Đưa dịch vụ công trực tuyến vào trường học
2017-03-14 10:24:18
0 Bình luận
Các em học sinh sau khi được đào tạo sẽ trở thành những công dân điện tử, giúp người thân thực hiện các thủ tục hành chính qua mạng.
Để giúp người dân có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ công trực tuyến, UBND quận Thanh Xuân đang tập trung đầu tư cho thế hệ công dân điện tử tương lai qua việc trang bị kiến thức về lĩnh vực này cho 100% học sinh lớp 8.
Đào tạo nguồn công dân điện tử
Dịch vụ công trực tuyến đang được triển khai tại các quận, huyện trên toàn thành phố. Mô hình đã chứng minh được tính ưu việt và nhu cầu sử dụng dịch vụ này của người dân và các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng cao.
Dù vậy, thực tế triển khai còn gặp không ít khó khăn, nhất là việc người sử dụng chưa kịp thích ứng với loại hình đăng ký dịch vụ trực tuyến. Do đó, số lượng người dân và các tổ chức tham gia sử dụng các dịch vụ công trực tuyến còn hạn chế.
Để khắc phục những khó khăn trên, đảm bảo mọi công dân, doanh nghiệp có thể giao tiếp qua mạng với chính quyền 24/24 giờ trong ngày, công tác phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân đang được UBND quận Thanh Xuân tập trung triển khai.
Trong tháng 3-2017, quận Thanh Xuân sẽ tổ chức lớp học cho hơn 2.000 học sinh lớp 8 trên toàn quận để trang bị hiểu biết cơ bản về dịch vụ công trực tuyến trên cơ sở kiến thức về công nghệ thông tin đã được học trong nhà trường. Đây sẽ là nhưng kiến thức, kỹ năng cần thiết để học sinh có thể thực hiện mục tiêu trở thành tuyên truyền viên, hướng dẫn viên cho người thân trong gia đình.
Ngày 6-3, tại trường THCS Việt Nam - Angieri, gần 500 học sinh lớp 8 trường này đã được hướng dẫn truy cập trang dịch vụ công trực tuyến của thành phố cũng như của UBND quận Thanh Xuân.
Học sinh Nguyễn Mạnh Dũng, lớp 8 trường THCS Việt Nam - Angieri cho biết, với những kiến thức có được, em và các bạn có thể hướng dẫn người thân, bạn bè sử dụng các dịch vụ về thủ tục hành chính công trực tuyến. “Ngoài ra, các thầy cô cũng khuyến khích chúng em đăng ký để trở thành tuyên truyền viên tích cực tại khu dân cư điện tử trên địa bàn quận”, Nguyễn Mạnh Dũng chia sẻ.
Cần có môi trường thực hành
Trực tiếp hướng dẫn học sinh làm quen với dịch vụ công trực tuyến, ông Nguyễn Thế Tuấn, Phó Hiệu trưởng trường THCS Khương Đình, quận Thanh Xuân đánh giá, các em học sinh nắm bắt rất nhanh thông tin được hướng dẫn về dịch vụ công trực tuyến.
Với ưu thế về khả năng tiếp cận, sử dụng thiết bị công nghệ, học sinh sẽ là những tuyên truyền viên tích cực tới gia đình, bạn bè và sẽ trở thành những công dân điện tử tương lai, phù hợp với mục tiêu xây dựng nền hành chính điện tử. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thế Tuấn cho rằng, học sinh cần có cơ hội thực hành nhiều để biến kiến thức đã học thành kỹ năng, thói quen sử dụng thì mới đạt được mục tiêu đề ra.
“Muốn phục vụ nhanh gọn các thủ tục hành chính thì cần có hạ tầng trang thiết bị, hệ thống công chức, viên chức điện tử và đặc biệt phải có công dân điện tử thì mới có nền hành chính điện tử”, ông Nguyễn Xuân Lưu, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân nhấn mạnh.
“Quận Thanh Xuân có hơn 44 vạn dân, để tất cả đều thông thạo công nghệ thông tin thì các nước phát triển cũng không làm được. Bài toán khó nhất đã có lời giải khi quyết định tác động trực tiếp qua học sinh, đối tượng được tiếp cận sớm với nền công nghệ thông tin hiện đại, tiếp thu thông tin nhanh… Đây sẽ là những công dân điện tử tương lai và là những tuyên truyền viên, hướng dẫn viên tích cực, lan tỏa trong cộng đồng”, ông Nguyễn Xuân Lưu nhận xét.
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Lưu, quận Thanh Xuân đang thí điểm mô hình khu dân cư điện tử, trang bị đầy đủ máy móc cơ sở vật chất để mọi người dân đều có thể tiếp cận dịch vụ công trực tuyến. Mô hình này rất cần hỗ trợ của học sinh, tình nguyện viên và là cơ hội để học sinh thực hành và giúp đỡ mọi người tham gia sử dụng dịch vụ này.
Ông Nguyễn Xuân Lưu cho rằng, cần có hình thức khen thưởng với những học sinh tham gia tích cực tuyên truyền dịch vụ công trực tuyến.
“Sở GD-ĐT cần có hình thức khen thưởng hợp lý như cộng điểm nghề, tạo nên phong trào tuyên truyền tốt về công dân điện tử, đặc biệt trước giai đoạn bước vào cách mạng công nghiệp lần thứ tư cần làm chủ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin... Đây cũng là mô hình đào tạo, tiếp cận kỹ năng quản trị trong các cơ quan Nhà nước, tạo cú hích trong dịch vụ công trực tuyến của thành phố”, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân nói.
Học sinh quận Thanh Xuân được bồi dưỡng về dịch vụ công trực tuyến |
Đào tạo nguồn công dân điện tử
Dịch vụ công trực tuyến đang được triển khai tại các quận, huyện trên toàn thành phố. Mô hình đã chứng minh được tính ưu việt và nhu cầu sử dụng dịch vụ này của người dân và các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng cao.
Dù vậy, thực tế triển khai còn gặp không ít khó khăn, nhất là việc người sử dụng chưa kịp thích ứng với loại hình đăng ký dịch vụ trực tuyến. Do đó, số lượng người dân và các tổ chức tham gia sử dụng các dịch vụ công trực tuyến còn hạn chế.
Để khắc phục những khó khăn trên, đảm bảo mọi công dân, doanh nghiệp có thể giao tiếp qua mạng với chính quyền 24/24 giờ trong ngày, công tác phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân đang được UBND quận Thanh Xuân tập trung triển khai.
Trong tháng 3-2017, quận Thanh Xuân sẽ tổ chức lớp học cho hơn 2.000 học sinh lớp 8 trên toàn quận để trang bị hiểu biết cơ bản về dịch vụ công trực tuyến trên cơ sở kiến thức về công nghệ thông tin đã được học trong nhà trường. Đây sẽ là nhưng kiến thức, kỹ năng cần thiết để học sinh có thể thực hiện mục tiêu trở thành tuyên truyền viên, hướng dẫn viên cho người thân trong gia đình.
Ngày 6-3, tại trường THCS Việt Nam - Angieri, gần 500 học sinh lớp 8 trường này đã được hướng dẫn truy cập trang dịch vụ công trực tuyến của thành phố cũng như của UBND quận Thanh Xuân.
Học sinh Nguyễn Mạnh Dũng, lớp 8 trường THCS Việt Nam - Angieri cho biết, với những kiến thức có được, em và các bạn có thể hướng dẫn người thân, bạn bè sử dụng các dịch vụ về thủ tục hành chính công trực tuyến. “Ngoài ra, các thầy cô cũng khuyến khích chúng em đăng ký để trở thành tuyên truyền viên tích cực tại khu dân cư điện tử trên địa bàn quận”, Nguyễn Mạnh Dũng chia sẻ.
Cần có môi trường thực hành
Trực tiếp hướng dẫn học sinh làm quen với dịch vụ công trực tuyến, ông Nguyễn Thế Tuấn, Phó Hiệu trưởng trường THCS Khương Đình, quận Thanh Xuân đánh giá, các em học sinh nắm bắt rất nhanh thông tin được hướng dẫn về dịch vụ công trực tuyến.
Với ưu thế về khả năng tiếp cận, sử dụng thiết bị công nghệ, học sinh sẽ là những tuyên truyền viên tích cực tới gia đình, bạn bè và sẽ trở thành những công dân điện tử tương lai, phù hợp với mục tiêu xây dựng nền hành chính điện tử. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thế Tuấn cho rằng, học sinh cần có cơ hội thực hành nhiều để biến kiến thức đã học thành kỹ năng, thói quen sử dụng thì mới đạt được mục tiêu đề ra.
“Muốn phục vụ nhanh gọn các thủ tục hành chính thì cần có hạ tầng trang thiết bị, hệ thống công chức, viên chức điện tử và đặc biệt phải có công dân điện tử thì mới có nền hành chính điện tử”, ông Nguyễn Xuân Lưu, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân nhấn mạnh.
“Quận Thanh Xuân có hơn 44 vạn dân, để tất cả đều thông thạo công nghệ thông tin thì các nước phát triển cũng không làm được. Bài toán khó nhất đã có lời giải khi quyết định tác động trực tiếp qua học sinh, đối tượng được tiếp cận sớm với nền công nghệ thông tin hiện đại, tiếp thu thông tin nhanh… Đây sẽ là những công dân điện tử tương lai và là những tuyên truyền viên, hướng dẫn viên tích cực, lan tỏa trong cộng đồng”, ông Nguyễn Xuân Lưu nhận xét.
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Lưu, quận Thanh Xuân đang thí điểm mô hình khu dân cư điện tử, trang bị đầy đủ máy móc cơ sở vật chất để mọi người dân đều có thể tiếp cận dịch vụ công trực tuyến. Mô hình này rất cần hỗ trợ của học sinh, tình nguyện viên và là cơ hội để học sinh thực hành và giúp đỡ mọi người tham gia sử dụng dịch vụ này.
Ông Nguyễn Xuân Lưu cho rằng, cần có hình thức khen thưởng với những học sinh tham gia tích cực tuyên truyền dịch vụ công trực tuyến.
“Sở GD-ĐT cần có hình thức khen thưởng hợp lý như cộng điểm nghề, tạo nên phong trào tuyên truyền tốt về công dân điện tử, đặc biệt trước giai đoạn bước vào cách mạng công nghiệp lần thứ tư cần làm chủ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin... Đây cũng là mô hình đào tạo, tiếp cận kỹ năng quản trị trong các cơ quan Nhà nước, tạo cú hích trong dịch vụ công trực tuyến của thành phố”, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân nói.
“Chúng tôi đào tạo cơ bản cho học sinh trong quận, kết hợp với mô hình khu dân cư điện tử để nhanh chóng lan tỏa vai trò, chức năng của dịch vụ công trực tuyến trong cộng đồng dân cư”.
Ông Phạm Gia Hữu, Trưởng phòng GD-ĐT quận Thanh Xuân
Ông Phạm Gia Hữu, Trưởng phòng GD-ĐT quận Thanh Xuân
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Anninhthudo.vn