Khơi thông thị trường xuất khẩu là trọng tâm

2023-08-04 08:00:28 0 Bình luận
Xuất khẩu nông lâm, thủy sản năm 2023 dự kiến là 54 - 55 tỷ USD. Để hoàn thành mục tiêu này, ngành nông nghiệp kịp thời cập nhật chính sách nông nghiệp của các quốc gia nhập khẩu, đưa ra các giải pháp ứng phó linh hoạt, phù hợp hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng mới; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xuất khẩu…

Mặt hàng gạo, điều, rau quả tạo nên điểm sáng

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 7 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 374,23 tỉ USD, giảm 13,9% so với cùng kì năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 194,73 tỉ USD, giảm 10,6%; kim ngạch nhập khẩu đạt 179,5 tỉ USD, giảm 17,1%. Cán cân thương mại, Việt Nam xuất siêu 2,15 tỉ USD hàng hóa trong tháng 7 và 15,23 tỉ USD trong 7 tháng đầu năm 2023.

Đưa gạo xuống tàu tại cảng Mỹ Thới, An Giang. Ảnh Trọng Triết

Về thị trường, 7 tháng đầu năm 2023, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 52,4 tỉ USD. Cụ thể, Việt Nam xuất siêu sang Mỹ ước đạt 44,3 tỉ USD, giảm 24,1% so với cùng kì năm trước; xuất siêu sang EU ước đạt 16,4 tỉ USD, giảm 11,9%; xuất siêu sang Nhật Bản 0,9 tỉ USD (cùng kìnăm trước nhập siêu 0,4 tỉ USD); nhập siêu từ Trung Quốc 27 tỉ USD, giảm 35,2%; nhập siêu từ Hàn Quốc 15,5 tỉ USD, giảm 35,1%; nhập siêu từ ASEAN 5 tỉ USD, giảm 35,3%.

Đáng chú ý, trong 7 tháng đầu năm 2023, có đến 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm 91,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỉ USD, chiếm 57,6%. Ngành gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,15 tỉ USD, giảm 12%. Ngành hàng thủy sản xuất khẩu trong tháng cũng ghi nhận giảm 15% so với cùng kì năm trước, đạt 800 triệu USD. Mặt hàng chè và hạt tiêu giảm lần lượt 16% và 25%. Ngược lại mặt hàng rau quả, hạt điều, cà phê, gạo và sắn đều tăng trưởng 2 con số trở lên, trong đó hàng rau quả tăng tới 122%.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản đạt 3,1%, trong đó trồng trọt tăng 2,11%, chăn nuôi tăng 4,88%, lâm nghiệp tăng 3,43%, thủy sản tăng 2,96%. Tốc độ tăng GDP ngành nông lâm, thủy sản nửa đầu năm nay đạt 3,07%; trong đó nông nghiệp tăng 3,14%; lâm nghiệp tăng 3,43%; thủy sản tăng 2,77%.

Bên cạnh đó, những vấn đề tồn tại, hạn chế của ngành nông nghiệp đó là tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản giảm và thị trường xuất khẩu bị suy giảm, trong đó đáng quan ngại nhất là thủy sản và lâm sản. Các hình thức tổ chức và liên kết sản xuất hiệu quả chưa thật sự ổn định. Liên kết theo chuỗi giá trị để thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao để giảm chi phí trung gian, nâng cao giá trị gia tăng chưa phổ biến.

Ngoài ra, kết nối liên vùng, liên ngành ở nhiều địa phương, nhiều ngành hàng còn rời rạc. Tình trạng nhập lậu sản phẩm chăn nuôi qua biên giới ảnh hưởng đến điều tiết, quản trị sản xuất kinh doanh và tác động đến thu nhập của nông dân, lợi nhuận của doanh nghiệp. Tình hình vi phạm về phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật vẫn còn tồn tại điểm nóng về phá rừng, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép và chống người thi hành công vụ, nhất là các tỉnh khu vực Tây Nguyên.

Những khó khăn từ tác động của giá vật tư nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn ở mức cao, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; thời tiết diễn biến bất thường, El Nino nắng nóng gay gắt hơn, nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất.

Trong khi đó, sức chịu đựng của doanh nghiệp ngành nông nghiệp đã tới hạn, khả năng tiếp cận tài chính bị thắt chặt, tạo thách thức rất lớn để duy trì sản xuất kinh doanh, chờ cơ hội tích cực hơn từ thị trường xuất khẩu.

Chuối xuất khẩu. Ảnh Trọng Triết

Trong bối cảnh đầy thách thức, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn kiên định các mục tiêu của cả năm 2023. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,0 - 3,5%, trong đó giá trị sản xuất trồng trọt tăng 1,49%; sản lượng lúa 42,9 triệu tấn; giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 7,01%; sản lượng thịt lợn 4,5 triệu tấn và sản lượng thịt gia cầm 2,095 triệu tấn; giá trị sản xuất thủy sản tăng 3,27%; tổng sản lượng thủy sản 9,05 triệu tấn (nuôi trồng 5,37 triệu tấn, khai thác 3,68 triệu tấn); giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng 3,22%; sản lượng gỗ khai thác 22 triệu m3.

Khơi thông thị trường là trọng tâm

Năm 2023, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản là 54 - 55 tỉ USD. Để đạt được mục tiêu này, ngành nông nghiệp cần thực hiện các giải pháp tác động vào các sản phẩm chủ lực xuất khẩu có triển vọng và khả năng tăng giá trị xuất khẩu cao để bù vào những sản phẩm dự kiến có khả năng không đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu cả năm.

Nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong 6 tháng cuối năm, chúng ta cần giải quyết những vấn đề sau:

Thứ nhất, là kết nối với các tham tán của Việt Nam tại Hoa Kỳ, châu Âu để liên hệ với các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu, mở cửa thị trường cho con tôm.

Thứ hai, là mở rộng quy mô xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản…

Thứ ba, là phát triển thị trường, nhằm tăng tổng cầu, tiêu thụ hết nông sản do nông dân sản xuất ra.

Thứ tư, là tập trung các giải pháp logistic gắn với đổi mới hệ thống phân phối nông sản; thực hiện truy xuất nguồn gốc và nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Thứ năm, là ổn định thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới. Tận dụng các Hiệp định thương mại tự do, hỗ trợ doanh nghiệp kí đơn hàng mới, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc xuất khẩu.

Thứ sáu, thúc đẩy các hình thức thương mại điện tử, giới thiệu, quảng bá nông sản tương tác đa chiều trên mạng xã hội.

Thứ bảy, ngành trồng trọt phải xác định giải pháp xây dựng thương hiệu một số nông sản chính, có tính cạnh tranh cao. Ngành chăn nuôi phải kiểm soát tốt dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, tăng đàn gia súc, theo dõi diễn biến cung cầu mặt hàng thịt lợn, tránh đột biến về giá cả.

Thứ tám, là nói không với IUU, chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch làm việc với Đoàn Thanh tra của EC vào tháng 10/2023.

Thứ chín, là đẩy nhanh tiến độ các dự án; nâng cao tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt mục tiêu đề ra./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay (18/9) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10 tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
2024-09-19 16:02:36

Hà Giang: CSGT đến tận trường phổ biến luật ATGT cho học sinh

Để hạn chế tai nạn giao thông xảy ra, đặc biệt là đối với các em học sinh, Đội 2 Phòng CSGT Công tỉnh Hà Giang phối hợp với Trường PTDT nội trú THPT tỉnh Hà Giang tổ chức buổi tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh trong trường.
2024-09-19 15:04:52

Chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp của thương binh và NKT: Những bất cập cần giải quyết

Hiện nay, Việt Nam các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật còn thiếu đồng bộ và bất cập. Nhìn chung, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi trên của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là Người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.
2024-09-19 10:50:25

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
2024-09-19 10:25:26

Nghĩa tình thủy chung của Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Truyền thống nghĩa tình thủy chung quốc tế của Bộ đội Cụ Hồ có cội nguồn sâu xa từ truyền thống nhân nghĩa yêu thương của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.
2024-09-19 10:07:15

Văn bản Phúc đáp của Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc Phòng

Ngày 30/7/2024, Tạp chí điện tử Hòa nhập nhận được Đơn đề nghị ghi ngày 23/7/2024 của cựu chiến binh (CCB) Trương Công Ninh (Sinh năm 1954), đối tượng hưởng trợ cấp chất độc hóa học dioxin; hiện đang ngụ tại số nhà 18 đường Trương Đăng Quỹ, tổ dân phố Đông Trung, thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
2024-09-18 18:57:28
Đang tải...