Đại dịch kéo dài khiến những lao động tự do, người khuyết tật nhọc nhằn mưu sinh

2021-09-03 20:10:10 0 Bình luận
Hà Nội tiếp tục kéo dài thời gian giãn cách xã hội đến ngày 21/9 để phòng, chống dịch Covid-19, không ít người lao động tự do, người khuyết tật “mắc kẹt” lại Hà Nội rơi vào tình trạng khốn khó. Họ phải oằn lưng, chật vật để vượt qua những tháng ngày đầy khó khăn.

Nằm trong một con ngõ nhỏ là khu trọ vườn Cau với các dãy nhà trọ lụp xụp, ẩm thấp, tập trung chủ yếu là những người lao động tự do thu nhập thấp. Phân nửa số người ở đó đã về quê, số thì bị mắc kẹt, số thì chỉ biết bám trụ lại nhà trọ, không biết đi đâu, về đâu.

Chị Ngoan và 3 đứa con nhỏ trong căn nhà chật hẹp.

Chị Ngoan và 3 đứa con nhỏ trong căn nhà chật hẹp.

Nằm cuối dãy nhà cấp 4 là căn phòng trọ khoảng chừng 6m2 của 4 mẹ con chị Chu Thị Bích Ngoan (quê ở Phú Thọ). Chồng không có việc làm, rượu chè liên miên, dù người nhà có khuyên bảo thế nào nhưng vẫn chứng nào tật nấy, không thể bỏ rượu. Chị quẫn uất kéo theo 3 đứa con nhỏ xuống Hà Nội mưu sinh. Lúc đó, đứa con trai út mới 20 ngày tuổi cũng phải hàng ngày dậy sớm cùng mẹ đi bán hàng rong.

Con đường kiếm sống tại đất Hà Thành của chị Ngoan thật chật vật, ngày này qua tháng khác. Với chiếc xe đẩy trẻ con được một người bà con tặng, chị đã tận dụng nó làm xe đẩy hàng và chất cả 3 đứa con nhỏ đi khắp mọi ngóc ngách, phố phường để bán từng hộp tăm bông, từng chiếc bút bi, đế giày…

“Nhiều người họ bảo tôi là lừa đảo, nếu như con đẻ sao lại lôi đi như thế. Có người lại bảo lười không muốn gửi ông bà trông con, nhưng thực ra bà ngoại cháu thì yếu, mà gia đình nội cũng chẳng còn ai, bố cháu thì nát rượu, mà tôi thì làm gì có tiền để thuê trông nom các cháu”, chị Ngoan tâm sự.

Chiếc xe "chuyên dụng" chở cả gánh hàng và con cái cùng chị mưu sinh trên các tuyến phố ở Hà Nội.

Chiếc xe "chuyên dụng" chở cả gánh hàng và con cái cùng chị mưu sinh trên các tuyến phố ở Hà Nội.

Cuộc sống nghèo khổ cứ diễn ra như vậy. Tần tảo sớm hôm, mỗi tháng chị cũng chỉ kiếm được 5-6 triệu/tháng. Với số tiền này, chị dành ra một khoản để đóng tiền thuê nhà, số còn lại để lo việc ăn uống cho các con, chứ không để dành được đồng nào.  

Khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, cuộc sống của 4 mẹ con chị đã thiếu thốn nay lại càng thiếu thốn hơn. Hàng ngày, họ chỉ biết quanh quẩn trong 4 bức tường, có những ngày không còn một đồng nào trong túi, túng quá, chị đã lén kéo xe hàng ra đường bán. “Tôi bán được 3 cái quạt lụa được 50.000 thì bị lực lượng dân phòng nhắc nhở, khuyên về, từ đó tôi chẳng dám đi bán nữa”, chị Ngoan nói.

Trong quãng thời gian mẹ con chị lăn lộn mưu sinh ở Hà Nội, thì có lẽ đây chính là giai đoạn mà chị rơi vào tình trạng khó khăn nhất, vất vả nhất. Các con đang ngày một lớn lên, 2 đứa con gái sinh đôi, nay đã 4 tuổi nhưng vẫn chưa được đến trường vì mẹ không có tiền gửi con đến lớp. Thương con lắm, thế nhưng, chị chẳng còn cách nào khác bởi tất cả chỉ trông chờ vào nguồn thu nhập ít ỏi từ việc bán hàng rong của chị.

Giờ đây, ngoài sự giúp đỡ của các mạnh thường quân, chị cũng chỉ mong bản thân mình luôn khỏe mạnh để tiếp tục bươn chải nuôi con, bởi nếu chẳng may ốm đau, bệnh tật thì ai sẽ là người lo lắng, chăm sóc cho 3 đứa con thơ?

Ở cùng khu trọ vườn Cau, anh Chu Văn Nguyện (Ba Vì, Hà Nội) là người khuyết tật bẩm sinh, cánh tay anh không thể làm được những công việc bưng bê, bốc vác như những người bình thường. Xuống nội thành, anh sống dựa vào nghề bán tăm bông. Duyên phận đưa đẩy, anh quen và biết chị Bùi Thị Huấn (Kim Bôi, Hòa Bình) làm việc ở đoàn hát của người khuyết tật. Sau một thời gian tìm hiểu, hai người đã quyết định “góp gạo thổi cơm chung”.

Những ngày dịch Covid-19 chưa bùng phát, hàng ngày, anh Nguyện đèo chị Huấn tới các điểm đoàn hát dừng chân, còn anh sẽ vào các chợ ở Hà Nội bán tăm bông. Cuộc sống hàng ngày dựa vào thu nhập chung của anh và chị cũng dư giả, không phải lo lắng quá nhiều.

Anh Chu Văn Nguyện và chị Bùi Thị Huấn hy vọng dịch bệnh chóng qua để còn cố gắng làm việc, tích cóp cho tương lai.

Anh Chu Văn Nguyện và chị Bùi Thị Huấn hy vọng dịch bệnh chóng qua để còn cố gắng làm việc, tích cóp cho tương lai.

Thế nhưng, từ ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, đoàn hát của chị dừng hoạt động, anh cũng không thể tiếp tục công việc bán tăm bông. Cuộc sống của hai người chỉ quanh quẩn trong căn phòng trọ vỏn vẹn 8m2, thiếu thốn mọi bề.

Giữa cảnh ngộ khó khăn chung này, anh Nguyện cũng chỉ biết động viên chị: “những lúc nghèo đói, hai người, có rau ăn rau, có cháo, ăn cháu, miễn sao ở với nhau vẫn thuận hòa là được”.

Biết là vậy, nhưng cái đói, nghèo nhiều khi cứ bám riết lấy cuộc sống của họ. Chị Nguyện chia sẻ, nhiều khi buồn, tủi lắm nhưng vì tình yêu của anh nên chị vẫn phải cố gắng vượt qua và luôn tâm niệm “sau cơn mưa, trời lại sáng”.

Như hàng chục nghìn người lao động tự do khác, từ ngày giãn cách, ngoài sự chắt chiu, tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu, anh chị cũng chỉ biết trông cậy vào sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các mạnh thường quân. Người cho gạo, người cho rau… có sao ăn nấy. Anh chị chỉ mong dịch bệnh nhanh chóng qua đi để còn làm việc, nỗ lực tích góp cho cuộc sống, tương lai sau này./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Cuộc thi vẽ tranh "Đan Mạch trong mắt em 2024" chính thức được phát động

Ngày 25/9, tại trường Nguyễn Siêu (Hà Nội), Hội Hữu nghị Việt Nam - Đan Mạch (VIDAFA) phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức lễ phát động cuộc thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em” năm 2024 với chủ đề “Những ý tưởng xanh”.
2024-09-25 15:29:44

HND xã Công Lý phối hợp Cty CPSX TM Ngọc Ánh ủng hộ các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại của bão Yagi

Thực hiện lời kêu gọi của UBMTTQ các cấp, Hội Nông dân (HND) xã Công Lý đã triển khai vận động hội viên nông dân ủng hộ Nhân dân các tỉnh phía bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3.
2024-09-25 10:30:10

HDBank là doanh nghiệp niêm yết được nhà đầu tư yêu thích nhất

Ngày 24/9/2024, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank, mã chứng khoán: HDB) được bình chọn là "Doanh nghiệp niêm yết lĩnh vực tài chính vốn hóa lớn có hoạt động Quan hệ Nhà đầu tư được Nhà đầu tư yêu thích nhất", theo kết quả công bố tại IR Awards 2024 do Vietstock, Hiệp hội Các nhà Quản trị Tài chính Việt Nam (VAFE) và Tạp chí Fili đồng tổ chức.
2024-09-25 10:13:17

Xuất hiện tình trạng 'cò đấu giá đất' thao túng thị trường

Theo Bộ Xây dựng, hiện tượng bỏ giá rất cao một số lô đất rồi bỏ cọc, tạo mặt bằng giá ảo để thao túng thị trường nhằm thu lợi bất chính diễn ra khá phổ biến và mang tính tổ chức.
2024-09-25 10:04:22

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ Khoá 79

Ngày 24/9 theo giờ địa phương, tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra Lễ khai mạc phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khoá 79 với chủ đề “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Hành động đoàn kết để thúc đẩy hoà bình, phát triển bền vững, phẩm giá con người vì các thế hệ hôm nay và tương lai”.
2024-09-25 09:47:56

Cụm kinh tế sơ kết công tác thi đua 8 tháng và phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024

Sáng 24/09, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết công tác thi đua 8 tháng và phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024 của các đơn vị trong Cụm kinh tế tại Cung trí thức Thành phố Hà Nội.
2024-09-24 21:59:07
Đang tải...