Kế hoạch ngăn chặn các nhà sáng lập start-up tự tử
Trong hội thảo Tech In Asia Singapore 2017, Khailee Ng, người điều hành quỹ 500 Startups, chia sẻ những số liệu có phần “giật mình” ở trên. Ông cho rằng, đằng sau bề ngoài hào nhoáng của mỗi startup là các vấn đề lớn như sản phẩm hỏng, khách hàng ra đi, sắp đến hạn chót, bị đồng sáng lập ghét bỏ, bị đồng nghiệp ghét, khi quay về nhà bị vợ hoặc người yêu ghét…
Ông
biết mình đang nói về điều gì. Khailee đã thành lập 2 startup là GroupsMore và
Says.com, phát triển chúng nhanh chóng rồi bán cho Groupon và Catcha Group. Ông
cũng đầu tư tiền vào một loạt startup công nghệ như App.io, Privy, CompStak,
SupplyHog, Noonswoon và iMoney trước khi gia nhập 500 Startups.
Bất
chấp áp lực khủng khiếp mà founder phải trải qua, họ không chia sẻ chúng với
bất kỳ ai. “Đó là thứ chúng tôi không nói với nhà đầu tư, với nhân viên hay với
các sáng lập viên khác”. Ông dẫn một nghiên cứu năm 2012 của Harvard Business
Schoold rằng 65% thất bại của startup là do stress cá nhân. “Sợ hãi, căng
thẳng, quá nhiều việc, xung đột giữa các đồng sáng lập – những thứ đặc biệt cá
nhân này lại là nguyên nhân khiến một công ty sụp đổ”.
Những số liệu đáng sợ
Tiến sỹ Daniel Cordaro, Giám đốc thịnh vượng tại Trung tâm trí tuệ cảm xúc Yale và huấn luyện viên Justin Milano là những nhà sáng lập của Good Startups, có mục tiêu “nâng cao hiệu quả và an sinh của doanh nhân cùng đồng đội”.
Họ phát triển bài kiểm tra “Entrepreneur Awareness Assesment”, giúp tìm ra những ưu nhược điểm của từng người. “Bất kỳ founder nào tham gia bài kiểm tra đều ngay lập tức phát hiện được mức độ stress mà họ trải qua, đang bị stress vì gì, cần khắc phục gì, điều gì quan trọng, không vững vàng, ranh giới ở đâu”, ông Khailee nói.
500 Startups để startup của họ tại Đông Nam Á thực hiện kiểm tra, sau đó so sánh kết quả từ các công ty trong khu vực với trung bình toàn cầu. So với toàn cầu, các founder tại Đông Nam Á ít đau đầu hơn về vấn đề sản phẩm phù hợp với thị trường hay không hay khả năng tồn tại của mô hình kinh doanh trong dài hạn. Tuy nhiên, khi nói đến tự yêu thương bản thân, họ lại vô cùng thiếu thốn.
“Dường như các founder Đông Nam Á có xu hướng đổ lỗi cho bản thân vì làm điều sai trái. Có thể họ bối rối vì đã làm loạn một cuộc họp bán hàng hay không nhận được đầu tư và họ sẽ nói rằng: Trời ơi, tôi có thể làm tốt hơn, tôi chắc hẳn phải là người tệ hại lắm...”.
Có phải “mẹ hổ” là thủ phạm?
Khailee đã hỏi Cordaro và Milano tại sao founder Đông Nam Á lại có lòng từ bi với bản thân thấp như vậy và làm thế nào để 500 Startups giúp được họ.
Khailee cho rằng có lẽ họ đều được một “mẹ hổ” hay “cha hổ” nuôi dạy. Dù đạt thành tích nào, cha mẹ luôn gieo vào đầu ý nghĩ có thể làm tốt hơn và đã làm sai ở đâu đó. Ông muốn các founder nhìn sâu vào những stress mà họ gặp phải và tự hỏi bản thân: liệu tôi có thể sống với loại stress này trong 6 năm kế tiếp hay không? Nếu không, “bạn có thể không đủ khả năng xây dựng một công ty”. Ông chỉ ra mất trung bình 6 năm để tạo ra một kỳ lân (biểu tượng của startup xuất sắc).
Tại 500 Startups – đặc biệt là tại 500 Durians, họ muốn xử lý tình trạng này bằng cách tạo ra kết nối nhiều hơn giữa những founder. “Chúng tôi không thể lúc nào cũng ở đây để giúp các sáng lập viên nhưng họ có thể giúp đỡ lẫn nhau”. Đó là lý do 500 Startups tư vấn Good Startups và giúp hình thành một chương trình có tên Breakthrough mà Khailee mô tả là “tăng tốc quản trị cuộc sống cá nhân”. Một vài công ty thuộc 500 Startups đã đăng ký chương trình này.
Tại hội thảo, Khailee chia sẻ: “Nhiều thành công trong cuộc đời không đáng phải bỏ cả tính mạng. Bạn cũng không muốn phải hi sinh người khác. Và nếu muốn “gánh” được một công ty lớn, bạn phải thực sự nghĩ về “gánh” bản thân mình”.
Ông thề rằng bạn có cơ hội thành công tốt hơn nếu để nhân viên, đồng đội, nhà đầu tư, bạn thân, vợ/chồng hoặc người yêu biết khi mọi chuyện tồi tệ và tìm kiếm giúp đỡ. Và tất nhiên, Khailee cũng muốn giúp bạn.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.