Đào tạo giáo viên hỗ trợ, định hướng nghề nghiệp cho người khuyết tật
Bà Kaye Eldridge, Giám đốc Chương trình Aus4Skills tại Việt Nam, cho biết lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhận thức về tiềm năng của người khuyết tật còn hạn chế.
Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Việt Nam có khoảng 2 triệu người khuyết tật không có việc làm, họ không thể phát huy hết được khả năng của họ trong thị trường lao động.
Trong khi, có công việc và có thu nhập là một trong những con đường ngắn nhất giúp người khuyết tật (NKT) vượt qua mặc cảm, tự ti trong cuộc sống. Thế nhưng, vì nhiều lý do, đến nay, tỷ lệ NKT trong độ tuổi lao động không có việc làm tại VN vẫn còn cao, chưa kể có gần 93% NKT không được đào tạo nghề.
Buổi lễ ra mắt khóa đào tạo giáo viên/giảng viên hỗ trợ học viên khuyết tật chiều 1/3 (Ảnh: Thanh Niên)
Aus4skills là dự án của Chính phủ Úc, hỗ trợ Việt Nam trong việc tiếp cận và sử dụng nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, góp phần vào sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Việt Nam. Riêng khóa học nằm trong khuôn khổ hợp phần “Thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp”.
Ông Nguyễn Văn Cử, Phó giám đốc Trung tâm DRD, cho hay khóa đào tạo được triển khai tại TP.HCM với hơn 10 trường giáo dục nghề nghiệp cùng một số đơn vị, tổ chức của người khuyết tật.
Chương trình được thực hiện trên nền tảng online, kết hợp tập huấn offline, nội dung do Aus4Skills và Trung tâm DRD phối hợp sản xuất, dự kiến diễn ra trong 5 tháng với các hoạt động liên quan việc cung cấp kiến thức và kỹ năng về việc tăng cường sự tham gia của người khuyết tật trong giáo dục nghề nghiệp như các hỗ trợ/điều chỉnh hợp lý, tiếp cận kỹ thuật số, hỗ trợ định hướng nghề nghiệp đối với các dạng khuyết tật, mô hình cố vấn, hỗ trợ...
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.