Hà Nội: Cần sớm xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm hành lang thoát lũ

2021-07-02 10:44:59 0 Bình luận
Chỉ tính riêng từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra gần 20 vụ sụt lún đê, kè, cống, sạt lở bờ sông, nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người từ tình trạng lấn chiếm xây dựng trái phép. Tuy chưa có thiệt hại về người, nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể xảy đến, đặc biệt khi mùa mưa lũ sắp đến gần.

Nan giải vấn nạn lấn chiếm

Tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép trên hành lang thoát lũ hai bên bờ sông Hồng thuộc địa bàn TP Hà Nội trở thành vấn đề nhức nhối của một số quận, huyện ven sông. Nhất là khi có thông tin quy hoạch khu đô thị ven sông Hồng, nhiều người đã đổ xô về các khu vực ven sông gom đất đón đầu quy hoạch để kiếm lời. Từ những thông tin chưa chính thống, đội ngũ “cò đất” đã lợi dụng tung tin để tìm cách tăng giá những mảnh đất nông nghiệp, thậm chí lấn chiếm cả những diện tích đất nằm trong hành lang thoát lũ để dao bán. Rất nhiều trường hợp đã cố tình xây dựng sai phép như một biện pháp nhằm giữ đất, sử dụng không đúng mục đích, ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống đê điều và an toàn của hành lang thoát lũ.

Rất nhiều công trình lấn chiếm hành lang thoát lũ đã tồn tại hàng chục năm nhưng chưa được xử lý dứt điểm (trong hình trạm trộn bê tông Việt Đức thuộc địa bàn phường Phú Thượng – Tây Hồ).

Theo thống kê, những năm gần đây, số lượng vụ sạt lở đê, kè trên địa bàn TP Hà Nội liên tục tăng, có thể kể đến sự cố sạt lở kè Chu Minh, kè Cam Thượng (huyện Ba Vì); cống Cẩm Đình, mái kè Cẩm Đình, cơ kè Xuân Phú (huyện Phúc Thọ)... Chỉ tính riêng từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn Thành phố có thêm 17 sự cố sụt lún đê, kè, cống; sạt lở bờ sông... Những sự cố này tuy chưa gây ra thiệt hại về con người, nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro về người và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Còn nhớ, sự cố vỡ đê Bùi 2 trên địa bàn huyện Chương Mỹ vào năm 2017 khiến nhiều thôn, xã trên địa bàn huyện bị cô lập trong nước, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng nghìn hộ dân, đây quả là bài học đắt giá.

 “Xảy ra những sự cố trên ngoài nguyên nhân do thiên tai, bão lụt, một phần lớn xuất phát từ yếu tố chủ quan của con người. Việc xây dựng công trình, tập kết vật liệu, đổ đất thải, phế thải san lấp mặt bằng, tôn nền ở bãi sông trong hành lang thoát lũ… không chỉ đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của người dân, mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô” - chuyên gia quy hoạch đô thị, Thạc sĩ, KTS Trần Tuấn Anh nhìn nhận.

Cần xử lý dứt điểm

Thời gian qua, tình trạng lấn chiếm hành lang thoát lũ sông Hồng để xây dựng trái phép trên địa bàn Hà Nội diễn ra với chiều hướng phức tạp, nhiều công trình tồn tại hàng chục năm nay nhưng chính quyền vẫn chưa xử lý dứt điểm, có thể kể đến, như: Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt tại Bát Tràng do Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh làm chủ đầu tư ở khu vực Bát Tràng (Gia Lâm) giáp ranh với huyện Văn Giang (Hưng Yên); Trạm trộn bê tông Việt Đức của Công ty CP Đầu tư Sông Đà Việt Đức hay Nhà hàng Tre Place thuộc phường Phú Thượng (Tây Hồ)...

Nhà hàng cá Lăng tọa lạc tại địa chỉ 445 Bạch Đằng, phường Chương Dương (Hoàn Kiếm) lấn chiếm hàng trăm mét vuông đất hành lang thoát lũ để xây dựng công trình kinh doanh.

Không chỉ các doanh nghiệp mà tình trạng người dân lấn chiếm cũng diễn ra nhan nhản. Như tại quận Long Biên, khu vực từ cầu Vĩnh Tuy đến cầu Long Biên rất nhiều công trình được dựng lên bằng khung sắt quây tôn, làm nhà ở, xưởng chứa hàng. Tại phường Tứ Liên (Tây Hồ), nhiều gia đình đấu thầu khu đất được phép trồng cây cảnh, nhưng tự ý xây dựng công trình nhà ở cấp 4 kiên cố không đúng với quy định về sử dụng đất nông nghiệp.

Đáng quan ngại, khi những sự việc còn chưa được xử lý dứt điểm lại phát sinh thêm nhiều trường hợp mới, có thể kể đến như trường hợp của Nhà hàng cá Lăng, tọa lạc tại địa chỉ 445 Bạch Đằng, phường Chương Dương. Được biết nhà hàng này đã đi vào hoạt động từ nhiều năm nay, theo thông tin từ chính quyền địa phương trong quá trình hoạt động đã lấn chiếm hàng trăm mét vuông đất ven sông, để xây dựng những công trình kiên cố phục vụ kinh doanh.

Các hạng mục xây dựng công trình của Nhà hàng cá Lăng 445 Bạch Đằng đã lấn chiếm ra sát mép bờ sông.

Ghi nhận thực tế của phóng viên, các hạng mục xây dựng của nhà hàng này đã ra đến sát mép bờ sông, lấn chiếm toàn bộ hành lang thoát lũ, không chỉ vậy với hàng trăm lượt khách mỗi ngày đến ăn uống, checkin còn xả rác thải xuống sông gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường. Qua tìm hiểu được biết, thời gian qua các cơ quan chức năng đã yêu cầu chủ nhà hàng phải tự tháo dỡ, khắc phục lại hiện trạng ban đầu, nhưng đến thời điểm này công trình vẫn “hiên ngang” tồn tại, không những vậy lại đang tiếp tục tiến hành cơi nới, xây dựng lại mà chưa thấy sự can thiệp nào từ lực lượng chức năng phường Chương Dương.

Đáng quan ngại, Nhà hàng cá Lăng số 445 Bạch Đằng lại đang tiếp tục cơi nới, xây dựng mà chưa thấy sự can thiệp từ lực lượng chức năng phường Chương Dương.

Về vấn đề này theo Luật sư Hoàng Văn Đạo - Hội Luật gia Việt Nam, hiện nay mức xử phạt hành chính tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều là 100 triệu đồng hoặc tổ chức cưỡng chế tháo dỡ buộc khôi phục hiện trạng ban đầu, nhưng thực tế tình trạng vi phạm vẫn diễn ra. Vi phạm hành lang đê điều ảnh hưởng lớn đến công tác phòng chống thiên tai, tính mạng tài sản của người dân và sự phát triển của kinh tế - xã hội, vì vậy cần phải truy tố hình sự mới có thể răn đe.

Mời bạn đọc tiếp tục quan tâm theo dõi các kỳ tiếp theo về vấn nạn lấn chiếm hành lang thoát lũ trên địa bàn TP Hà Nội. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

CSGT Lào Cai dùng 'mắt thần' đặc biệt đối phó xe phóng ẩu

Quá trình làm nhiệm vụ, Tổ công tác Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai đã dùng "mắt thần" phát hiện, ghi hình hàng loạt tài xế ô tô lái xe chạy quá tốc độ.
2024-11-25 11:03:24

VPBankS khẳng định vị thế số 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Hai giải thưởng Top 1 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành Dịch vụ tài chính khối Doanh nghiệp vừa và Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam khối Doanh nghiệp là kết quả của sự nỗ lực chung của cả tập thể hơn 500 nhân sự của VPBankS.
2024-11-25 10:21:02

Từ chiến trường đến thương trường

Trong số những doanh nghiệp làm ăn giỏi trên địa bàn Hà Nội, có một doanh nghiệp khá đặc biệt. Ðó là Công ty Bao bì 27-7 Hà Nội, đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, doanh nghiệp của những người thương binh và các đối tượng chính sách, do Tổng giám đốc là một thương binh năng động "chèo lái".
2024-11-25 09:47:14

Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh

Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
2024-11-24 07:35:00

Phát hiện, xử lý nhiều thanh niên tụ tập gây rối trật tự công cộng

Công an thị xã Sa Pa đã kịp thời phát hiện, xử lý nhóm thanh thiếu niên có hành vi tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự.
2024-11-23 13:52:22

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00
Đang tải...