Khai mạc Lễ hội làng nghề gốm cổ Bát Tràng

2024-03-23 16:59:21 0 Bình luận
Ngày 23/3 (tức 14/2 năm Giáp Thìn) đông đảo nhân dân địa phương và du khách thập phương đã về tham dự Lễ hội làng nghề gốm cổ Bát Tràng.

Bát Tràng là mảnh đất làng nghề nhưng cũng nổi tiếng là đất học, có nhiều người đỗ đạt cao với 11 vị đỗ đại khoa và tương đương gồm: Trạng nguyên Giáp Hải - một trong sáu vị trạng nguyên đất Thăng Long; 8 tiến sĩ: Vương Thì Trung, Trần Thiện Thuật, Nguyễn Đăng Liên, Lê Hoàn Viện, Nguyễn Đăng Cẩm, Lê Hoàn Hạo, Lê Danh Hiển, Vũ Văn Tuấn và 2 vị đỗ khoa Hoành từ.



Khai mạc trọng thể Lễ hội làng nghề gốm cổ Bát Tràng 

Ngoài các trạng nguyên, tiến sĩ theo nghiệp văn, Bát Tràng còn có các vị Tạo sĩ (ngạch võ) với 1 Tiến sĩ là Lê Trọng Phụ (đỗ Tạo sĩ khoa Tân Hợi, niên hiệu Vĩnh Khánh 1731) và các vị tiêu biểu được phong tước quốc công, quận công như Tư quốc công Vũ Ngang, quận công Lê Khả Láng, Giảng quận công Lê Trần Cẩn, Cơ quận công Nguyễn Thành Trân, Quỳ quận công Nguyễn Bổng… 

Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi cho biết, Làng gốm sứ Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội là làng gốm lâu đời và nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Gốm Bát Tràng đã trở thành thương hiệu, là địa chỉ hàng hóa đã được khẳng định chất lượng trên thị trường trong nước và quốc tế với các loại hình sản phẩm phổ biến như gốm tâm linh thờ cúng, gốm mĩ thuật trang trí, gốm gia dụng và gốm xây dựng…. 
 


Đông đảo nhân dân khắp nơi về tham dự Lễ hội 

Không chỉ nổi tiếng với nghề gốm – di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, Bát Tràng còn được biết đến như một ngôi làng mang những giá trị văn hoá, lịch sử đặc sắc, ẩn chứa qua các công trình kiến trúc đồ sộ, hoành tráng, những lễ hội và nghệ thuật ẩm thực độc đáo…của một ngôi làng gần ngàn năm tuổi. Tất cả những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đó sẽ được tái hiện trong những ngày hội làng.

Bát Tràng tuy là làng công thương chuyên biệt, song các sinh hoạt tín ngưỡng vẫn theo mô hình chung của làng quê Việt cổ. Làng Bát Tràng hiện có tổng số 4 di tích lịch sử văn hoá đã được UBND thành phố Hà Nội ban hành quyết định xếp hạng gồm: Đình làng Bát Tràng, chùa Bát Tràng, văn chỉ Bát Tràng, đền mẫu Bát Tràng và 2 địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến là nhà cụ Vương Văn Táo - nơi in báo Độc Lập và địa điểm Bác Hồ về thăm làng Bát Tràng tháng 2/1959.  
 


Người dân cúng tiễn vật phẩm lên Đức Thành Hoàng Làng

Đình làng Bát Tràng là nơi thờ phụng 6 vị thành hoàng làng được dân làng thường gọi là “Lục vị nhà Thánh”, gồm: Nguyên bảo thịnh minh linh ứng, Đoàn túc tôn thần, Lưu thiên tử Đại vương; Trang thuận nghi dung, thượng đẳng thần, Lã thánh mẫu Đại vương; Quả đoán dương uy, thượng đẳng thần, Bạch Mã đại vương; Đoan túc tôn thần, hộ quốc tý dân, Phan đại tướng đại vương; Anh liệt triệu phù, trung đẳng thần, Hộ quốc đại vương; Dực phù trung đẳng thần, Cai minh tự đại vương.

Lễ hội làng Bát Tràng trước đây diễn ra từ ngày 11 đến hết ngày 19 tháng Hai (Âm lịch) bao gồm các nghi lễ: Mở đầu là lễ rước nước, để lấy nước về cúng tế quanh năm và làm lễ mộc dục cho Lục vị nhà Thánh; lễ cấp thuỷ, lễ khai quang, lễ mộc dục, lễ phong vị (thay quần áo mới cho các vị thành hoàng làng. Điều đặc biệt là trong 6 vị thành hoàng làng Bát Tràng có 4 vị được phong, 5 vị được đặt trên kiệu bát cống, riêng đức thánh Bà được đặt trong khám).


Trong đó có Dê 

Ngày nay, lễ hội làng Bát Tràng được diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 14 đến ngày 16 tháng Hai (Âm lịch) với các nghi thức tổ chức giảm hơn, bao gồm các nghi lễ: Lễ mộc dục; dâng lễ tam sinh; lễ cấp thủy, rước nước; lễ rước bộ kiệu Thánh đi qua các trục đường lớn của làng, sau đó trở về đình làm lễ, các dòng họ trong làng dâng lễ, lễ tạ… Ngay sau lễ khai mạc, các nghi thức dâng lễ, rước lễ, các màn biểu diễn của lễ hội đình làng Bát Tràng đã diễn ra trước sự hò reo, mong đợi của nhân dân địa phương. 

Theo Chủ tịch UBND xã Bát Tràng, trong 3 ngày diễn ra Lễ hội có tổ chức: Giao hiếu với 4 làng; Thi đấu thể thao: Các trò chơi dân gian và 3 đêm liên hoan văn nghệ quần chúng. Thông qua Hội xuân truyền thống làng gốm, dân làng cầu mong “Mưa thuận gió hòa” “Quốc thái dân an”,“ Dân sinh an lành hạnh phúc “ Sản xuất tiêu thụ hanh thông”, “Tăng cường khối đại đoàn kết”… 


Ông Trâu cùng nhiều vật phẩm khác

Đặc biệt Hội làng cũng là dịp để người dân tưởng nhớ và tri ân công đức của các bậc Thánh Thần, Thành hoàng Làng và các bậc tiền nhân tiên tổ. Giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc; nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, góp phần xây dựng quê gốm Bát Tràng ngày càng giàu đẹp văn minh.

Cũng trong khuôn khổ Lễ hội làng Bát Tràng còn diễn ra sự kiện công nhận UBND Trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP làng nghề gắn với phát triển du lịch Bát Tràng.


Ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội phát biểu 

Phát biểu tại sự kiện ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết: Thực hiện Kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội về việc Phát triển Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố năm 2023, nhằm kiến tạo môi trường triển khai các hoạt động hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn, chủ thể sản xuất kinh doanh làng nghề hình thành và phát triển hoạt động thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với phát triển các hình thức du lịch trải nghiệm góp phần tái cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố, Sở Công Thương được UBND thành phố giao chủ trì, phối hợp với các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố tổ chức triển khai thực hiện.

Ngày 14/12/2024, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 6385/QĐ- UBND ban hành Bộ tiêu chí và Quy trình đánh giá, hướng dẫn, phát triển Mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch cấp xã (theo mô hình phân tán) trên địa bàn thành phố.


Các vị đại biểu tham gia sự kiện 

Sở Công Thương đã phối hợp với các huyện, thị xã và các đơn vị liên tiến hành chấm điểm hồ sơ đăng ký của các đơn vị theo đúng quy trình đặt ra. quan

Ngày 28/12/2023, Sở Công Thương đã ban hành Quyết định số 717/QĐ- SCT về việc Công nhận 10 mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch cấp xã năm 2023. Trong đó, Trung tâm thiết kế sáng tạo, bảo tồn, phát triển gốm di sản quốc gia, thương mại và du lịch 1000 năm Thăng Long - Thôn 1 Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đạt tiêu chí 4 sao của Thủ đô.


Cùng thăm quan các sản phẩm OCOP làng nghề 

Nhân dịp Lễ hội truyền thống làng nghề gốm cổ Bát Tràng, Sở Công Thương Hà Nội thực hiện công bố Quyết định và gắn biển cho Trung tâm thiết kế sáng tạo, bảo tồn, phát triển gốm di sản quốc gia, thương mại và du lịch 1000 năm Thăng Long, tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm.

Với mong muốn nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề, xây dựng chuỗi liên kết từ thiết kế sáng tạo sản xuất – chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các làng nghề gắn với hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn trong kinh tế tuần hoàn, góp phần xây dựng, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. 
 


Đại diện Lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội chúc mừng địa phương 

Bên cạnh đó, Sở Công Thương Hà Nội cũng đề nghị UBND huyện Gia Lâm, xã Bát Tràng tiếp tục hỗ trợ phát triển Trung tâm thiết kế sáng tạo, bảo tồn, phát triển gốm di sản quốc gia, thương mại và du lịch 1000 năm Thăng Long, để tạo môi trường liên kết giữa nghệ nhân, đội ngũ thiết kế trẻ với tinh thần khởi nghiệp, phát huy ưu thế văn hóa địa phương, khát vọng phát triển kinh tế của cộng đồng tại làng nghề trên địa bàn huyện.

Dưới đây là một số hình ảnh tại Lễ hội truyền thống làng nghề gốm cổ Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ xây mới nhà thiệt hại do bão số 3

Những ngày qua, TP.Hải Phòng đã nhận dc sự quan tâm, chung tay, góp sức từ các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…trong việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 gây ra. Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho Hải Phòng thiệt hại về người và tài sản lên tới 11.000 tỷ đồng.
2024-09-19 19:48:34

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Đại nhạc hội sinh viên kinh tế 2024 chính thức ấn định ngày trở lại

Một tin vui bất ngờ dành cho cộng đồng sinh viên NEU! Sau khi tạm hoãn vì những lý do khách quan, BTC NEU Concert 2024 đã chính thức xác nhận thời gian trở lại vào ngày 5/10.
2024-09-19 15:25:44

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

UBMTTQ Việt Nam TP.Hải Phòng tiếp nhận hơn 60 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3

18/9, Quân khu 7 và các doanh nghiệp đã đến trao tặng kinh phí, nhu yếu phẩm, trang thiết bị, vật tư hỗ trợ Hải Phòng khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, tổng số tiền 2 tỷ đồng. Tính đến nay, UBMTTQ Việt Nam TP.Hải Phòng tiếp nhận kinh phí ủng hộ khoảng hơn 60 tỷ đồng.
2024-09-19 10:31:19
Đang tải...