Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải có chiến lược rõ ràng phát triển kinh tế tư nhân

2025-03-08 08:00:00 0 Bình luận

Tham dự buổi làm việc có các đồng chí: Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, đại diện lãnh đạo một số các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương; các chuyên gia, nhà kinh tế…

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải có chiến lược rõ ràng phát triển kinh tế tư nhân- Ảnh 2.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/HT

Mở đầu buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, năm 2025 là năm rất quan trọng đánh giá việc thực hiện mục tiêu Đại hội XIII đã đặt ra, từ đó có cơ sở để đề ra mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. 

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay có nhiều điểm nghẽn, nhiều mục tiêu chưa đạt được, cần phải rà soát lại xem vấn đề ở đâu, yêu cầu giải quyết, thực hiện như thế nào. Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở một số nội dung để các đại biểu, chuyên gia, đại diện doanh nghiệp cho ý kiến nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để kinh tế tư nhân phát triển.

Tại buổi làm việc, đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã trình bày báo cáo đánh giá và đề xuất 10 giải pháp chiến lược nhằm tạo đột phá phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới. 

Theo báo cáo, mặc dù khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong những năm qua đã có bước phát triển quan trọng, đóng góp trên 50% GDP, khoảng 30% nguồn thu ngân sách nhà nước, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động và động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế, song vẫn đang gặp phải nhiều rào cản, trở ngại lớn, gây bức bối và ảnh hưởng sâu sắc tới việc phát huy vai trò, vị trí và khả năng đóng góp của khu vực này đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Đây có thể coi là thời điểm không thể chậm trễ hơn phải xóa bỏ các rào cản, khơi dậy sức mạnh của khu vực kinh tế quan trọng này, góp phần quyết định vào thực hiện thành công mục tiêu chiến lược phát triển đất nước đến năm 2030 và 2045 mà toàn Đảng, toàn dân ta đã đề ra và quyết tâm thực hiện. 

Ban Chính sách, chiến lược Trung ương cho rằng cần có những giải pháp vượt trội, có tính cách mạng, vừa giải quyết được hiệu quả những vấn đề đặt ra trước mắt, vừa tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững, mạnh mẽ, lâu dài của kinh tế tư nhân nước ta trong thời gian tới. Các giải pháp cần được xây dựng và triển khai thực hiện bảo đảm đồng bộ, toàn diện để tạo dựng môi trường chung thuận lợi, thông thoáng; tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực; thúc đẩy đổi mới công nghệ, phát triển nguồn nhân lực; nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, doanh nhân; đồng thời, cần có những giải pháp đột phá để sớm tháo gỡ những điểm nghẽn căn bản, kéo dài nhiều năm và chưa được xử lý hữu hiệu.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải có chiến lược rõ ràng phát triển kinh tế tư nhân- Ảnh 1.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương - Ảnh: VGP/HT

Trao đổi tại buổi làm việc, các đại biểu đã chia sẻ những ý kiến, nhận định và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế tư nhân.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm cơ bản nhất trí với nội dung báo cáo của Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã nêu ra và đánh giá cao những ý kiến đóng góp tâm huyết, hữu ích của các đại biểu, các chuyên gia kinh tế. 

Tổng Bí thư cho rằng đây là những nội dung rất quan trọng, nhiều nội dung rất thực tiễn để có thể nghiên cứu triển khai ngay để phát triển kinh tế đất nước. Tổng Bí thư nhấn mạnh kinh tế tư nhân nước ta đã có những bước phát triển và trưởng thành vượt bậc, đóng góp to lớn vào nền kinh tế và quá trình đổi mới, phát triển đất nước mặc dù trong điều kiện hoạt động còn nhiều khó khăn, bất cập.

Tuy nhiên, theo Tổng Bí thư Tô Lâm, cần nhìn nhận một số hạn chế, yếu kém của khu vực kinh tế tư nhân như: Khu vực kinh tế tư nhân nước ta đông về số lượng nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế về quy mô, tiềm lực, năng lực cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh quốc tế; thiếu vắng doanh nghiệp đầu đàn, dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế; liên kết trong nội bộ và liên kết với các khu vực kinh tế khác còn yếu kém

Ngoài các doanh nghiệp tư nhân, lực lượng hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể rất lớn, nhưng "không muốn lớn", "không chịu lớn" bởi những ràng buộc, lo ngại về quy định, thủ tục đặt ra. Sự chủ động, sáng tạo, dám nghĩ lớn, vươn lên trong hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực kinh tế tư nhân còn hạn chế.

Về giải pháp phát triển kinh tế tư nhân, Tổng Bí thư đánh giá cao 10 nhóm giải pháp mà Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang đã đề xuất, các giải pháp khá toàn diện, nhiều nội dung có chất lượng tốt, mang tầm định hướng chiến lược.

Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý một số nội dung quan trọng.

Một là, phải thay đổi được trong tư duy, nhận thức thì mới thay đổi được trong cách "ứng xử" và hành động, chính sách cụ thể đối với khu vực kinh tế quan trọng này, cần khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất, nhất là cho tăng trưởng.

Hai là, phải có chiến lược rõ ràng cho phát triển của khu vực kinh tế tư nhân phù hợp với trình độ phát triển hiện nay của nền kinh tế, với không gian địa kinh tế, địa chính trị của đất nước và có tính tới những biến đổi của địa kinh tế, địa chính trị thế giới nhằm bảo đảm cho kinh tế tư nhân có đủ sức phát triển với khả năng thích ứng, khả năng chống chọi và khả năng cạnh tranh cao.

Ba là, cần tập trung nâng cao một bước cơ bản về hạ tầng và nhân lực phục vụ phát triển chung. Về hạ tầng bao gồm cả các hạ tầng cứng như giao thông, đô thị, khu công nghiệp... và các hạ tầng về thông tin, số liệu, dữ liệu để phục vụ kết nối, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông minh, tạo điều kiện thuận lợi chung cho tất cả doanh nghiệp phát triển. Cần có chính sách rất cụ thể để đào tạo nhân lực nói chung, nhất là phát triển nhân lực chất lượng cao, nhân lực nhân tài theo định hướng phát triển các lĩnh vực mũi nhọn.

Bốn là, điểm cốt yếu để tạo đột phá là tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, xóa bỏ các rào cản, trở lực đối với sự phát triển của doanh nghiệp, thực hiện nhất quán quan điểm "người dân và doanh nghiệp được phép làm những gì mà pháp luật không cấm".

Năm là, phải tập trung xây dựng và triển khai có hiệu quả các chương trình quốc gia để thúc đẩy phát triển khu vực này. Trong đó, phải giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ nhanh chóng vươn lên trở thành doanh nghiệp lớn.

Sáu là, cần phải tiếp tục đổi mới, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, đặc biệt là phải giải quyết được một cách căn bản, hữu hiệu những bất cập, yếu kém trong khâu tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng, phải đưa các nghị quyết của Đảng nhanh chóng và thực sự đi vào cuộc sống.

Tổng Bí thư đề nghị Ban Chính sách, chiến lược Trung ương tích cực phối hợp với Đảng ủy Chính phủ và các cơ quan trong xây dựng Nghị quyết về kinh tế tư nhân trình Bộ Chính trị ban hành.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải có chiến lược rõ ràng phát triển kinh tế tư nhân- Ảnh 3.
Đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Ban Chính sách, chiến lược Trung ương phát biểu tại buổi làm việc- Ảnh: VGP/HT

Thay mặt Lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương, đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban trân trọng cảm ơn những ý kiến chỉ đạo sâu sắc, cụ thể của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, những ý kiến trao đổi của các đồng chí lãnh đạo, các chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp. Đồng chí khẳng định, Ban Chính sách, chiến lược Trung ương sẽ lĩnh hội, tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ, toàn diện những ý kiến tại buổi làm việc hôm nay để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Ban.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Cánh tay robot giúp người khuyết tật tự tin trong cuộc sống

Một công ty robot đến từ Anh quốc đã phát triển cánh tay giả có khả năng cử động ngay cả khi tháo rời khỏi cơ thể. Các chi tiết của cánh tay được tạo ra bằng công nghệ in 3D có trọng lượng nhẹ và khả năng chống nước.
2025-04-23 18:30:00

ROX Key dồn lực khai phá 'mỏ vàng' dữ liệu, bứt phá doanh thu

Tại Đại hội đồng cổ đông ngày 17/4/2025, ROX Key đã thông qua chiến lược tăng trưởng đầy tham vọng, lấy dữ liệu làm động lực đột phá doanh thu trong giai đoạn 2025-2027.
2025-04-23 15:25:57

Sân bay Vân Đồn mở đường bay Hàn Quốc

Chiều ngày 23/4, Đoàn công tác của Hiệp hội Du lịch tỉnh Cheongju (Hàn Quốc) đã họp bàn với lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du Lịch Quảng Ninh do Thường trực Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh chủ trì, về việc xúc tiến đường bay giữa sân bay quốc tế charter Hàn Quốc đến sân bay quốc tế Vân Đồn.
2025-04-23 13:42:00

Phường La Khê cần tích cực thực hiện quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1601/UBND-ĐT về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố trong thời gian từ nay cho đến khi hoàn thành việc sáp nhập đơn vị hành chính. Tuy nhiên gần đây Tạp chí điện tử Hòa nhập có nhận được kiến nghị của một số cán bộ hưu trí, thương bệnh binh trên địa bàn quận Hà Đông về việc nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng tại phường La Khê
2025-04-23 10:00:00

Đại hội đồng cổ đông SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%

Ngày 22/4, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền.
2025-04-23 09:59:04

VPBank ghi nhận lợi nhuận tích cực trong quý I, bám sát mục tiêu tỷ đô năm 2025

PBank kết thúc quý đầu tiên của năm 2025 với các chỉ tiêu tài chính tích cực: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, tổng tài sản vượt 994.000 tỷ đồng. Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng và huy động đồng bộ ở mức cao, vượt trội so với bình quân toàn ngành. Những kết quả này bám sát kế hoạch tham vọng mà VPBank sẽ trình cổ đông thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2025.
2025-04-23 09:44:46
Đang tải...