Độc đáo nghề lạ ăn cơm dưới đất làm việc trên .... trời

2020-04-21 09:06:51 0 Bình luận
Vùng Bảy Núi (An Giang) từ lâu nổi tiếng với những rừng thốt nốt bạt ngàn - loài cây kì lạ 20 năm mới ra trái đã vô tình sản sinh ra nghề trèo thốt nốt độc đáo. Những người “ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời” này thường làm việc một mình và luôn đối mặt với sự an nguy của tính mạng. Nhưng do cuộc mưu sinh, họ chấp nhận rủi ro để kiếm tiền lo cho gia đình.

Cây thốt nốt cho nước, trái ngọt nhưng cũng gắn liền với nghề lam lũ, hiểm nguy của những người trèo thốt nốt. Từ tờ mờ sáng, người theo nghề ở đây trèo lên những ngọn cây thốt nốt cao chót vót để lấy nước về nấu đường. Dù lắm gian nan và vất vả nhưng đó là nguồn sống của biết bao gia đình.

                                                            Trèo thốt nốt. Ảnh: Trọng Triết

Khác với trèo dừa ở miệt đồng bằng, những người trèo thốt nốt phải chuẩn bị những cây tre có mắt lớn cột chặt vào thân cây làm “cây đài” giống như cây thang để leo lên. Hành trang lên cây thốt nốt của mỗi người là dao bén dắt bên hông, chai, lọ cột quanh người... để lấy nước, bẻ trái trên cây mang xuống.

Một điều lạ là những người trèo cây thốt nốt thường không sở hữu cây thốt nốt nào. Thông thường, bà con sẽ liên hệ với những gia đình có cây thốt nốt để thuê với giá 150.000-200.000 đồng/cây/năm cho mỗi cây đực và cao hơn một chút đối với cây cái. Sở dĩ có sự chênh lệch này là vì cây đực chỉ cho nước về bán uống hoặc nấu đường, còn cây cái có thêm cả trái.

Nhiều người thợ trèo thốt nốt cho biết, tuy nghề khá nguy hiểm, cực khổ nhưng nếu chịu khó thì ngày nào cũng có thu nhập. Tuy nhiên, nghề trèo thốt nốt có tính thời vụ, chỉ làm từ đầu tháng 11 âm lịch cho đến tháng 5 năm sau. Đây là thời điểm nước thốt nốt ngọt, sản lượng đường thu được sau khi nấu cũng nhiều hơn.

Ở huyện Tri Tôn, những người mưu sinh bằng nghề trèo thốt nốt sinh sống thành một xóm biệt lập tại ấp An Lợi, xã Châu Lăng. Những bậc cao niên tại đây cho biết, nghề leo thốt nốt có tính “thời vụ”, chỉ làm từ đầu tháng 11 âm lịch cho đến tháng 5 năm sau. Đây là thời điểm nước thốt nốt ngọt, sản lượng đường thu được sau khi nấu cũng nhiều hơn.

Vậy là từ năm 16 tuổi, ông Võ Thái Hùng, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn đã bắt đầu đi leo thốt nốt thuê. Sau khi lập gia đình, ông đã thuê vườn thốt nốt rồi tự leo lấy nước nấu thành đường bán, đến nay ông cũng đã theo nghề hơn 30 năm. Ông Hùng vẫn hay nói vui, cái nghề này là “ăn cơm dưới đất mà làm việc trên trời”, mỗi ngày ông lại tất bật với công việc của mình từ sáng sớm cho đến tận chiều tối.

Thông thường, thốt nốt được người dân trồng ở các bờ ranh, vừa giữ đất lại cho thu nhập. Cây trồng từ 15 năm trở lên mới cho trái và nước đường. Để lấy được những lít nước thốt nốt ngọt mát, người thợ phải rất giỏi trèo cây, cây thấp nhất cũng 9-10m, có cây cao hơn 20m. Hoặc có khi người trèo chuyền từ cây này sang cây khác mà không phải tụt xuống đất, chỉ cần sơ suất nhỏ là có thể mất mạng như chơi.

Quá trình lấy nước thốt nốt cũng lắm công phu, tùy theo tay nghề của người thợ mà chất lượng đường có thể khác nhau. Khi thốt nốt trổ buồng, người thợ cầm con dao bén, trèo lên cây cắt bỏ buồng. Từ chỗ cuống bị cắt, nước trong cây chảy vào một hũ nhựa đã đặt sẵn. Sau 8-10 tiếng người thợ sẽ đem xuống đất một lần. Trong mùa cao điểm từ tháng giêng đến tháng 7, mỗi ngày, người thu hoạch sẽ trèo cây từ 1-2 lần để hứng nước.

“Mình lựa cây cho nó sung, cái bẹ bự thiệt bự thì nước nó mới mạnh. Mới đầu tôi dọn bẹ, buột đài trước, róc gai, dọn xong rồi chọn cái bông nào vừa mình kẹp, còn cái nào không vừa thì chặt bỏ hết. Thường tôi đặt hũ đựng vào buổi sáng, canh 6 tiếng thì lấy 1 lần, còn nếu làm ban đêm thì nó phải lâu một chút” - ông Hùng cho biết.

Ông Chau Đốk (55 tuổi) cho biết: “Hầu hết những người leo thốt nốt đều thuê cây của người khác. Mỗi cây thuê với giá từ 100.000-200.000 đồng/năm tùy đực hay cái. Cây cái thường có giá cao hơn, vì ngoài lấy nước còn hái được trái”.

Anh Châu Xem (34 tuổi) hiện đang thuê 40 cây thốt nốt với giá 4.000.000 đồng/năm. Dừng lại trước một cây thốt nốt cao hơn 20m, dọc thân cây được cột sẵn cây tre nhiều mắt, anh Xem cứ bám theo mắt tre mà thoăn thoắt leo lên. Anh Xem dùng chiếc kẹp tre kẹp bông thốt nốt rồi dùng dao cắt gọt bông, dẫn nước từ bông thốt nốt chảy thẳng vào 2 chai nhựa được đặt sẵn. Và cũng nhanh như khi trèo lên, thoắt cái đã thấy anh Xem xuống đất.

Những ngày đầu mùa khô này đi khắp vùng Bảy Núi nơi nào cũng thấy các lò nấu đường thốt nốt đỏ lửa. Đi trên các con đường ở các phum, sóc của xã An Lợi, Châu Lăng, Văn Giáo, An Cư… dễ dàng ngửi được hương thơm ngào ngạt của đường thốt nốt. Năm nay, bà con phấn khởi vì giá đường bán tại lò cao hơn so với năm trước, cuộc mưu sinh cũng vì thế thêm phần náo nhiệt.

Nhờ nghề nấu đường thốt nốt mà gia đình anh Chau Sóc Dên, xã Châu Lăng có cuộc sống ổn định. Anh phấn khởi nói: “Từ khi được tham gia lớp tập huấn kĩ thuật khai thác và chế biến, đường do gia đình nấu có giá bán cao hơn. Hiện mỗi ngày gia đình cung cấp từ 25-30kg đường, với giá bán 35.000 đồng/kg. Trước đây có 10 nhà leo thốt nốt nay chỉ còn lại 2 - 3 nhà trong ấp, họ đã bỏ nghề vì ngại nguy hiểm hoặc đã kiếm nghề ổn định hơn”.

Theo thống kê của các ngành chức năng, thốt nốt tập trung ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên với số lượng trên 60.000 cây, mỗi năm thu hoạch khoảng 6.000 tấn đường. Sản lượng đường hàng năm tăng khoảng 10% do tuổi thọ cây càng cao lượng đường nấu được càng nhiều. Đường thốt nốt có 2 loại là đựng trong keo và đường tán tròn, giá bán là 50.000 đồng/kg. Thời điểm này về vùng Bảy Núi không khó để thấy sản phẩm từ thốt nốt có mặt khắp nơi từ hàng quán, chợ hay chỉ là chòi nhỏ ven đường.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người mù tiếp tục tổ chức khai giảng các lớp dạy nghề năm 2024

Thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động đã đề ra trong năm 2024, Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người mù trực thuộc Hội người mù (HNM) tiếp tục tổ chức khai giảng 03 lớp dạy nghề cho người mù năm 2024.
2024-09-28 19:12:51

Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình viếng phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngày 28/9, lễ tang PGS. Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, Thủ đô Hà Nội. Đoàn tỉnh Quảng Bình do ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dẫn đầu viếng PGS. Đặng Bích Hà.
2024-09-28 15:55:00

CSGT hướng dẫn du khách nước ngoài đi đường đèo Mèo Vạc, Đồng Văn

Lượng khách đi du lịch bằng xe máy, mô tô tại huyện Đồng Văn (Hà Giang) chiếm khá đông, đặt ra vấn đề về đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn huyện là việc làm cần thiết.
2024-09-28 13:44:14

Bổ nhiệm tân giám đốc Sở GTVT Quảng Bình

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Thắng vừa ký Quyết định số 2739, về việc bổ nhiệm ông Hoàng Đăng Cương giữ chức giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Bình từ ngày 1/10/2024.
2024-09-28 09:00:00

Quế Võ - Si Ma Cai: Mang lòng tương thân tương ái tới với vùng biên giới phía Bắc

Thực hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá rách hơn” và hưởng ứng chỉ thị của Trung ương về việc hỗ trợ người dân khắc phục, ổn định đời sống, tái thiết sau bão lũ tại mảnh đất địa đầu biên cương của Tổ quốc. Tạp chí điện tử Hòa Nhập đã phối hợp cùng với Thị Đoàn Quế Võ, Chùa Bảo Khánh (Bắc Ninh) và một số đoàn thể thực hiện chuyến đi thiện nguyện tới với huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai trong ngày 27/9.
2024-09-27 18:38:27

Hiệp hội VAIDE-Chỗ dựa tin cậy cho các Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật

Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam luôn cố gắng là chỗ dựa tin cậy cho các doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật hoạt động trong tất cả các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh - dịch vụ của nền kinh tế. Nhờ đó, nhiều thương binh, người khuyết tật đã vượt qua nỗi đau, tích cực lao động để không trở thành gánh nặng cho xã hội.
2024-09-27 18:20:01
Đang tải...