Gia Lai nỗ lực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa cồng chiêng

2016-09-13 11:25:48 0 Bình luận
Tỉnh Gia Lai hiện còn lưu giữ được hơn 6.000 bộ cồng chiêng trong cộng đồng người dân tộc thiểu số J'rai và Bahnar, trong đó có nhiều bộ cồng chiêng thuộc dạng cổ xưa có giá trị văn hóa lớn và độc đáo. Các địa phương còn lưu giữ bộ cồng chiêng nhiều nhất tại các buôn làng dân tộc là huyện Ia Grai, Chư Prông, Đức Cơ, Konchoro...
Gia Lai nỗ lực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa cồng chiêng
Nghệ nhân làng Plei Ốp truyền dạy cho các thế hệ trẻ trong làng. (Ảnh: Hoài Nam/TTXVN)

Tỉnh Gia Lai hiện còn lưu giữ được hơn 6.000 bộ cồng chiêng trong cộng đồng người dân tộc thiểu số J'rai và Bahnar, trong đó có nhiều bộ cồng chiêng thuộc dạng cổ xưa có giá trị văn hóa lớn và độc đáo. Các địa phương còn lưu giữ bộ cồng chiêng nhiều nhất tại các buôn làng dân tộc là huyện Ia Grai, Chư Prông, Đức Cơ, Konchoro...

Theo ông Phan Xuân Vũ - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, để phát huy bản sắc văn hóa cồng chiêng trong cộng đồng người dân tộc thiểu số không chỉ dừng lại ở việc lưu giữ mà vấn đề quan trọng hơn là biết khai thác và sử dụng có hiệu quả loại hình này.

Theo dòng chảy của cơ chế thị trường, nghệ nhân đánh cồng chiêng ở các buôn làng dân tộc trong tỉnh Gia Lai ngày càng ít, trong khi đó lực lượng thanh thiếu niên còn "lơ là" về loại hình văn hóa độc đáo này. Do đó việc mở lớp truyền dạy đánh cồng chiêng cho thế hệ trẻ là một trong những giải pháp mang tính căn cơ về lâu dài đã được các địa phương trong tỉnh đặc biệt quan tâm và triển khai thực hiện có hiệu quả từ nhiều năm nay.

Các địa phương cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho văn hóa cồng chiêng phát huy mạnh mẽ thông qua các lễ hội của người Bahnar và J'rai như lễ Pơ thi (bỏ mả), lễ mừng lúa mới, lễ cúng nhà rông...Hàng năm các địa phương cũng tổ chức những cuộc liên hoan cồng chiêng từ cơ sở. Nhờ đó, thế hệ trẻ người J'rai và Bahnar đang có xu hướng "quay" về cội nguồn thông qua bản sắc văn hóa cồng chiêng được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Plei Ốp là một trong những làng dân tộc ở vùng ven của thành phố Pleiku triển khai thực hiện tốt việc truyền dạy đánh cồng chiêng và múa xoan cho thế hệ trẻ. Hiện làng Plei Ốp đang mở lớp truyền dạy đánh cồng chiêng cho 30 thanh thiếu niên trong làng; đây cũng là lớp học thứ tư trong vòng 2 năm trở lại đây.

Nghệ nhân Pui MLich cho biết, trong làng đã có rất nhiều cháu biết đánh cồng chiêng, tuy chưa thành thục song các cháu rất thích và thường xuyên tham gia đánh cồng chiêng trong các lễ hội của làng. Tôi cùng một số nghệ nhân trong làng sẽ tiếp tục truyền dạy để các cháu chơi hay hơn và đúng chất cồng chiêng của người J'rai hơn...

Ở các trường học dân tộc trong tỉnh, nhất là các trường học nội trú, bán trú đều đã đưa môn học đánh cồng chiêng vào chương trình giảng dạy phụ khóa. Qua đó, vừa tạo cho các em hướng về cội nguồn dân tộc vừa tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh vào những ngày cuối tuần. Điển hình như trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Mang Yang đã đưa bộ môn đánh cồng chiêng của các dân tộc vào giảng dạy. Tất cả học sinh của trường đều biết chơi và thưởng thức các loại hình cồng chiêng của mỗi dân tộc.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Điều quý giá nhất trong quan hệ Việt – Nga

Theo Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, niềm tin chính là điều quan trọng, quý giá nhất trong quan hệ giữa Việt Nam - Liên bang Nga.
2024-09-22 12:21:11

Công ty TNHH Kinh doanh Vận tải Sơn Tùng chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

Ngày 20/9, đại diện Tạp chí Đời sống và Pháp luật, Công ty TNHH Kinh doanh Vận tải Sơn Tùng và Công ty Unicorn Ultra đã đến thăm hỏi và tặng quà cho đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại do bão, lũ gây ra.
2024-09-22 10:00:00

Quảng Ninh: Tổng kết công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3 - Xây dựng Đề án khôi phục tái thiết lại tỉnh sau bão

Sáng 21/9, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Hội nghị được truyền hình trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện và 177 điểm cầu cấp xã. Trước khi diễn ra hội nghị, các đại biểu đã thành kính dành một phút mặc niệm các nạn nhân bị thiệt mạng do cơn bão số 3.
2024-09-21 20:09:05

Thành phố Hạ Long: Trên 1,5 vạn phụ nữ thành phố chung tay khắc phục hậu quả do bão số 3

Nhằm khắc phục hậu quả sau bão số 3, chung tay dọn dẹp vệ sinh môi trường, các công trình thiết yếu, đường giao thông công cộng và khu các dân cư, các bãi biển để sớm ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ và đón khách du lịch. Ban Thường vụ Hội LHPN Thành phố Hạ Long phát động “Chương trình ra quân tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (YAGI)”
2024-09-21 19:55:35

Cô học trò nhỏ vùng cao đạt ước mơ ĐH sư phạm với trung bình hơn 9 điểm

Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vừa qua, ba môn thi khối C của em Nguyễn Thị Ánh Nguyệt đạt 27,5 điểm (Lịch sử 8,75 điểm, Địa lý 9,5 điểm và Ngữ văn 9,25 điểm). Nguyệt đã trúng tuyển vào Khoa Sư phạm Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Huế.
2024-09-21 10:05:00

Bộ đội biên phòng Quảng Bình đang bám sát các địa bàn phòng, chống bão lũ

Bộ đội biên phòng tỉnh luôn chú trọng triển khai hiệu quả công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Với tinh thần người lính mang quân hàm xanh đồng hành cùng nhân dân vượt qua những thời điểm nguy nan nhất, điểm tựa vững chắc của đồng bào trong thiên tai.
2024-09-21 10:00:00
Đang tải...