Công văn phúc đáp của Tòa án nhân dân tối cao
Sau khi nhận được công văn và đơn do Tạp chí điện tử Hòa nhập chuyển đến, ngày 15/7/2019, TL. Chánh án, KT. Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng TAND tối cao Trần Mạnh Hùng đã có công văn số 220/TANDTC-VP V/v: Chuyển đơn thư khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết đến Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh.
Công văn số 220/TANDTC-VP và công văn số 235/ TANDTC-VP của Tòa án nhân dân tôi cao |
Công văn số: 220/TANDTC-VP có nội dung như sau: “Sau khi báo cáo đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao chuyển các đơn, thư nêu trên (có danh sách kèm theo) đến quý cơ quan để xem xét và giải quyết theo quy định của pháp luật”.
Được biết, từ đó đến nay, ông Hiệp vẫn chưa nhận được bất cứ thông tin phản hồi nào của TAND cấp cao tại TP.HCM. Phải chăng, chính vì sự vào cuộc chậm trễ của cơ quan này, mà ngày 27/6/2019 Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa Phạm Thị Mai Xuân đã ngang nhiên ký Quyết định số 600/2019/QĐ-PT Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự TAND TP.HCM.
Quyết định số 600/2019/QĐ-PT có đoạn viết: “Căn cứ vào khoản 4 Điều 289, khoản 3 Điều 296, khoản 2 Điều 312 của Bộ luật tố tụng dân sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án; Quyết định:
1. Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự thụ lý số: 182/2019/TLPT-DS ngày 05 tháng 3 năm 2019 về “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa:
Nguyên đơn: Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam.
Kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Địa chỉ trụ sở: Số 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 6, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: ông Nguyễn Mạnh Cường-Chuyên viên tố tụng là người đại diện theo ủy quyền (Văn bản ủy quyền số 1812/2018/GUQ-TTXLN ngày 14/6/2018 của ông Nguyễn Đức Thạch Diễm – Chức vụ: Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín).
Bị đơn: 1/Ông Hoàng Hữu Hiệp, sinh năm 1954;
2/Bà Nguyễn Thị Điệp, sinh năm 1956.
Cùng địa chỉ: Số 130 Nguyễn Đình Chính, Phường 8, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
Người đại diện hợp pháp của bà Nguyễn Thị Điệp: Ông Hoàng Hữu Hiệp sinh năm 1954; Địa chỉ: Số 130 Nguyễn Đình Chính, Phường 8, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh là người đại diện theo ủy quyền.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn:
1/Ông Bùi Quang Nghiêm - Luật sư Công ty Luật hợp danh Nghiêm và Chính thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.
2/Ông Trần Ngọc Bích - Luật sư Văn phòng Luật sư Trần Ngọc Bích thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Bản án dân sự sơ thẩm số 1264/2018/DS-ST ngày 21 tháng 11 năm 2018 của Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định này.
3. Về án phí phúc thẩm: Ông Hoàng Hữu Hiệp và bà Nguyễn Thị Điệp không phải nộp án phí dân sự phúc thẩm. Ông Hoàng Hữu Hiệp và bà Nguyễn Thị Điệp được nhận lại số tiền 300.000 đồng tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm theo biên lại thu số 0041494 ngày 03/01/2019 của Chi cục Thi hành án dân sự quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án có hiệu lực thi hành án./.”
Quyết định số 600/2019/QĐ-PT ngày 27/6/2019 của TAND TPHCM về việc Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự |
Căn cứ để Thẩm phán Phạm Thị Mai Xuân, Chủ tọa phiên tòa ký ban hành Quyết định số 600/2019/QĐ-PT là do: “Tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vắng mặt nên Hội đồng xét xử phúc thẩm coi như người kháng cáo từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo theo quy định tại khoản 3 Điều 296 của Bộ luật tố tụng dân sự;...”.
Song, thực tế lại hoàn toàn khác. Trình bày tại đơn tố cáo “Tố cáo Thẩm phán Phạm Thị Mai Xuân - Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ký Quyết định số 600/2019/QĐ-PT ngày 27/6/2019, trái pháp luật Quy định tại Điều 371 Bộ Luật hình sự - Tội ra quyết định trái pháp luật”, ông Hoàng Hữu Hiệp đã viết:
“Ngày 28/5/2019, Chủ tọa phiên tòa - Thẩm phán Phạm Thị Mai Xuân ký Giấy Triệu tập đương sự tham dự phiên tòa. Đúng 14 giờ ngày 27 tháng 6 năm 2019 có mặt tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa xét xử vụ án. (Liên hệ Thư ký Hoàng Yến- SĐT:083.178.969). Nhận được giấy triệu tập tôi nhiều lần gọi điện thoại cho Thư ký Hoàng Yến không trả lời khi nghe tôi xưng họ tên và tôi đến tòa liên hệ cũng không gặp được Thư ký Hoàng Yến.
Ngày 19/6/2019, Luật sư Trịnh Hữu Thịnh – Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh có đơn xin tạm hoãn phiên tòa gửi Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm.
Ngày 21/6/2019, Tòa án nhân dânThành phố Hồ Chí Minh có Biên nhận số 14004 Đơn tố cáo: Cuốn 1: Chánh án Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận – Phạm Doãn Hiếu, Phó Chánh án Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận - Lê Tuấn Dương, Thẩm phán Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận – Trần Thị Ngọc Trâm; Cuốn 2: Ngân hàng Sacombank cố ý làm trái pháp luật; Cuốn 3: Chánh án Ung Thị Xuân Hương, Phó Chánh án Huỳnh Ngọc Ánh, Thẩm phán Phạm Hồng Giảng; Ông Nguyễn Văn Chính- Chánh án Tòa án nhân dân quận 5, Bà Lương Trung Vân Nhi -Thẩm phán Tòa án nhân dân quận 5.
Ngày 21/6/2019, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có Giấy biên nhận với nội dung: Tố cáo Chánh án Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận – Phạm Doãn Hiếu, Phó Chánh án Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận - Lê Tuấn Dương, Thẩm phán Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận – Trần Thị Ngọc Trâm cấu kết ra bản án trái pháp luật. Tố cáo bà Đặng Mạnh Đoan Trang – Phó Trưởng phòng TCCB,TT&TĐKH ký Thông báo số 1126/TB-TCCB, TT&TĐKT trái pháp luật.
Ngày 21/6/2019, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có Giấy biên nhận với nội dung: “Tố cáo Ngân hàng Sacombank làm thủ thuật đảo nợ cho gia đình ông vay tiền mà thực chất là dồn gia đình ông vào chỗ chết rõ ràng là hành vi cố ý làm trái quy định của Ngân hàng nhà nước để chiếm đoạt tài sản của gia đình ông đang thế chấp tại ngân hàng” - Căn cứ khoản 2, Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Ngày 24/6/2019, Bà Nguyễn Thị Điệp có đơn xin tạm hoãn phiên tòa phúc thẩm gửi Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng xét xử phiên phúc thẩm có nội dung như sau: “Trong phiên tòa xét xử phúc thẩm ngày 27/6/2019 theo giấy triệu tập đương sự tham dự phiên tòa, tôi có trở ngại như sau: Ông Hoàng Hữu Hiệp nhiều lần liên hệ với Luật sư Trần Ngọc Bích không được, tòa mời Luật sư Trần Ngọc Bích cũng vắng mặt. Vì vậy, tôi xin rút yêu cầu Luật sư Trần Ngọc Bích bảo vệ và cần có thời gian để có Luật sư mới nghiên cứu hồ sơ để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của chúng tôi. Chính vì lý do trên tôi có đơn Hoãn phiên Tòa phúc thẩm dự kiến vào lúc 14 giờ 00 phút ngày 27/6/2019 chuyển sang một ngày khác để chúng tôi có điều kiện tham gia và trình bày quan điểm, nguyện vọng” đồng thời đính kèm đơn hoãn phiên tòa ngày 19/6/2019 của Luật sư Trịnh Hữu Thịnh gửi Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng xét xử phúc thẩm. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận đơn và có biên nhận số 14073 ngày 24/6/2019.
Ngày 24/6/2019, tôi có đơn xin sao chụp tài liệu gửi Thẩm phán Phạm Thị Mai Xuân - Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm đồng thời đính kèm đơn xin sao chụp tài liệu của Luật sư Trịnh Hữu Thịnh.Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận đơn và có Biên nhận số 14072 ngày 24/6/2019. Nhưng Thẩm phán Phạm Thị Mai Xuân không cho tôi sao chụp tài liệu. Là xâm phạm hoạt động tư pháp!
Phiên tòa phúc thẩm ngày 27/6/2019, không có hai thẩm phán dự khuyết là ông Đào Hồng Cảnh và bà Lê Thị Thuận; không có kiểm sát viên nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, không có luật sư tham dự, trong khi tại Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 1927/2019/QĐ-PT ngày 2/5/2019 lại có ghi các thành phần nêu trên.
Tại sao, với những lý do trên, Thẩm phán Phạm Thị Mai Xuân không cho hoãn phiên tòa phúc thẩm, trong khi cũng tại khoản 3 Điều 296 của Bộ luật tố tụng dân sự có quy định: “Trường hợp người kháng cáo vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa”.
Những chứng cứ này có được coi là trở ngại khách quan để hoãn phiên tòa phúc thẩm theo khoản 3 Điều 296 của Bộ luật tố tụng dân sự? |
Phải chăng, chính vì thế mà ngày 5 tháng 8 năm 2019, TL. Chánh án, KT. Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng TAND tối cao Trần Mạnh Hùng lại ra tiếp công văn số 235/TANDTC-VP V/v: Chuyển đơn thư khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết đến Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung công văn số 235/TANDTC-VP giống hệt như nội dung công văn số 220/TANDTC-VP ký ngày 15 tháng 7 năm 2019.
Nhằm thực hiện tốt “nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân…” như quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật Tổ chức tòa án nhân dân (Luật số: 62/2014/QH13), rất mong Chánh án Toà án nhân dân tối cao, sớm có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm xem xét lại quyết định số số 600/2019/QĐ-PT và Bản án dân sự sơ thẩm số 1264/2018/DS-ST ngày 21/11/2018 của TAND quận Phú Nhuận theo đúng quy định của pháp luật./.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.