Chuyện về sư thầy chuyên tái chế xe lăn cho người khuyết tật

2022-04-15 09:40:25 0 Bình luận

Sư thầy Đức Minh, tại tràng đạo An Viên (quận 12, TP.HCM) suốt 7 năm qua giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

Theo Trí thức trẻ, thầy Đức Minh cho biết, năm 2017 theo đoàn từ thiện vào Bệnh viện Phục hồi chức năng ở quận 8, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (quận 5). Tại đây, chứng kiến những cuộc đời thiệt thòi, đau đớn vì bệnh tật, mất khả năng lao động khiến thầy muốn làm gì đó để giúp đỡ họ.

Chiếc xe lăn do thầy tái chế (Ảnh: Tri thức trẻ)

Khi trở về chùa, thầy Đức Minh bắt đầu tìm mua xe lăn cũ, với giá từ 200 - 300 nghìn đồng rồi về sửa lại. Cũng từ đó, thầy tìm hiểu về cấu trúc của xe lăn, mày mò đi tìm mua từng phụ tùng như để lắp ráp.

"Có chiếc nhận về chỉ có khung sắt thôi, có phần còn rỉ sét do bệnh nhân người ta ngồi lên xe để tắm. Đây là nguyên nhân khiến xe dễ xuống cấp nhất. Tôi xuống Chợ Lớn (quận 5) để tìm mua bánh xe, vỏ xe, tấm gỗ, miếng vải bố... Nói chung thiếu cái gì, mình mua phụ kiện để đắp cái đó. Chiếc xe chính là đôi chân của người khuyết tật, vì thế, tôi muốn làm cho nó thật vững chãi để họ an tâm và bước đi", thầy Minh nói.

Thầy Đức Minh bỏ tiền túi sáng chế xe lăn phù hợp với nhu cầu của mỗi người (Ảnh: Tri thức trẻ)

Dần dần thành quen, tính đến thời điểm hiện tại, thầy Minh đã làm ra được hàng nghìn chiếc xe lăn, gửi tặng bệnh nhân khuyết tật trên khắp mọi miền đất nước. Mỗi ngày, thầy Minh cùng các Phật tử có thể làm từ 3-4 chiếc xe, sau khi hoàn thành sẽ chuyển đến bưu điện. 

Khi đóng xe lăn gửi đi, thầy Minh vẫn nhét thêm vào đó hộp khẩu trang, túi bánh... như một món quà nho nhỏ động viên họ vượt qua khó khăn. 

"Đa phần, người ngồi xe lăn lâu sẽ gặp một biến chứng là lở loét thịt da. Mỗi chiếc xe lăn mà chúng tôi làm ra đều tương thích, phù hợp với người được tặng. Ví dụ, tôi sẽ hỏi họ tình trạng thế nào, có những người đi bán vé số, trên nóc phải có mui che, có bạn lại không đi vệ sinh được, tôi buộc phải có những thiết kế khác. Có người xe lăn bề ngang chỉ cần 30 cm, có người lại là 40 cm", thầy Minh tâm sự.

Một phật tử giúp thầy Đức Minh lau dọn xe lăn (Ảnh: Tri thức trẻ)

Không chỉ vậy, có những người khuyết tật từ xa đến TP.HCM chữa bệnh đã chọn đạo tràng An Viên làm nơi lưu trú. Mỗi lần như thế, thầy và các đệ tử lại tất tả chuẩn bị đủ số lượng quạt máy, chiếu, mền... để họ có một chỗ nghỉ tươm tất. 

Cuộc đời vẫn còn bao nhiêu người tốt, những việc làm ấp áp nghĩa tình khiến người đời nể phục. Như  anh Lê Huy Tích, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình).

Gần 20 năm trước, anh là một thanh niên mang đầy nhiệt huyết và hoài bão xây dựng quê hương. Thế nhưng, sau một vụ tai nạn đã biến anh thành người bại liệt, phải di chuyển trên xe  lăn. Không buông xuôi, anh Tích vươn lên làm lại cuộc đời, bắt đầu với công việc sáng chế xe lăn cho người cùng cảnh.

Năm 2016, cùng số vốn tich cóp và vay mượn người thân, anh mở cơ sở sửa chữa xe điện, nghiên cứu chế tạo, lắp ráp thành công sản phẩm xe lăn đầu kéo điện dành cho người khuyết tật.

Sản phẩm xe ngày càng hoàn thiện với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, tiện dụng, giá thành hợp lý, nhiều người biết đến hơn. Kết cấu xe có phần đầu kéo riêng, dễ dàng lắp ghép với xe khác, giúp người dùng chủ động tháo lắp mà không cần sự giúp đỡ của người khác. Khi không cần đi xa, người dùng có thể tách rời đầu kéo và di chuyển bằng bánh lăn. Giá xe lăn đầu kéo điện trên thị trường khoảng 20 triệu đồng/chiếc, tại cơ sở của anh Tích từ khoảng 18 triệu đồng/chiếc, được khách hàng là người già, người khuyết tật tin tưởng. Tính từ năm 2016 đến nay, hàng trăm sản phẩm của cơ sở được cung cấp đến hơn 15 tỉnh, thành phố trên cả nước. Từ Yên Bái, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, đến Quảng Nam, Đắk Nông, TP Hồ Chí Minh...

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15

Văn bản Phúc đáp của Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc Phòng

Ngày 30/7/2024, Tạp chí điện tử Hòa nhập nhận được Đơn đề nghị ghi ngày 23/7/2024 của cựu chiến binh (CCB) Trương Công Ninh (Sinh năm 1954), đối tượng hưởng trợ cấp chất độc hóa học dioxin; hiện đang ngụ tại số nhà 18 đường Trương Đăng Quỹ, tổ dân phố Đông Trung, thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
2024-09-18 18:57:28
Đang tải...