Ngay từ sớm, tại QL. 21, du khách cũng phải chen nhau để đi
Từ xa xa, những lá cờ hội đã được cắm ngoài QL. 21 và đường dẫn vào chùa như báo hiệu lễ hội đang được diễn ra, dẫn đường du khách vào thăm quan Khu di tích lịch sử đất Thành Nam.
Những ngày này, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan và trẩy hội chùa Cổ Lễ ngày càng đông đúc, càng làm tăng thêm sự đông vui của ngày hội trong cái nắng nhẹ của mùa thu, từng dòng người ra vào thắp hương cầu may.
Bên cạnh đó, rất nhiều trò chơi dân gian như: lễ rước Phật, đấu vật, đánh cờ người, đua tải trên dòng sông uốn lượn quanh chùa... diễn ra rất sôi nổi.
Theo lịch sử còn ghi lại thì thiền sư, pháp sư Nguyễn Minh Không sinh đầu thế kỷ 12, quê quán tại làng Điền Xá, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Năm 29 tuổi ông xuất gia đầu Phật và cùng 2 người anh em kết nghĩa sang Tây vực (Bắc Ấn Độ), tầm học phép “Tam vô lậu” đắc “Giới - Định - Tuệ viên dung nhập Thánh siêu phàm du nhật nguyệt”.
Sau khi trở về nước thiền sư, pháp sư Nguyễn Minh Không trụ trì Thần Quang Tự (tức chùa Cổ Lễ ngày nay), sau đó ngài vượt Tống quyên đồng đem về đúc “An Nam Tứ Đại Khí” - 4 bảo vật quý ở nước ta:
1- Tượng Phật cao hơn 4 mét ở chùa Quỳnh Lâm, Đông Triều, Quảng Ninh.
2- Chuông Quy Điền nặng 1.000 kg ở Lục Đầu Giang, Phải Lại, Hải Dương.
3- Tháp “Báo Thiên” cao 9 tầng ở Hà Nội.
4- Đỉnh Phổ Minh nặng 1.000 kg ở Tức Mặc, thành phố Nam Định.
Nhằm tưởng nhớ công ơn của ông, hàng năm Giáo hội Phật giáo huyện Trực Ninh lại long trọng tổ chức lễ hội chùa Cổ Lễ, một lễ hội đầy trang nghiêm, thành kính và mang đậm ý nghĩa sâu sắc của dân tộc.
Chùa Cổ Lễ là công trình kiến trúc văn hóa Phật giáo và dân tộc, chùa được Bộ Văn hóa xếp hạng “Di tích lịch sử” Quốc gia, là trụ sở Phật giáo huyện Trực Ninh và là cơ sở trường hạ Phật giáo tỉnh Nam Định.
Dưới đây là một số hình ảnh tại lễ hội chùa Cổ Lễ:
Đua tải truyền thống của lễ hội
Cầu Cuốn vào chùa Trình
Chùa Trình được xây dựng năm 1936
Đại Hồng Chung nặng 9 tấn đặt dưới lòng hồ
Thấp Cửu Phẩm Liên Hoa cao 32m
Con đường dẫn vào chùa đông nghẹt người.