Dòng họ Phạm Tu – Thượng Thủy Tổ Dòng họ Phạm ở Việt Nam

2023-04-20 12:03:54 0 Bình luận
Phạm Tu (chữ Hán: 范 脩, 476-545) Tiền Lý triều Tả tướng, Trưởng Ban võ của nhà nước Vạn Xuân, công thần khai quốc nhà Tiền Lý trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công giúp vua Lý Nam Đế đánh đuổi quân đội nhà Lương, thành lập nước Vạn Xuân độc lập.

Đô Hồ Đại Vương Phạm Tu (476-545)

Phạm Tu sinh ngày 12 tháng 3 năm Bính Thìn (21/4/476) tại hương Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, trấn Sơn Nam, nay là làng Quang, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Cha là Phạm Thiều và mẹ là Lý Thị Trạch vốn là những người đức độ có tiếng trong vùng. Từ nhỏ Ngài đã là một trang thiếu niên phương phi, tuấn tú; chăm đọc sách, học giỏi, đàn hát hay… Lớn lên lại năng luyện võ nghệ, là một đô vật nổi tiếng, thường được gọi là Đô Tu, rồi đã thật sự trở thành một hào kiệt có uy tín lớn ở đất nhà. Sống dưới ách đô hộ của nhà Lương, Người đề ra chủ trương “cửu niên tam tích: tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn, tích khí phòng tặc”, kiên trì chuẩn bị lâu dài tích trữ lương thực, quần áo, vũ khí, tập hợp các anh hùng, nghĩa sĩ ngày đêm dốc sức luyện tập võ công, rèn đúc khí giới, hoạch định kế sách, liên kết với các thủ lĩnh ở các địa phương cùng chí hướng để đánh đuổi giặc ngoại xâm, cứu dân, cứu nước.

Danh tướng Phạm Tu là vị anh hùng dân tộc kiệt xuất có công đánh đổ ách thống trị của Phương Bắc (từ năm -179 đến năm +905), giành lại độc lập cho nước nhà, đánh tan quân lấn chiếm Phương Nam, bảo vệ biên cương Tổ quốc, trở thành vị Khai quốc công thần Triều Tiền Lý, xây dựng Nhà nước Vạn Xuân, một Nhà nước độc lập có tổ chức khá hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta vào thế kỷ thứ VI.

Trải qua gần 15 thế kỷ với bao thăng trầm của đất nước, nhưng lớp bụi thời gian không thể nào xóa nhòa những chiến tích vĩ đại của Người. Sử sách ghi chép về Người không còn nhiều nhưng trong “Đại Việt sử ký toàn thư” đã có 2 lần ghi chiến tích của Người, bộ “Biên niên Lịch sử cổ trung đại” có 3 chỗ nói về Người. Sách “Lịch sử Việt Nam” của UB KHXH do NXB KHXH xuất bản năm 1971 đã viết khá kỹ về Người. Đặc biệt trong vòng 20 năm gần đây, nhiều nhà Sử học danh tiếng và con cháu Họ Phạm đã có nhiều nghiên cứu về Người, nhất là từ cuộc Hội thảo khoa học về Phạm Tu do Hội khoa học Lịch sử phối hợp với Ban Liên lạc Họ Phạm Việt Nam (nay là Hội đồng Họ Phạm VN) tổ chức ngày 08-9-1998, đã đưa ra được bức tranh khá hoàn chỉnh về một vị anh hùng xuất hiện rất sớm trong lịch sử nước ta.

Năm 541, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa chống nhà Lương, Người đã đem toàn bộ tướng sĩ dưới trướng hưởng ứng nhiệt thành, tạo thành sức mạnh tổng lực để tiêu diệt quân thù. Người có công đầu tiến công hạ Thành Long Biên, sở lỵ của quân đô hộ Nhà Lương, đuổi Thứ sử Tiêu Tư về nước, lật đổ hoàn toàn bộ máy cai trị của chúng, sau đó, tiếp tục giải phóng nhiều vùng rộng lớn thuộc Bắc Bộ ngày nay. Khi Nhà Lương tập trung lực lượng ở vùng biên giới hòng tràn sang chiếm lại nước ta, Phạm Tu đã chủ động đưa quân đến đánh phủ đầu, phá tam âm mưu của giặc, giữ vững vùng giải phóng mới giành được.

Năm 543, quân Lâm Ấp ở phương Nam kéo ra quấy phá vùng Cửu Đức (vùng Hà Tĩnh hiện nay), Người được giao nhiệm vụ lập tức đem quân đánh đuổi, cứu giúp nhân dân, giữ yên bờ cõi. Phạm Tu trở thành vị Thống soái đầu tiên của nước ta trực tiếp chỉ huy Quân đội đánh tan quân giặc, giữ vững non sông, đất nước ở cả phía Bắc lẫn phía Nam.

Thắng lợi vang dội “phá Bắc, bình Nam” ở hai đầu đất nước, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp Lý Bí củng cố Quân đội, xây dựng cơ đồ, chấn hưng xã tắc và lên ngôi, lấy tên hiệu là Lý Nam Đế, niên hiệu là Thiên Đức, đặt quốc hiệu là VẠN XUÂN, lập nên Nhà nước độc lập sau mấy trăm năm dưới ách đo hộ Phương Bắc, xây dựng một triều đình có tổ chức quy mô đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, phong Triệu Túc làm Thái Phó, Tinh Thiều đứng đầu Văn ban, Phạm Tu đứng đầu Võ ban.

Năm 545, Nhà Lương huy động lực lượng cả 5 châu xung quanh nước ta là Việt, La, An, Ái, Định sang xâm chiếm nước Vạn Xuân. Thế giặc quá lớn, Phạm Tu xây dựng gấp một chiến thành bằng gỗ, đất bên bờ sông Tô Lịch để cản giặc, tạo điều liện cho Lý Nam Đế cùng đại quân của Triệu Quang Phục rút lui an toàn, củng cố lực lượng, chiến đấu lâu dài, bảo vệ nền độc lập non trẻ của nước ta suốt 6 chục năm tiếp theo. Trong trận huyết chiến không cân sức đó, ông đã anh dũng hy sinh ngay tại chiến trận vào ngày 13-8-545 (20 tháng Bảy năm Ất Sửu) ở tuổi 70.

Nghe tin ông mất, vua Lý Nam Đế vô cùng thương tiếc, cho Thái giám về quê hương, truy phong cho Người tước “LONG BIÊN HẦU”, ban tên thụy là “Đô Hồ”, sắc phong cho Thanh Liệt là “thang mộc ấp”, miễn sưu sai tạp dịch để thờ Phạm Tu là “bản cảnh thành hoàng”, lưu truyền mãi mãi. Gần 5 trăm năm sau, Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long đã phong ông là Đại Thành hoàng của Thành Thăng Long. Các đời vua từ Đinh, Lê, Lý Trần đến Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn đều có sắc phong “Thượng đẳng thần”, “Đô hồ đại thần”, “Đô Hồ Đại vương”.

Người dân Thanh Liệt đã lập Đình Ngoại thờ Thành hoàng Đô Hồ Đại vương và Miếu Vực thờ Phạm Tu cùng thân mẫu, thân phụ của ông. Tại Thanh Liệt còn có Đình Lý Nhân là nơi thờ vọng ông vì trước đây Đình Ngoại còn là nơi làm Việc làng. Một số địa phương khác ở miền Bắc cũng có đền thờ Đô Hồ Đại vương Phạm Tu như Đình Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai thờ Lý Nam Đế và Phạm Tu (Á thánh) là thành hoàng làng, Đền thờ ở thôn Hoành Sơn xã Thái Văn huyện Thái Thụy, Thái Bình, Đền Cả ở thôn Thượng, xã Diễn Kim, Diễn Châu, Nghệ An, v.v

Đình Ngoại thờ danh tướng Phạm Tu ở xã Thanh  Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Đình Ngoại xã Thanh Liệt, nơi thờ chính thức Phạm Tu được xếp hạng Di tích Lịch sử -Văn hóa cấp Quốc gia năm 1989. Năm 2009, trong dịp Kỷ niệm Nghìn năm Thăng Long- Hà Nôi, UBND Hà Nội đã đầu tư 29 tỷ và nhân dân trăm họ khắp nơi, trong đó có bà con Họ Phạm cả nước công đức thêm mấy chục tỷ nữa để tu bổ tôn tạo Đình Ngoại khang trang rộng rãi như hiện nay trên khu đất có diện tích 6.900m2. Tại gian giữa chính điện có bức đại tự ghi 4 chữ “PHẠM TỔ LINH TỪ”.

Phạm Tu là người họ Phạm đầu tiên xuất hiện trong chính sử, là người có công lớn với đất nước, được nhân dân tôn kính. Vì vậy, năm 1998, Ban Liên lạc Họ Phạm Việt Nam (nay là Hội đồng Họ Phạm VN) đã suy tôn Phạm Tu là “Thượng Thủy tổ của Họ Phạm Việt Nam”

Ông Phạm Văn Tuấn Chủ Từ đền Thờ Phạm Tu cùng đoàn Họ Phạm ở Việt Hưng (Ý Yên – Nam Định) lên thắp hương bái yết Người.

Hằng năm, Chính quyền và nhân dân xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì Hà Nội phối hợp với Hội đồng Toàn quốc Họ Phạm Việt Nam long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Phạm Tu hy sinh mà nhân dân Thanh Liệt gọi là ngày “hóa Thánh” (20 tháng Bảy âm lịch) và ngày sinh của ông (12 tháng Ba âm lịch). Hàng ngàn người họ Phạm từ hàng chục tỉnh thành trong cả nước và nhân dân trăm họ vùng Hà Nội về dự. Tại nhiều địa phương xa, từ Hà Giang, Quảng Ninh đến TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau, Đắc Lắc…, Hội đồng Họ Phạm các cấp đều tổ chức ngày giỗ 20 tháng Bảy dưới nhiều hình thức phong phú kết hợp với các sinh hoạt việc họ khác như khuyến học, khuyến tài, các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao... Nhiều gia tộc họ Phạm trên cả nước đã rước ông về thờ tại Nhà thờ tổ của gia tộc mình, xây dựng Nhà thờ khang trang, đúc tượng, vẽ tranh thờ ông điển hình như ở An Ninh Hạ (Huế), Kim Sơn ( Ninh Bình), nhiều xã, huyện ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.... Đặc biệt, một gia đình Doanh Nhân ở Tam Bình, Vĩnh Long đã dành khoảng đất rộng và tự bỏ kinh phí hàng tỉ đồng xây dựng một ngôi nhà khang trang để thờ phụng Đô Hồ Đại Vương Phạm Tu trong khuôn viên hoành tráng và đã hiến tặng cho Hội đồng Họ Phạm làm nơi thờ Thượng Thủy tổ Họ Phạm Việt Nam, nơi tập hợp bà con trong vùng. Hội đồng Họ Phạm thành phố Hồ Chí Minh đã thiết kế nội thất cho thật xứng đáng với công đức của ông và đặt tên là Phạm Tổ Linh Từ tại Tam Bình Vĩnh Long.

Hiện nay, một số Thành phố lớn đã có đường phố mang tên Phạm Tu như Hải Dương, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang… Tên tuổi của ông xứng đáng được nhân dân ghi nhớ và đặt tên cho các đường phố trên nhiều thành phố trong cả nước. Các thể hệ người Họ Phạm Việt Nam mãi mãi tự hào về vị Thượng Thủy tổ của dòng họ mình, vị anh hùng kiệt xuất của Dân tộc đã làm rạng rỡ đất nước ta. Anh linh của Thượng Thủy tổ mãi mãi phù hộ cho con cháu gắn bó cùng nhau trong tình đồng tộc, làm được mọi điều tốt đẹp cho mỗi người và cả cộng đồng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15
Đang tải...