Câu chuyện cuộc đời quá khứ và hiện tại của những thương binh

2021-11-17 06:30:00 0 Bình luận
Có những người bước ra từ lửa đạn với một thân thể không còn lành lặn, nhưng con tim họ vẫn tràn đầy yêu thương cuộc sống, quyết không đầu hàng thương tật và tiếp tục giúp đỡ cho nhiều người xung quanh.

Một ngày nắng ấm

Theo đoàn người tiến vào Lăng Bác Hồ trong bồi hồi xúc động, cô Cai Thị Thu (sinh năm 1952, ngụ xã Phú Túc, huyện Châu Thành) bỗng nhớ tới mẹ của mình. "Vào viếng Lăng Bác Hồ, tôi thấy mãn nguyện vì tôi đã đáp đền công mẹ ủng hộ, nuôi tôi khi tôi vào bộ đội".

Cô Cai Thị Thu đã sống một cuộc đời cống hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ quốc trong nhiệm vụ một y tá phục vụ Quân y Tiểu đoàn D516. Vốn chỉ có một mẹ, một con, đứa con gái duy nhất Cai Thị Thu lại sớm giác ngộ cách mạng khi chỉ mới 10 tuổi, năm 1962, cô tham gia công tác giao liên và được mẹ ủng hộ, nuôi nấng. Từ năm 1963 - 1968, cô học xong khóa học y tá, chăm sóc cho hàng trăm thương , cùng với địa phương quân giải cứu 45 thương binh ra khỏi vùng địch càn quét. Năm 1969, trên đường đi công tác, cô bị máy bay đánh bom gãy xương kín và chạm dây thần kinh. Sức khỏe suy yếu nhưng cô vẫn tiếp tục công tác qua nhiều nhiệm vụ đến năm 1989 thì về hưu.

Khi đất nước hòa bình, cô Cai Thị Thu luôn chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên mọi lĩnh vực; tham gia xây dựng đời sống văn hóa, nông thôn mới tại địa phương. Cô và chồng đã nuôi 3 con trưởng thành. Bản thân từ gian khổ vươn lên nên cô Thu và các con mỗi năm dành dụm tiền để xây dựng từ 1 - 2 căn nhà tình thương, hàng năm hỗ trợ Giỗ Tổ Hùng Vương, đóng góp xây dựng nông thôn mới, vận động 6 tấn gạo cho người nghèo và một số việc có ích khác cho người hoạn nạn, thương tật.

Bom B40 dập liên hồi trên chiến trường đã làm thính giác của ông Nguyễn Văn Lắng suy yếu nặng, câu chuyện của chúng tôi trao đổi cùng ông là những mẩu chuyện về đoạn đường ông chiến đấu với địch với mưu sinh. Thương binh Nguyễn Văn Lắng (bí danh Nguyễn Thanh Tâm, sinh năm 1951, ngụ xã Long Mỹ, huyện Giồng Trôm). Ông Lắng được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1978. Ông có 8 lần được phong tặng danh hiệu "Dũng sĩ diệt Mỹ", 3 huân chương Chiến công giải phóng, 1 huân chương Chiến công hạng nhất và nhiều huy hiệu, danh hiệu khác.

Mái tóc bạc trắng, ông Lắng cho biết, bằng ý chí của một người lính Cụ Hồ, một cựu chiến binh đã giúp ông vực dậy phát triển kinh tế, canh tác 4 công đất vườn để nuôi gia đình, gây dựng nhà cửa khang trang, hỗ trợ cho các gia đình thương binh, liệt sĩ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa xây dựng trường học ở địa phương.

Các cô, chú thương binh trước giờ lên đường đi Hà Nội.

Nghĩ về đồng đội

Những tháng ngày chiến đấu trên đất bạn Campuchia, chứng kiến cảnh chết chóc, nhà tan cửa nát, chú Nguyễn Thanh Xuân trở về mang theo nhiều vết thương trên cơ thể, cùng nỗi đau mất đi những người bạn là đồng đội, đồng chí cùng vào sinh ra tử. "Hàng năm, cứ đến ngày thương binh, liệt sĩ là tôi cảm thấy bùi ngùi nhớ đồng đội của mình đã hy sinh, trong số ấy có người giờ không biết xương cốt nằm đâu", chú Nguyễn Thanh Xuân, sinh năm 1958, ngụ xã Phú Ngãi, huyện Ba Tri nói.

Mỗi khi nhớ đến đồng đội, chú Nguyễn Thanh Xuân như được tiếp thêm sức mạnh. "Quá trình chiến đấu ở đất bạn, ăn cơm vắt, ngủ rừng, sốt rét rừng đã không quật ngã được mình thì vào thời bình mình cũng không chờ đợi sự hỗ trợ của nhà nước mà phải làm gương cho con cháu bằng ý chí phấn đấu tiến lên", chú Xuân chia sẻ. Vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống, chú Nguyễn Thanh Xuân làm được 4 công lúa và nuôi 5 con bò sinh sản. Hiện chú đã có một cuộc sống tương đối ổn định.

Bản thân chú Xuân luôn truyền cho con cháu một niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng: "Tôi tự nhủ và nói với con cháu phải luôn sống gương mẫu, thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, để xứng đáng với những người đã hy sinh tính mạng, xương máu trong cuộc đấu tranh để giành lấy độc lập cho hôm nay chúng ta có cuộc sống thanh bình, hạnh phúc".

Chú Đoàn Văn Nguyên, thương binh hạng 1/4, ngụ xã Tân Phong, huyện Thạnh Phú chậm rãi viết tên mình bằng bàn tay trái, mọi hoạt động trong cuộc sống giờ chỉ trông vào cánh tay trái. Cánh tay phải của chú đã để lại ở đất bạn Campuchia trong một trận đánh với quân Khmer đỏ vào năm 1988 và nhiều thương tật khác. 

Một thanh niên trở về địa phương với nhiều thương tật nhưng chú Đoàn Văn Nguyên tiếp tục cố gắng tự vươn lên không mệt mỏi. Chú và vợ chăm chỉ lao động sản xuất tạo dựng kinh tế gia đình, lo cho con ăn học nên người. Hiện gia đình chú Nguyên đang canh tác 3 công đất vườn dừa và buôn bán nhỏ ở địa phương, các con học hành ra trường và có việc làm ổn định, cuộc sống của gia đình chú giờ đây đã thoát nghèo. Chú Nguyên đã tự nguyện hiến hơn 300m2 đất làm lộ nông thôn, thường xuyên hỗ trợ gạo, mì tôm, tiền mặt giúp cho những hộ neo đơn bệnh tật và người già ở ấp Phủ, xã Tân Phong. Chú Đoàn Văn Nguyên chia sẻ: "Tôi luôn tự nhủ lòng và giáo dục con cháu truyền thống yêu nước ý chí tự lực tự cường giúp đỡ nhân dân và viết phát triển kinh tế gia đình làm giàu chính đáng".

Tại hội nghị biểu dương thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc năm 2019 diễn ra trong hai ngày 24 và 25/7/2019 ở Hà Nội, những thương binh đến từ Bến Tre đã hòa chung nhịp tim với thương binh cả nước trong một tình yêu không mỏi đối với đất nước.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân

Ngày 21/11, tại TP Hà Nội, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới, đồng tổ chức Diễn Đàn: Thực thi Luật Đất đai 2024 và các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân.
2024-11-22 12:05:00
Đang tải...