Đại gia Cao Tiến Đoan mang biệt thư đi cầm cố
2017-05-26 15:30:56
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Nằm trong khuôn viên rộng 50.000m2, Biệt thự của ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch HĐQT Công ty Đông Á (Thanh Hóa) đang được cầm cố tại công ty chứng khoán KVS để vay tiền. Đại gia này còn bị tố là chây ỳ không trả nợ.
Nổi tiếng là một doanh nhân thành đạt ở Thanh Hóa trong lĩnh vực bất động sản, địa ốc, đại gia Cao Tiến Đoan còn là tâm điểm được dư luận quan tâm khi đồn đoán công ty Hành tinh xanh, ông Đoan là thành viên HĐQT, có ý tưởng đầu tư kinh doanh trực thăng taxi.
Biệt thự của ông Đoan nằm trên địa phận phường Quảng Châu (huyện Quảng Xương, nay thuộc địa phận Tp. Sầm Sơn). Chủ tịch UBND xã Quảng Châu Nguyễn Huy Thoại xác nhận biệt thự trên chính xác là của đại gia Cao Tiến Đoan, ông Đoan là người thuê, mua lại khoảng 50,000m2 đất ngay tại Quảng Châu để xây dinh thự và nhiều công trình khác trên lô đất đó.
Cổng Biệt thự đang cầm cố của Đại gia Cao Tiến Đoan có bảo vệ canh giữ. Ảnh: Tuệ Phong
Tọa lạc trên khu đất 50.000 m2, biệt thự trắng của đại gia Thanh Hóa Cao Tiến Đoan được xem là một trong những công trình biểu tượng của vùng đất xứ Thanh còn đầy khốn khó. Đến nay, ông nổi tiếng với khu dinh thự tọa lạc trên thửa đất rộng hàng chục ngàn m2 với thiết kế sang trọng, tinh tế bằng gam màu trắng.
Trong khu đất 50.000m2 này, theo một người dân cho biết, ông Đoan còn xây dựng cả sân bay cá nhân. Cũng ngay trong khuôn viên khu đất, đại gia xứ Thanh cho xây dựng khu nhà ở nghỉ dưỡng sinh thái với đường dạo quanh khuôn viên, đường xe điện, bể bơi, sân thể thao tennis, đặc biệt là khu nhà gỗ trồng rường truyền thống, phủ thờ công chúa Mỵ Châu…
Biệt thự "cầm cố" được mệnh danh là Bạch Dinh của ông Đoan, bởi toàn bộ tường bao quanh được sơn màu trắng. Ảnh: Tuệ Phong
Điều tra của phóng viên cho thấy, đại gia Cao Tiến Đoan đã cầm cố toàn bộ mảnh đất 50.000m2 đất này và căn nhà số 31 Hàng Than, Thành phố Thanh Hoá tại công công ty cổ phần Chứng khoán Kenanga Việt Nam (Công ty Chứng khoán KVS) để vay 25 tỷ đồng là có thật.
Cụ thể, ngày 20/12/2011, ông Cao Tiến Đoan, Tổng giám đốc Tổng công ty Bất động sản Đông Á và Công ty Chứng khoán KVS đã ký hợp đồng số 01/HDTUVDT/KVS-ĐA/2011 để tạm ứng vốn đầu tư. Mục đích hợp tác đầu tư là hoàn thiện và đưa vào kinh doanh dự án “Khu Resort – Khu cầu Bình Hòa – Quảng Châu – Quảng Xương – Thanh Hóa” (thực chất là Biệt thự của ông Đoan). Để ứng được 25 tỷ đồng của Công ty Chứng khoán KVS, ông Đoan đã phải thế chấp “Khu Resort – Khu cầu Bình Hòa – Quảng Châu – Quảng Xương – Thanh Hóa”, tài sản trên đất chưa có sổ đỏ ở mặt sau tòa nhà, và Nhà số 31 Hàng Than – TP. Thanh Hóa.
Hợp đồng cầm cố biệt thự của đại gia Cao Tiến Đoan
Không những vay Công ty Chứng khoán KVS, ông Đoan còn nhiều lần vay tiền của cá nhân ông Cao Văn Sơn – Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán KVS.
Năm 2015, công ty Chứng khoán KVS đã dùng xe Toyota mang biển kiểm soát: 89C – 06820 đi thẳng vào Trung tâm Hội nghị 25B - nơi diễn ra đại hội - rồi sau đó tiến về tổng hành dinh của Tổng công ty Đông Á ở số 11 đại lộ Lê Lợi, TP Thanh Hoá với tấm băng rôn đòi nợ với dòng chữ: “Yêu cầu ông Cao Tiến Đoan phải trả cho Công ty KVS 31 tỷ đồng và trả cho ông Cao Văn Sơn 21 tỷ đồng” gây rúng động tỉnh Thanh Hóa.
Sau đó, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án “Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng” mà nguyên đơn là Công ty Chứng khoán KVS và bị đơn là Công ty Đông Á của ông Đoan. Theo thông tin mới nhất, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã có Kháng nghị Giám đốc thẩm “Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 16/2016/KDTM-PT ngày 10/10/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa” và đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử giám đốc thẩm hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm và sơ thẩm, đồng thời giao Tòa án nhân dân TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa xét xử lại.
Trao đổi với PV Hoà nhập, một lãnh đạo của công ty chứng khoán KVS cho biết hợp đồng tạp ứng vốn này kéo dài trong 10 tháng, nhưng sau khi kết thúc thời gian, bên công ty KVS đã yêu cầu thanh toán nhiều lần nhưng ông Đoan chây ỳ không thanh toán, dù đã đồng ý gia hạn hợp đồng cho ông Đoan đến năm 2014, nhưng ông Đoan vẫn không "chịu" tất toán hợp đồng nên mới xảy ra vụ việc đòi nợ rúng động Thanh Hoá năm 2015, đến thời điểm hiện tại ông Đoan mới trả được 3 tỷ tiền gốc, như vậy dư nợ gốc còn lại 22 tỷ, nếu tính cả lãi đến đến thời điểm hiện nay tổng số nợ của công ty đại gia Cao Tiến Đoan với công ty KVS lên tới gần 40 tỷ. Cũng theo vị lãnh đạo này, ông Đoan đã phải bán căn nhà số 31 Hàng Than, Thanh Hoá để trả nợ.
Khu biệt thự của đại gia Cao Tiến Đoàn nằm trong khuôn viên rộng 50,000m2 đã được cầm cố để vay tiền, sự thực về nguồn gốc lô đất này như thế nào là một dấu hỏi với dư luận. Bên cạnh đó, hàng loạt dự án của đại gia đình đám xứ Thanh lại đình trệ nhiều năm không triển khai. Ngân hàng nào đứng sau để cho công ty của đại gia này vay tiền khi công ty đang nằm trong nhóm 5 của nợ xấu với kết quả kinh doanh không lấy gì làm sáng sủa. Đến số vốn đại gia Cao Tiến Đoan góp vốn "lớn" cỡ nào vào công ty Hành tinh xanh. Tất cả những nội dung này sẽ được Hoanhap.vn thông tin tới bạn đọc trong những kỳ tiếp theo.
Biệt thự của ông Đoan nằm trên địa phận phường Quảng Châu (huyện Quảng Xương, nay thuộc địa phận Tp. Sầm Sơn). Chủ tịch UBND xã Quảng Châu Nguyễn Huy Thoại xác nhận biệt thự trên chính xác là của đại gia Cao Tiến Đoan, ông Đoan là người thuê, mua lại khoảng 50,000m2 đất ngay tại Quảng Châu để xây dinh thự và nhiều công trình khác trên lô đất đó.
Cổng Biệt thự đang cầm cố của Đại gia Cao Tiến Đoan có bảo vệ canh giữ. Ảnh: Tuệ Phong
Tọa lạc trên khu đất 50.000 m2, biệt thự trắng của đại gia Thanh Hóa Cao Tiến Đoan được xem là một trong những công trình biểu tượng của vùng đất xứ Thanh còn đầy khốn khó. Đến nay, ông nổi tiếng với khu dinh thự tọa lạc trên thửa đất rộng hàng chục ngàn m2 với thiết kế sang trọng, tinh tế bằng gam màu trắng.
Trong khu đất 50.000m2 này, theo một người dân cho biết, ông Đoan còn xây dựng cả sân bay cá nhân. Cũng ngay trong khuôn viên khu đất, đại gia xứ Thanh cho xây dựng khu nhà ở nghỉ dưỡng sinh thái với đường dạo quanh khuôn viên, đường xe điện, bể bơi, sân thể thao tennis, đặc biệt là khu nhà gỗ trồng rường truyền thống, phủ thờ công chúa Mỵ Châu…
Biệt thự "cầm cố" được mệnh danh là Bạch Dinh của ông Đoan, bởi toàn bộ tường bao quanh được sơn màu trắng. Ảnh: Tuệ Phong
Điều tra của phóng viên cho thấy, đại gia Cao Tiến Đoan đã cầm cố toàn bộ mảnh đất 50.000m2 đất này và căn nhà số 31 Hàng Than, Thành phố Thanh Hoá tại công công ty cổ phần Chứng khoán Kenanga Việt Nam (Công ty Chứng khoán KVS) để vay 25 tỷ đồng là có thật.
Cụ thể, ngày 20/12/2011, ông Cao Tiến Đoan, Tổng giám đốc Tổng công ty Bất động sản Đông Á và Công ty Chứng khoán KVS đã ký hợp đồng số 01/HDTUVDT/KVS-ĐA/2011 để tạm ứng vốn đầu tư. Mục đích hợp tác đầu tư là hoàn thiện và đưa vào kinh doanh dự án “Khu Resort – Khu cầu Bình Hòa – Quảng Châu – Quảng Xương – Thanh Hóa” (thực chất là Biệt thự của ông Đoan). Để ứng được 25 tỷ đồng của Công ty Chứng khoán KVS, ông Đoan đã phải thế chấp “Khu Resort – Khu cầu Bình Hòa – Quảng Châu – Quảng Xương – Thanh Hóa”, tài sản trên đất chưa có sổ đỏ ở mặt sau tòa nhà, và Nhà số 31 Hàng Than – TP. Thanh Hóa.
Hợp đồng cầm cố biệt thự của đại gia Cao Tiến Đoan
Không những vay Công ty Chứng khoán KVS, ông Đoan còn nhiều lần vay tiền của cá nhân ông Cao Văn Sơn – Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán KVS.
Năm 2015, công ty Chứng khoán KVS đã dùng xe Toyota mang biển kiểm soát: 89C – 06820 đi thẳng vào Trung tâm Hội nghị 25B - nơi diễn ra đại hội - rồi sau đó tiến về tổng hành dinh của Tổng công ty Đông Á ở số 11 đại lộ Lê Lợi, TP Thanh Hoá với tấm băng rôn đòi nợ với dòng chữ: “Yêu cầu ông Cao Tiến Đoan phải trả cho Công ty KVS 31 tỷ đồng và trả cho ông Cao Văn Sơn 21 tỷ đồng” gây rúng động tỉnh Thanh Hóa.
Sau đó, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án “Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng” mà nguyên đơn là Công ty Chứng khoán KVS và bị đơn là Công ty Đông Á của ông Đoan. Theo thông tin mới nhất, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã có Kháng nghị Giám đốc thẩm “Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 16/2016/KDTM-PT ngày 10/10/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa” và đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử giám đốc thẩm hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm và sơ thẩm, đồng thời giao Tòa án nhân dân TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa xét xử lại.
Trao đổi với PV Hoà nhập, một lãnh đạo của công ty chứng khoán KVS cho biết hợp đồng tạp ứng vốn này kéo dài trong 10 tháng, nhưng sau khi kết thúc thời gian, bên công ty KVS đã yêu cầu thanh toán nhiều lần nhưng ông Đoan chây ỳ không thanh toán, dù đã đồng ý gia hạn hợp đồng cho ông Đoan đến năm 2014, nhưng ông Đoan vẫn không "chịu" tất toán hợp đồng nên mới xảy ra vụ việc đòi nợ rúng động Thanh Hoá năm 2015, đến thời điểm hiện tại ông Đoan mới trả được 3 tỷ tiền gốc, như vậy dư nợ gốc còn lại 22 tỷ, nếu tính cả lãi đến đến thời điểm hiện nay tổng số nợ của công ty đại gia Cao Tiến Đoan với công ty KVS lên tới gần 40 tỷ. Cũng theo vị lãnh đạo này, ông Đoan đã phải bán căn nhà số 31 Hàng Than, Thanh Hoá để trả nợ.
Khu biệt thự của đại gia Cao Tiến Đoàn nằm trong khuôn viên rộng 50,000m2 đã được cầm cố để vay tiền, sự thực về nguồn gốc lô đất này như thế nào là một dấu hỏi với dư luận. Bên cạnh đó, hàng loạt dự án của đại gia đình đám xứ Thanh lại đình trệ nhiều năm không triển khai. Ngân hàng nào đứng sau để cho công ty của đại gia này vay tiền khi công ty đang nằm trong nhóm 5 của nợ xấu với kết quả kinh doanh không lấy gì làm sáng sủa. Đến số vốn đại gia Cao Tiến Đoan góp vốn "lớn" cỡ nào vào công ty Hành tinh xanh. Tất cả những nội dung này sẽ được Hoanhap.vn thông tin tới bạn đọc trong những kỳ tiếp theo.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Tuệ Phong