Lễ hội truyền thống “Đình làng Nhân Kiệt” xuân Giáp Thìn năm 2024

2024-03-21 10:39:13 0 Bình luận
Cứ mỗi độ xuân sang, như thường lệ khắp nơi trên mọi miền tổ quốc, tấp lập dòng người đi chẩy hội mùa xuân. Hòa chung với khí thế đó, nhân dân làng Nhân Kiệt tổ chức mở hội để dâng hương tưởng niệm đức thánh Đinh Điền, người đã có công dựng ấp lập làng Nhân Kiệt (Hùng Thắng, Bình Giang, Hải Dương) qua đó cầu mong đức thánh ban phước lành cho nhân dân được mưa thuận, gió hòa, mọi gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc và bình an. Lễ hội truyền thống “Đình làng Nhân Kiệt” được diễn ra trong 05 ngày từ ngày 17/03/2024 đến ngày 21/03/2024 (tức từ ngày 08/02 đến ngày 12/02 âm lịch năm Giáp Thìn).

Toàn cảnh buổi khai mạc Lễ hội truyền thống Đình làng Nhân Kiệt.

Tới dự buổi lễ khai mạc Lễ hội truyền thống Đình làng Nhân Kiệt có ông Phạm Đình Tới - Bí thư ban chấp hành Đảng bộ, Chủ tịch HĐND xã; bà Phạm Thị Hường - Phó bí thư thường trực Đảng ủy xã; ông Phạm Đình Muôn - Phó bí thư, Chủ tịch UBND xã, Trưởng ban quản lý di tích lịch sử quốc gia Đình làng Nhân Kiệt cùng các cán bộ trong BCH Đảng bộ, thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, thường trực UBMTTQVN xã Hùng Thắng; cán bộ công chức, Công an xã, Ban chỉ huy quân sự xã, trưởng các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội, giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, Trạm y tế, ban giám hiệu các nhà trường.

Ông Nguyễn Đăng Cương – Bí thư chi bộ, trưởng thôn Nhân Kiệt, Phó ban thường trực ban quản lý di tích, Trưởng ban tổ chức lễ hội truyền thống đình làng Nhân Kiệt xuân Giáp Thìn năm 2024 phát biểu khai mạc Lễ hội truyền thống Đình làng Nhân Kiệt.

Về phía thôn: có ông Nguyễn Đăng Cương – Bí thư chi bộ, trưởng thôn Nhân Kiệt, Phó ban thường trực ban quản lý di tích, Trưởng ban tổ chức lễ hội truyền thống đình làng Nhân Kiệt; các cán bộ trong Ban chi ủy, các đoàn thể chính trị xã hội, các dòng họ; cùng các cán bộ đảng viên và đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, các người con quê hương đang sinh sống, công tác và học tập trong và ngoài nước và quý khách thập phương đã về dự khai mạc lễ hội truyền thống.

Theo Ngọc phả thành hoàng làng cũng như sử sách có ghi: Đại vương Đinh Điền thuộc dòng dõi hoàng thân là con cháu vua Đinh, cụ sinh năm 925 tại Hoa Lư Ninh Bình, tử trận ngày 27/4/979 tại Ái Châu Thanh Hóa hưởng thọ 54 tuổi vào thượng tuần 9 năm Bính Dần (966) niên hiệu vạn thắng vương. Năm đầu Hoa Lư mở cuộc hành quân lớn dẹp loạn 12 xứ quân. Lúc đó có Nô Công họ Đinh Húy Điền theo tiên hoàng một lòng giúp nước. Đinh Tiên Hoàng thấy đinh công văn võ tài toàn không thể không thăng công làm chỉ huy kiêm trưởng thập đạo tướng quân. Hữu tướng Đinh Điền lãnh 2000 quân sang Kinh Lý Hồng Châu (Hải Dương ngày nay), Công vâng lệnh quyết trí ra đi. Kinh kỳ theo gió vạn dặm, chiêng trống dậy trời kinh động cả một vùng, một ngày tiến đến phủ Thượng Hồng (Hồng Châu) dừng chân ở xã Thanh Trung dựng quân doanh trên 3 quả núi cao để chuẩn bị đánh quân Phạm Hồng Át. Sau khi chiến thắng, thiên hạ thái bình ngài chia đất cho dân ở, chia ruộng cho dân cầy rồi kéo sang đánh Đằng Châu. Hữu Tướng Đinh Điền từ đây được cử làm Đại nguyên soái chỉ huy mặt trận miền tây. Cụ liền cử tướng Cao Sơn đang trấn giữ thành vệ làm tránh tiên phong, tướng Lưu Cơ làm phó dẫn 3.000 quân vượt sống đánh thành Vân Đình (Hà Đông ngày nay). Sau khi hạ được thành Vân Đình thì có sứ giả cầm chiếu chỉ của nhà vua tới, chiếu chỉ giao cho phu nhân của Đinh Điền hóa trang tìm cách dò xét thành Bình Kiều của nhà Ngô (Ngô xướng xí). Đúng theo kế hoạch của đại nguyên soái Đinh Điền, quân ngô bịnh đánh bất ngời, trở tay không kịp, quân ngô cùng Ngô Xương Xí bị tiêu diệt, thây chất thành đống, máu chảy trôi thuyền, chiến thắng thành Bình Kiều vang dội núi sông, các xứ quân nghe tin khiếp đảm đều quy phục Vạn Thắng Vương.

Sau khi chiến thắng quân ngô ở thành Bình Kiều, đại nguyên soái tiếp tục tiến đánh Tá Lã Đường ở động Sài Sơn (Ba Vì - Hà Tây) cho quân bao vây chặt chẽ xung quanh. Cuộc bao vây ở động Sài Sơn hơn một tháng quân giắc hết lương thực và bệnh tật chế hết trong động, đây là trận cuối cùng của cuộc hành quân dẹp loạn 12 xứ quân. Đất nước thanh bình, giang sơn thống nhất. Năm 962 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế, phong hầu thành khai quốc cho các tướng lĩnh có công khai quốc. Đại vương Đinh Điền được phong Ngoại Giáp Tư Đồ Đại thần (tương đương với Thủ tướng Chính phủ ngày nay), nhà Đinh sau khi thống nhất đất nước, có kế hoạch khôi phục và phát triển, để ra chính sách khuyến nông, đã đào sông dinh khơi ngòi dẫn thủy lập điền. Hàng năm đầu xuân làm lễ tịch điền. Nhà vua trực tiếp xuống ruộng cầy, để phát động nhân dân cầy cấy cho nên năm 979 - 980 được mùa lớn đã giải quyết được nạn đói chiền miên. Bà Nguyễn Thị Thanh Quang vợ của đại vương Đinh Điền được tin chồng chết trận ở Ái Châu. Bà ngửa mặt nên trời mà thề rằng "Gái liệt nữ không lấy hai chồng" bèn nhảy xuống hồ dạ trạch ở thôn Kim Đằng "Kim Động - Hưng Yên" tự vẫn theo chồng vào ngày 07/5/ âm lịch (979) năm 979 xã Thanh Trung được tin 2 ông bà cùng mất đã lập đình thờ, tức Đình Pheo, Chùa Pheo, bia đá to dựng ở đống Hàn Bia. Năm 1946 vẫn còn, bia có ghi dòng chữa hán: Thanh Trung Xã - Lăng An huyện - Thượng Hồng phủ, xã Thanh Trung ở khu vực nội trại 3 núi Chùa Vậm  (chùa Thanh Vân) Vườn Hồng- Nhà cơ - Vườn Tráng, Nghè (Long Hoa Tự).

Đại vương chiêu dân lập ấp, sau là xã Thanh Trung lấy 500 mẫu ruộng vua ban chia cho dân cầy cấy. Trong quá trình biến thiên của lịch sử, xã Thanh Trung lấy 500 mẫu ruộng vàu ban chia cho dân cầy cấy. Trong quá trình biến thiên của lịch sử, xã Thanh Trung được chia làm 2 bộ phận di dời đi chỗ mới để tiện canh tác và bảo vệ an ninh. Bộ phận dời lên phía Bắc lấy tên là Tuấn Kiệt, bộ phận dời xuống phía Nam lấy tên là làng Nhân Kiệt.

Một số hình ảnh Nghi lễ Rước vi hành.

Làng Nhân Kiệt khi chuyển về nơi ở mới đã xây đình làng để là nơi thờ đức thánh Đinh Điền là người đã khai đất lập làng. Tại nơi đất linh thiêng này Đình làng Nhân Kiệt được xây dựng trên mảnh đất Lý - Ngư - Vọng - Nguyệt - Nhất Mã, Chầu Tiền, Thất Tình Ứng Hậu: 3 cổng đình, cổng chính đề chữ nghiêm vọng nhiên. Giếng xây lấy nước sạch cho dân dùng, sân đình rộng rãi, cao ráo thoáng mát, nát gạch khang trang thể hiện một miền quê trù phú.

Với công lao hộ quốc - cứu dân, trải qua các triều đại 2 ông bà đều được các nhà vua phong sắc.

* Nhất phong Đinh Điền tế thế hộ quốc  hiển ứng linh quang đại vương.

* Nhất phong Nguyễn Thị Thanh Quang - Huệ Hoa gia hạnh trinh thục phu nhân.

* Nhất vị Đại vương linh ứng anh triết hiển hựu trợ thuận.

* Nhất vị phu nhân trinh nhất từ đường nhị úy đoan trang.

* Mỹ Tự Nhị Vị - phả tế cương nghị anh linh.

Do chiến tranh và diễn biến của xã hội, thiên nhiên, ngôi đình khang trang cổ kính đã bị tàn phá, còn lại hậu cung mang trên mình chằng chịt vết đạn phá của quân thù.

Với địa linh Nhân Kiệt, bằng tấm lòng tự nguyện, thiện tâm công đức của nhân dân cùng quý khách thập phương, sự quan tâm hỗ trợ của Đảng, Chính quyền, các cấp, các ngành, của BQL di tích mà đứng đầu là ông Nguyễn Bá Nhuận. Đình làng đã được trùng tu, tôn tạo ngày một khang trang để hàng năm dân làng cùng quý khách thập phương về chiêm ngưỡng cảnh quan, dâng lễ vật, hương hoa tưởng nhớ đến thành hoàng và báo cáo với thành hoàng, tổ tiên về kết ủa thu được của năm qua; cầu chúc cho năm tới thiên thời, địa lợi, nhân hòa, xã hội an bình, gia đình hạnh phúc.

Nhiều hoạt động diễn ra tại Lễ hội truyền thống “Đình làng Nhân Kiệt”

Lễ hội truyền thống của mỗi miền quê Việt Nam là hoạt động văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc, thông qua lễ hội làm cho con người vơi đi nỗ nhọc nhằn của những ngày tháng lao động vật vả. Lễ hội còn là dịp để gia đình, họ hàng, bạn bè, du khách có dịp gặp gỡ giao lưu, giao hảo trao đổi kinh nghiệm làm ăn, đối nhân xử thế, mặt khác lễ hội là thể hiện sự tự do tín ngưỡng của mỗi con người. Lễ hội truyền thống đình làng Nhân Kiệt năm nay diễn ra trong niềm vui phấn khởi mà chi bộ, chính quyền, các đoàn thể cùng toàn thể nhân dân đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra như: Trong năm qua cơ sở thôn nhà luôn giữ vững được tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội góp phần xây dựng được chi bộ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, thôn xóm và các đoàn thể chính trị- xã hội vững mạnh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15
Đang tải...