Dịp tết Quý Mão 2023: Cảnh giác với tai nạn thương tích trẻ em

2023-01-21 08:00:00 0 Bình luận
Các bác sĩ cảnh báo, phụ huynh cần chú ý đến trẻ để phòng ngừa nguy cơ tai nạn không mong muốn, nhất là thời điểm Tết Nguyên đán - khi trẻ được nghỉ học kéo dài 2 tuần.

Bác sĩ Ngô Anh Vinh, Khoa Cấp cứu - Chống độc (Bệnh viện Nhi trung ương) khám cho 1 trong 3 trẻ bị ngộ độc sau khi uống nhầm thuốc điều trị bệnh rối loạn thần kinh. (Ảnh: HMO)

Trong dịp cuối năm 2022 và đầu năm 2023, hàng loạt vụ tai nạn thương tích trẻ em thương tâm đã xảy ra khắp cả nước. Các bác sĩ cảnh báo, phụ huynh cần chú ý đến trẻ để phòng ngừa nguy cơ tai nạn không mong muốn, nhất là thời điểm Tết Nguyên đán - khi trẻ được nghỉ học kéo dài 2 tuần.
Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tiếp nhận nhiều nạn nhân nhỏ tuổi bị tai nạn thương tích do pháo tự chế gây ra. Điển hình là em N.M.T (12 tuổi, ngụ tỉnh Đắk Lắk). Thời điểm nhập viện, T bị đa chấn thương, các vết thương nham nhở ở vùng hàm mặt, vai, ngực, cẳng chân và mắt. Em được các bác sĩ bệnh viện tầm soát các thương tổn, phẫu thuật cắt lọc vết thương, lấy dị vật, khâu vết thương và điều trị bỏng mắt.
Hiện tại, em đã qua cơn nguy kịch, tình trạng dần ổn định. Theo thông tin từ gia đình, em cùng nhóm bạn gần nhà tự ý đặt mua nguyên liệu trên mạng rồi cùng chế tạo pháo. Pháo nổ khiến hai em trong nhóm tử vong, hai em bị thương.

 Trước đó, Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận một bé trai (15 tuổi ngụ Bình Thuận) tự học chế pháo đã vĩnh viễn mất đi ngón tay ở bàn tay phải, kèm vết thương rất nặng ở lòng bàn tay.
Từ những sự cố thương tâm liên quan đến pháo tự chế đặc biệt khi mùa Tết đang cận kề, bác sĩ Nguyễn Hiền, Khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Nhi đồng 2 lưu ý, gia đình và nhà trường cần quan tâm hơn nữa, tăng cường giáo dục, tuyên truyền để các em nhận thức được hành vi tự chế pháo là vi phạm pháp luật. Càng nguy hiểm hơn, tự chế pháo và sử dụng pháo có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân và những người xung quanh.
Bác sĩ Nguyễn Tấn Hưng, Phòng Chỉ đạo tuyến -  Bệnh viện Nhi đồng 1 lại cảnh báo, gần đây, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận một số trường hợp trẻ bị bỏng cồn với tình trạng nặng, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Theo bác sĩ Nguyễn Tấn Hưng, bỏng cồn là loại bỏng rất nguy hiểm bởi vì dễ bắt cháy và lây lan ra các vật liệu khác, đồng thời lửa cồn màu xanh rất khó nhìn thấy khi lửa nhỏ khiến nhiều người không để ý vô tình tiếp thêm cồn dẫn đến lửa bùng lên và gây ra tai nạn. Bỏng cồn thường bỏng ở mặt, thân trước, tứ chi hoặc thậm chí bỏng đường hô hấp.
Để dự phòng tai nạn đáng tiếc xảy ra, phụ huynh không nên cho trẻ chơi đùa ở nơi đang nấu ăn, đặc biệt là nấu bằng cồn. Người nhà chú ý trông chừng trẻ khi ngồi trên bàn ăn có bếp dùng cồn để nấu; chú ý thường xuyên đến trẻ khi nấu ăn để tránh trẻ đột ngột chạy đến bếp nấu. Đối với những trẻ đã nhận thức được, phụ huynh cần cho trẻ biết những hiểu biết cơ bản để phòng tránh các tai nạn gây nên bỏng, hướng dẫn cho trẻ những điều cần làm nếu không may xảy ra tai nạn.
Vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã tiếp nhận bé trai V.T.KH (7 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp) trong tình trạng cánh tay trái bị dập nát. Theo người nhà, trẻ đi đến công trình xây dựng chơi thò tay vào máy trộn bê tông, bị kẹt tay vào máy. Người làm công phát hiện tắt máy, đưa trẻ ra ngoài thấy dập nát cánh tay. Trẻ sau đó được người nhà đưa đến bệnh viện địa phương, sơ cứu băng nẹp và truyền dịch giảm đau, chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Tại đây, các bác sĩ ghi nhận trẻ lừ đừ, da xanh niêm nhợt, môi tái, vết thương toàn tay trái dập nát, chảy máu, không bắt được mạch quay. Chẩn đoán vết thương tay trái dập nát gây đứt động mạch cánh tay, chảy máu, sốc mất máu, ngay lập tức, các bác sĩ cấp cứu kích hoạt quy trình báo động đỏ đồng thời băng ép vết thương cầm máu, đặt nội khí quản giúp thở, thiết lập hai đường truyền tĩnh mạch truyền dịch chống sốc, đăng ký máu, chuyển phòng mổ trong vòng 15 phút.
Ê-kíp các bác sĩ chỉnh hình, mạch máu, ngoại khoa, gây mê hồi sức, hồi sức ngoại, ngân hàng máu, tích cực hồi sức truyền dịch, truyền máu, dùng thuốc vận mạch, điều chỉnh toan chuyển hóa máu.
Do mô hoại tử rất nhiều, các bác sĩ đã tiến hành cắt lọc và lấy ra nhiều đất cát. Nhận thấy không thể cắt nối động mạch được nên các bác sĩ rạch da 10cm ở cổ chân lấy một đoạn tĩnh mạch ghép vào thay thế đoạn động mạch cánh tay bị dập cắt bỏ, khâu cơ che xương, làm mỏm cụt ngón 1 và 3.
Sau gần 2 tháng điều trị, mạch máu của trẻ lưu thông tốt, tưới máu đầu chi hồng hào. Trẻ được cai máy thở, tỉnh táo, được ghép da và phục hồi dần tay trái, có thể cử động giơ lên, hạ xuống như bình thường.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh nên giáo dục con em mình nhận thức được nguy hiểm rình rập khi đến chơi ở các công trình xây dựng như: ngã vào các hố đào dở dang bị ngập bởi nước mưa, các dụng cụ tường vách, dàn giáo có thể sập đè, các máy cắt thép gạch, máy trộn bê tông… nguy hiểm đến tính mạng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15
Đang tải...