Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

2024-04-19 09:57:41 0 Bình luận
Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.

Nhiều rào cản cần tháo gỡ

Tổng hợp báo cáo từ các địa phương cho thấy, trên cả nước hiện đã quy hoạch 1.316 khu đất với quy mô 8.611ha làm nhà ở xã hội, tăng thêm 5.252ha so với báo cáo năm 2020. Không ít doanh nghiệp muốn tham gia phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên, họ đang gặp phải nhiều trở ngại về thủ tục pháp lý. Nếu những vướng mắc pháp lý sớm được khắc phục thì mục tiêu của đề án một triệu căn nhà ở xã hội cũng sẽ sớm hiện thực hóa.

Một dự án nhà ở xã hội. Ảnh Trọng Triết

Các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, gồm: tiếp cận đất đai (quy hoạch bố trí quỹ đất, công khai dự án); nguồn vốn và khả năng tiếp cận tín dụng; thủ tục hành chính (trong đầu tư xây dựng, lựa chọn nhà đầu tư, phê duyệt giá bán nhà)…

Cùng với đó, thời gian triển khai thành công một dự án khá lâu, từ 3-5 năm, dẫn tới không hấp dẫn nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, có khả năng triển khai. Thủ tục lựa chọn nhà đầu tư, giải phóng mặt bằng cơ bản giống dự án đầu tư thông thường.

Ngoài ra, còn một số khó khăn khác liên quan điều kiện, đối tượng được mua nhà ở xã hội…

Thống kê từ Bộ Xây dựng, từ năm 2021 đến nay, cả nước có 499 dự án nhà ở xã hội được triển khai, quy mô hơn 411.000 căn hộ, 28 tỉnh đã công bố danh mục 68 dự án đủ điều kiện vay vốn theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với nhu cầu vay vốn hơn 30.000 tỷ đồng.

Hiện tai, đã có 6 dự án nhà ở xã hội tại 5 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 415 tỷ đồng.

Gỡ khó, đẩy mạnh

Trước những khó khăn, rào cản thủ tục pháp lý về nhà ở xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã giao các bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước sớm xây dựng tham mưu trình Chính phủ ban hành các nghị định, văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn liên quan đến việc triển khai các dự án nhà ở xã hội, như: Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Trong đó, tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trên tinh thần cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền để giảm tối đa thời gian, chi phí thực hiện dự án nhà ở xã hội.

Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ giải ngân của chương trình 120.000 tỷ đồng còn thấp là do phần lớn các dự án được công bố mới đang ở giai đoạn hoàn thiện thủ tục, bắt đầu triển khai. Mặt khác, chương trình này được triển khai trong 10 năm (đến năm 2030) nhằm thực hiện đề án xây dựng ít nhất một triệu căn nhà ở xã  hội. Vì vậy, để đẩy mạnh chương trình 120.000 tỷ đồng, cần có sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ triển khai đề án. Từ đó tạo ra khối lượng hoàn thành công trình, để có thể giải ngân cho vay.  

Hiện, việc triển khai chương trình còn có một số khó khăn, vướng mắc. Nguồn cung nhà ở xã hội còn hạn chế do Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố chưa công bố danh mục dự án đủ điều kiện vay vốn chương trình; một số dự án thuộc danh mục được công bố nhưng chủ đầu tư không có nhu cầu vay vốn do đã hoàn thành hoặc đã vay vốn từ các nguồn khác; một số dự án còn gặp vướng mắc về giải phóng mặt bằng, về thủ tục tính tiền sử dụng đất, về chuyển mục đích sử dụng đất... nên chưa đủ điều kiện vay.

Về phía người mua nhà, do nhiều dự án đang thi công phần móng hoặc đang trong giai đoạn lựa chọn nhà đầu tư, chưa khởi công, đang giải phóng mặt bằng… nên chưa đủ điều kiện mở bán sản phẩm. Người mua nhà có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng được điều kiện mua nhà ở xã hội; người mua nhà tại một số dự án đã vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định 100 /2015/NĐ-CP; người dân bị ảnh hưởng do tình hình kinh tế, sản xuất kinh doanh khó khăn, do đó, hiện nay ưu tiên cho việc duy trì nhu cầu cuộc sống, chưa xem xét việc mua nhà trong thời điểm này./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15

Văn bản Phúc đáp của Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc Phòng

Ngày 30/7/2024, Tạp chí điện tử Hòa nhập nhận được Đơn đề nghị ghi ngày 23/7/2024 của cựu chiến binh (CCB) Trương Công Ninh (Sinh năm 1954), đối tượng hưởng trợ cấp chất độc hóa học dioxin; hiện đang ngụ tại số nhà 18 đường Trương Đăng Quỹ, tổ dân phố Đông Trung, thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
2024-09-18 18:57:28
Đang tải...