Kinh nghiệm tăng vốn của các ngân hàng trên thế giới
2016-06-13 16:27:34
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Áp lực tăng vốn của các NHTMNN Việt Nam hiện nay có nhiều đặc điểm giống các NHTM tại Hàn Quốc sau khủng hoảng 1997.
Nghiên cứu quá trình tăng vốn của các ngân hàng lớn trên thế giới trong giai đoạn từ 2009-2012, để nâng CAR đáp ứng theo tiêu chuẩn Basel cho thấy:
Để nâng CAR, các ngân hàng sẽ ưu tiên thực hiện tăng vốn tự có hơn là thực hiện giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng/tài sản.
Trong các giải pháp để tăng vốn, giải pháp tăng vốn từ nguồn lợi nhuận để lại được sử dụng là chính.
Trong các giải pháp gia tăng nguồn lợi nhuận để lại để tăng vốn, giải pháp tăng khả năng sinh lời đóng vai trò hạn chế.
Áp lực tăng vốn của các NHTMNN Việt Nam hiện nay có nhiều đặc điểm giống các NHTM tại Hàn Quốc sau khủng hoảng 1997. Khi khủng hoảng tài chính 1997 xẩy ra và qua đi, nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước áp dụng cải tổ mạnh mẽ và trong đó có cả ngành ngân hàng. Để nâng cao năng lực tài chính cho các NHTMNN, Hàn Quốc xác định việc tăng vốn cho các ngân hàng từ nguồn ngân sách nhà nước là không thể tránh khỏi do nguyên nhân: Bất ổn trong hệ thống tài chính có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng trong toàn nền kinh tế và thực tế là NHTM Hàn quốc khi đó rất khó để có thể tự thực hiện tăng vốn từ phát hành thêm cổ phần. Kết quả vào cuối năm 1998, Hàn quốc đã bơm tổng cộng 64 nghìn tỷ Won (tương đương khoảng 15% GDP) để tái cơ cấu hệ thống tài chính, trong đó ½ lượng vốn này dùng để thực hiện tăng vốn cho các ngân hàng. Mục tiêu tăng vốn cho các NHTM Hàn Quốc được xác định là đưa CAR lên mức 10%.
Bên cạnh trường hợp của Hàn Quốc, trường hợp của Mỹ trong khủng hoảng 2008-2009 cũng rất đáng xem xét. Cụ thể trong năm 2008-2009, hàng loạt các ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm... của Mỹ rơi vào khủng hoảng và đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Khi đó Chính phủ Mỹ đã thực hiện các biện pháp để đối phó trong đó có việc giúp các ngân hàng yếu kém tìm kiếm đối tác để thực hiện sáp nhập.
Thường, Chính phủ phải đứng ra xử lý các khoản nợ xấu và bảo lãnh (nếu có thua lỗ trong tương lai) sau khi các ngân hàng mạnh chịu thực hiện sáp nhập các ngân hàng yếu kém. Ví như tháng 3/2008, FED đã phải hỗ trợ 30 tỷ USD cho việc JP Morgan Chase mua lại Bear Stearns để tránh khỏi phá sản; tương tự vào tháng 9/2008 Fed cũng phải cho AIG vay 85 tỷ USD trong vòng 2 năm để cứu tập đoàn này khỏi phá sản. Đổi lại Chính phủ Mỹ sẽ nắm giữ 79,9% cổ phần của AIG và thay đổi ban lãnh đạo của tập đoàn này.
Trong cả 2 trường hợp này, nguồn vốn để hỗ trợ tăng cường năng lực tài chính cho các NHTM gặp khó khăn đều từ ngân sách nhà nước. Nguồn vốn này một mặt giúp các NHTM bị ảnh hưởng nhanh chóng khôi phục lại hoạt động, mặt khác làm nền tảng giúp các NHTM tiếp tục triển khai các biện pháp tăng vốn khác.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Diệu Thúy