉ là một thanh niên) cùng đồng đội phải phân công nhau đi gác dọc bờ sông. Đương nhiên đi gác là phải bò. Chỉ cần đứng dậy có thể bị bắn chết ngay. Một hôm, nhóm trinh sát tiến dọc bờ sông được một quãng thì thấy có một hầm của địch đã rút đi. Xung quanh vẫn còn vứt lại nhiều ống bơ, gạo (ngày xưa goi là gạo sấy trong túi bóng).  Bất chợt, nhóm trinh sát thấy một con gì rất bé di chuyển ra vào hầm. “Hình như là con chó?” – Nhóm trinh sát bảo nhau.

Thấy động, con vật này lại bò rất nhanh rồi lẩn vào hầm. Nhóm trinh sát cũng không dám đến gần mà phải báo cáo đơn vị và quyết định phục đêm thứ 2 để giải quyết. Từ khoảng 30m, anh Trang thấy nó bò ra chỗ mấy chiếc ống bơ. Nó cầm ống bơ lên, ngửa cổ húp nước và ăn gạo sấy. Nhóm trinh sát lập tức ập đến và khống chế mục tiêu. Tất cả đều ngả ngửa vì đó là 1 con người, 1 bé gái khoảng 2-3 tuổi, cơ thể trần truồng, ghẻ lở, chưa biết nói, chỉ biết bò chứ chưa biết đi. Đó là 1 cô bé mồ côi, có lẽ cha mẹ đã tử nạn trong bom đạn quân thù.

Anh hùng Lê Mã Lương dẫn đầu đoàn dâng hương tại Nghĩa trang và Thành cổ Quảng Trị

Cháu bé đã được các thành viên đơn vị nuôi ở chung 1 thời gian. Các anh bộ đội cắt vỏ chăn để may quần áo cho cô bé mặc, tìm cách chưa bệnh ghẻ lở cho cô bé. Một thời gian sau, cô bé biết đi và nói. Cô bé gọi tất cả thành viên đơn vị là bố bồ đội. Một thời gian sau, đơn vị anh Trang nhận nhiệm vụ chiến đâu sang khu vực khác thì đành gửi lại cô bé cho một đơn vị du kích nuôi. Rồi từ đó không còn gặp lại.

Sau ngày giải phóng, đơn vị ông Trang mới dò hỏi lại thì mới hay cô bé đã được nuôi dưỡng trường thành, được một số đơn vị bộ đội thay nhau chăm sóc. Ngày nay, cô xây dựng gia đình và định cư trong Bà Rịa Vũng Tàu. Cô bé ngày nào giờ cũng đã ở tuổi ngũ tuần và đã lên chức bà. Đơn vị ông Trang cũng đã một số lần liên lạc và gặp lại người con ngày nào.

Đối với người thương binh Cao Huy Trang, đó là một điều kỳ diệu của chiến tranh khi 1 đứa trẻ đã thoát chết kỳ diệu trong mưa bom bão đạn để rồi sự sống tiếp tục sinh sôi qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cho đến tận bây giờ.

Nhưng có lẽ đó chỉ là một sự may mắn nhỏ trong muôn vàn nỗi đau khác của cuộc chiến tranh Việt – Mỹ mà ông thương binh già đã đi qua. Hàng ngàn hàng vạn người khác, trong đó có những đồng đội của ông Trang đã không có được may mắn đó. Họ đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường miền Trung. Phần lớn trong số họ còn quá trẻ, chỉ mới mười tám đôi mươi. Những người bạn cùng lứa với ông Trang, cùng huấn luyện, cùng chiến đấu, cùng ăn, cùng ngủ. Có những người bạn đã trở nên thân thiết, có những người mới chỉ gặp một lần nhưng để rồi không có cơ hội gặp lại. Tất cả họ đã ra đi vì tình yêu quê hương tổ quốc.

Sau ngày giải phóng, hầu như năm nào ông Trang cũng quay trở lại Quảng Trị. Thậm chí có năm vài ba lần. Ông quay lại chiến trường để thăm những đồng đội ngày xưa. Những đồng đội của ông đã gửi xác thịt hóa vào cát bụi của dòng thời gian trong cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc… Trong đó cũng có máu thịt của chính ông Trang. Nhưng ông may mắn hơn họ vì ông còn sống làm 1 người thương binh. Rồi 27/7 năm nay, ông lại về đây thắp hương cho bạn bè, đồng đội của mình.

50 năm đã đi qua. Ngày nhập ngũ, người lính Cao Huy Trang mới 17 tuổi. Ông thuộc đại đội 1 tiểu đoàn 14  tham gia chiến trường Quảng Trị từ năm 1972 đến 1975, thời gian khốc liệt nhất của cuộc chiến. Trong đó, Trận Thành cổ Quảng Trị, được sách báo không ít lần nhắc đến. Đó là trận chiến khiến rất nhiều đồng đội của ông hy sinh. Mỗi khi quay lại đây, chính ông Trang và những người lính trong đoàn công tác với chúng tôi đều không giấu nổi những cảm xúc khó tả.

Người thương binh già Cao Huy Trang thắp hương cho đồng đội thời trai trẻ tại nghĩa trang đường 9 và nghĩa trang Trường Sơn.

Ông Trang nhớ lại một kỷ niệm nhiều năm trước. Sau ngày giải phóng, ông quay lại Thành cổ Quảng Trị. Khi đến một khu nghĩa trang ở gần đây, ông và nhóm đồng đội cũ chợt cảm thấy bồn chồn không yên. Như có linh tính, ông và đồng đội đi quanh nghĩa trang thì phát hiện ra rằng trong những nấm mồ kia, một số đồng đội cũ của ông cũng đang nằm ở đó. Ngày họ hy sinh, đơn vị của ông chỉ có thể để thi thể lại. Rồi những ngày tháng miệt mài chiến đấu, tưởng chừng tất cả đều dần vào quên lãng. Nhưng nay gặp lại họ đang nằm ở đây, những người lính năm nào vẫn còn vẹn nguyên nỗi bồi hồi đau thương.

Ông Phi Đình Tuần (tiểu đoàn 4 trung đoàn 24 sư 304) nhớ như in thời khắc đồng đội mình ngã xuống tại Thành cổ Quảng Trị này. Nếu kịp, anh em chỉ có thể đục vào tấm tôn hoặc tờ giấy ghi danh rồi để đồng đội của mình nằm lại một chỗ. Chỉ có vậy rồi đơn vị đi tiếp chứ không thể làm gì hơn.

Ông Phi Đình Tuần nhớ về các đồng đội đã ngã xuống.

Tại sân bay Tà Cơn, Anh hùng Lê Mã Lương hồi tưởng về mhiệm vụ của sư đoàn 304 chiến đâu với thủy quân lục chiến của địch ở Tà Cơn. Từ tháng 3 đến tháng 7 năm 1968, sư đoàn 304 kiệt sức rồi có sư đoàn 308 vào. Rồi sư đoàn 324, sư đoàn 325 vào để thay nhau chiến đấu. Chiến trường Khe Sanh nổi tiếng là nơi đã chôn vùi rất nhiều địch. Nơi đây đã ghi dấu ấn của rất nhiều anh hùng. Người chiến đâu diệt nhiều lĩnh thủy quân lục chiến Mỹ nhất là anh hùng Trần Hữu Tài. Trong đó, người cũng lập nhiều chiến công hiển hách chính là anh hùng Lê Mã Lương. Bảo tàng Tà Cơn luôn là nơi mà anh hùng Lê Mã Lương cùng những người lính như thương binh Phí Đình Tuấn cảm thấy phấn khích bởi những trận chiến đấu oanh liệt của mình.

Đoàn công tác của Hiệp hội doanh nghiệp Thương binh và Tạp chí Hòa nhập đã đi dâng hương tại Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang Đường 9 rồi sang Thành cổ Quảng Trị. Mỗi nơi lại gắn với một kỷ niệm của những người thương binh với những ngày chiến đấu gian khổ ngày nào. Hằng năm, cứ đến dịp kỷ niệm ngày Thương binh liệt sỹ 27/7, những người thương binh lại muốn tìm về đây. Họ tìm về với những đồng đội bạn bè mình, với những ký ức xưa cũ nhưng vẫn vẹn nguyên. Những con người ra đi từ lúc tuổi còn xanh nhưng nay mái đầu đã bạc. Những chiến sỹ ngày nào đều đã lên chức ông bà. Chiến tranh đã đi qua nhiều năm nhưng dấu vết của những mất mát đau thương đối với ông Trang hay ông Tuấn và đồng đội vẫn luôn còn mãi mãi. Đó là những cảm xúc thiêng liêng của những người thương binh đã trải qua năm tháng chiến tranh. Có lẽ những con người trẻ tuổi như chúng tôi, những phóng viên của Tạp chí Hòa nhập cũng tuổi đôi mươi như người lính ngày nào sẽ không bao giờ cảm nhận hết. Đoàn phóng viên trẻ của Tạp chí Hòa nhập chỉ có thể cùng những người thương binh về đây thắp nén hương tri ân những người anh hùng liệt sỹ. Trong số cán bộ và phóng viên của tòa soạn chúng tôi, lứa tuổi già trẻ khác nhau, nhưng đều là những con người của thế hệ sau. Dù cảm xúc khác nhau nhưng đều may mắn sinh ra khi chiến tranh đã đi qua.

Tôi chợt nghĩ đến mấy câu của anh Nguyễn Ngọc Quyết (Tổng Biên tập Tạp chí Hòa nhập) khi đi trên đường trở về Hà Nội. “Chúng ta may mắn hơn họ - những con người đang nằm ở đây. Họ ra đi khi tuổi đời còn trẻ hơn chúng ta bây giờ rất nhiều. Trong số họ, có nhiều người còn chưa hiểu về cuộc đời, chưa kịp nghĩ về tương lai, chưa từng một lần biết đến cảm xúc của tình yêu nam nữ. Chiến tranh đã lấy mất của họ tất cả những thứ mà đáng lẽ mỗi con người đáng phải được hưởng. Chúng ta đến đây hằng năm để bày tỏ niềm tiếc thương, thành kính và biết ơn những người đã ngã xuống hôm qua để có được niềm vui của những người trẻ hôm nay.”

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Hợp tác xã Cựu chiến binh Vạn Xuân Trường kỷ niệm 10 năm thành lập

Hợp tác xã (HTX) Cựu chiến binh (CCB) Vạn Xuân Trường là mô hình được thành lập theo Luật HTX năm 2012, qua 10 năm hoạt động đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế tập thể, là HTX tốp đầu của tỉnh Nam Định về sản xuất kinh doanh.
2024-11-22 09:34:27
Đang tải...