DongABank muốn bàn gì tại ĐHĐCĐ bất thường sau 4 năm bị kiểm soát đặc biệt?
2019-09-09 08:49:17
0 Bình luận
Trải qua 4 năm chịu sự kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank, OTC: DongABank) bất ngờ có động thái mới khi thông báo ngày 26/09 tới đây sẽ là ngày chốt danh sách cổ đông để tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2019. Ngân hàng vẫn chưa công bố cụ thể nội dung và thời gian tổ chức Đại hội.
DongA Bank được thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào năm 1992, với số vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Từ năm 2015 đến nay, vốn điều lệ của nhà băng này là 5,000 tỷ đồng.
Tính đến giữa năm 2015, 4 cổ đông lớn nắm giữ trên 5% vốn điều lệ của DongA Bank là CTCP Xây dựng Bắc Nam (10%), PNJ (7.7%), Văn phòng Thành ủy TP. Hồ Chí Minh (6.87%), CTCP Vốn An Bình (5.42%).
Ngày 14/08/2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố kết luận thanh tra toàn diện DongA Bank và quyết định kiểm soát đặc biệt với nhà băng này. Theo đó, NHNN đã miễn nhiệm, đình chỉ nhiều chức danh lãnh đạo chủ chốt của DongA Bank.
Theo thông cáo của NHNN: “Kết quả thanh tra cho thấy, trong giai đoạn 2012 trở về trước, Đông Á đã có nhiều vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính và hoạt động của Đông Á.”
Số phận của nhà băng này được đặc biệt quan tâm sau khi kết quả kinh doanh 2014 cho thấy chỉ đạt 7% kế hoạch đề ra. Năm 2014, lợi nhuận trước thuế của DongA Bank đạt 35 tỷ đồng, giảm 96% so với năm 2013. Với kết quả này, DongA Bank không trả cổ tức cho cổ đông. Tăng trưởng tín dụng là 1% (cho vay tổ chức tín dụng trong nước tăng 73% trong khi cho vay khách hàng giảm 2.26%) và nợ xấu là 3.7%.
Kể từ ngày bị kiểm soát đặc biệt, DongA Bank đã không công bố công khai BCTC trong suốt 4 năm qua.
DongA Bank cho biết, tính đến hết tháng 08/2016, huy động vốn từ KHCN và tổ chức kinh tế của DongABank tăng thêm 806 tỷ đồng so với tháng 7/2016 và tăng 535 tỷ đồng trong tháng 9/2016. Dư nợ tín dụng dành cho KHCN tăng 228 tỷ đồng từ tháng 8 đến tháng 11/2016. Đây cũng là năm mà ông Trần Phương Bình, cựu Tổng giám đốc ngân hàng bị bắt vì liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm).
Tại thời điểm cuối tháng 6/2017, huy động vốn của DongA Bank tăng trên 700 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm tăng 1,200 tỷ đồng, tương đương tăng 2.1%.
Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng gần 400 tỷ đồng, tương đương 2.35% so đầu năm 2017. Nợ xấu thu hồi trong 6 tháng đầu năm 2017 ở mức 1,260 tỷ đồng. Thu nhập từ dịch vụ tiếp tục duy trì sự tăng trưởng so cùng kỳ khi tăng 25 tỷ đồng, tương ứng 11%.
Kết thúc năm 2017, tổng số nợ có vấn đề của DongABank đã được thu hồi đạt khoảng 12,100 tỷ đồng (trong đó thu gốc là 9,600 tỷ đồng, lãi 2,500 tỷ đồng). Riêng trong năm 2017, DongABank đã thu được 7,500 tỷ đồng (trong đó thu gốc là 5,400 tỷ đồng, lãi là 2,100 tỷ đồng).
Đến quý 1/2018, Ngân hàng tiếp tục thu hồi nợ xấu ước đạt hơn 900 tỷ đồng (trong đó thu gốc hơn 870 tỷ đồng), vượt 6% kế hoạch đặt ra trong quý.
Tính đến giữa năm 2015, 4 cổ đông lớn nắm giữ trên 5% vốn điều lệ của DongA Bank là CTCP Xây dựng Bắc Nam (10%), PNJ (7.7%), Văn phòng Thành ủy TP. Hồ Chí Minh (6.87%), CTCP Vốn An Bình (5.42%).
Ngày 14/08/2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố kết luận thanh tra toàn diện DongA Bank và quyết định kiểm soát đặc biệt với nhà băng này. Theo đó, NHNN đã miễn nhiệm, đình chỉ nhiều chức danh lãnh đạo chủ chốt của DongA Bank.
Theo thông cáo của NHNN: “Kết quả thanh tra cho thấy, trong giai đoạn 2012 trở về trước, Đông Á đã có nhiều vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính và hoạt động của Đông Á.”
Số phận của nhà băng này được đặc biệt quan tâm sau khi kết quả kinh doanh 2014 cho thấy chỉ đạt 7% kế hoạch đề ra. Năm 2014, lợi nhuận trước thuế của DongA Bank đạt 35 tỷ đồng, giảm 96% so với năm 2013. Với kết quả này, DongA Bank không trả cổ tức cho cổ đông. Tăng trưởng tín dụng là 1% (cho vay tổ chức tín dụng trong nước tăng 73% trong khi cho vay khách hàng giảm 2.26%) và nợ xấu là 3.7%.
Kể từ ngày bị kiểm soát đặc biệt, DongA Bank đã không công bố công khai BCTC trong suốt 4 năm qua.
DongA Bank cho biết, tính đến hết tháng 08/2016, huy động vốn từ KHCN và tổ chức kinh tế của DongABank tăng thêm 806 tỷ đồng so với tháng 7/2016 và tăng 535 tỷ đồng trong tháng 9/2016. Dư nợ tín dụng dành cho KHCN tăng 228 tỷ đồng từ tháng 8 đến tháng 11/2016. Đây cũng là năm mà ông Trần Phương Bình, cựu Tổng giám đốc ngân hàng bị bắt vì liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm).
Tại thời điểm cuối tháng 6/2017, huy động vốn của DongA Bank tăng trên 700 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm tăng 1,200 tỷ đồng, tương đương tăng 2.1%.
Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng gần 400 tỷ đồng, tương đương 2.35% so đầu năm 2017. Nợ xấu thu hồi trong 6 tháng đầu năm 2017 ở mức 1,260 tỷ đồng. Thu nhập từ dịch vụ tiếp tục duy trì sự tăng trưởng so cùng kỳ khi tăng 25 tỷ đồng, tương ứng 11%.
Kết thúc năm 2017, tổng số nợ có vấn đề của DongABank đã được thu hồi đạt khoảng 12,100 tỷ đồng (trong đó thu gốc là 9,600 tỷ đồng, lãi 2,500 tỷ đồng). Riêng trong năm 2017, DongABank đã thu được 7,500 tỷ đồng (trong đó thu gốc là 5,400 tỷ đồng, lãi là 2,100 tỷ đồng).
Đến quý 1/2018, Ngân hàng tiếp tục thu hồi nợ xấu ước đạt hơn 900 tỷ đồng (trong đó thu gốc hơn 870 tỷ đồng), vượt 6% kế hoạch đặt ra trong quý.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Vũ Hạo/Fili