Kỳ 2: Làm thế nào để xây được nhà không phép?

2019-03-02 11:53:48 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Thị trường đất quận 9 nóng sốt là nhờ vào đất nền phân lô. Tuy nhiên, nhiều khu vực dù không thuộc đất được phép phân lô, nhưng nhờ những “phép màu” nó vẫn được san lấp và rao bán như các sản phẩm chính thống. Thậm chí còn được bao xây dựng thành nhà. Những căn nhà không phép, san lấp vô tội vạ đang diễn ra rầm rộ là nhờ “phép màu” trong công tác quản lý đô thị của UBND quận 9 và dưới sự giám sát “tích cực” của lực lượng Thanh tra Xây dựng địa bàn thuộc Sở Xây dựng TP.HCM.

Theo tìm hiểu của PV, rất nhiều căn nhà xây kiên cố như thế này nhưng không có giấy phép xây dựng.


Xây dựng theo hình thức nhà tiền chế hay theo diện xin giấy phép sửa chữa là “chiêu thức” của hàng loạt căn nhà cấp 4 được xây “chui” trên phần đất nông nghiệp, đất bao chiếm tại phường Long Phước, Long Trường, Trường Thạnh (Q.9).

Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi được tận mắt chứng kiến hàng loạt căn nhà xây dựng trái phép trên đất vườn, đất bao chiếm. Những căn nhà này đều phải tuân thủ đúng trình tự về thủ tục và các bước xây dựng nhưng…không có phép (!?)

Nhà không phép mọc lên như nấm

Đi sâu vào các con hẻm của phường Long Phước, có đến hàng chục căn nhà cấp 4 khá đơn sơ được xây dựng. Trong số đó có cả những căn nhà vừa mới hoàn thiện vẫn còn nồng nặc mùi sơn.

Người dân địa phương cho biết, tình trạng xây nhà trái phép đã có từ nhiều năm trước. Cụ thể, căn nhà cấp 4 của gia đình ông Trung phường Long Phước đã được xây dựng kiên cố từ 7 năm nay. Tuy nhiên không chỉ nhà ông Trung, mà nhiều ngôi nhà tương tự quanh khu vực này cũng ngang nhiên tồn tại. Điểm chung của những ngôi nhà này đều không có giấy phép xây dựng.

“Đất này chưa có sổ, nhà cô xây trước đây đâu có giấy phép, nhưng ông thầu xây nhà lo hết nên người ta ngó lơ. Toàn bộ những căn nhà mới này đều không được cấp phép xây dựng.” – Một người dân sống tại khu vực cầu Đình, phường Long Phước cho biết.

Tìm đến một phường khác tại quận 9, nhiều cò đất lâu năm khẳng định phần lớn đất trong khu vực này đều là đất vườn. Vì là đất vườn, đất biền nên nhà xây không có phép là điều hiển nhiên.

“5 căn nhà cấp 4 anh chỉ em đều là đất biền lá. Không có sổ, cũng không có thửa. Người ta xây lên bán 650 triệu/căn, giờ lên 800-900 triệu/căn” – Ông Trí, một thầu xây dựng tại phường Long Trường cho biết.

Đất còn trống, sẽ có nhu cầu sử dụng. Những nền đất chưa lên thổ cư được người dân tận dụng một cách triệt để. Không ít những ngôi nhà tiền chế, nhà cấp 4 thi nhau mọc lên theo “quy trình” không phép và dưới sự “giám sát” của lực lượng Thanh tra Xây dựng.


Nhà tiền chế theo như lời hướng dẫn của cò đất và cán bộ địa chính phường thường được dựng lên có khung trụ bằng thép và vách bằng tôn.


“Tuyệt chiêu” xây nhà không phép

“Cái gì cũng phải có quy trình, hấp tấp không được đâu…” - một người đàn ông môi giới bảo vậy. Trong vai người mua đất xây nhà, chúng tôi được người dân và các cò đất giới thiệu hàng loạt nền đất giá rẻ. Họ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và giới thiệu đường dây để xây nhà trên đất vườn, đất bao chiếm.

Mua đất “nền” nông nghiệp, đất biền nhưng muốn xây được nhà cấp 4 kiên cố, khách hàng buộc phải tuân thủ xây đúng quy trình vì các bước xây nhà này đã được thống nhất và vẽ ra từ trước.

“Em cứ ở nhà tiền chế sau 2 tháng. Sau đó, em chụp cho anh vài tấm hình, anh làm cho em đơn xin sửa chữa với lý do nhà dột nát. Khi có giấy sửa chữa, em có thể xây được nhà cấp 4.”. Đây là quy trình “phổ biến” được vị cò đất tại phường Long Phước chỉ dẫn cho chúng tôi. Quy trình xây nhà theo hình thức này cũng được áp dụng “rộng rãi”. Không chỉ Long Phước, tại các phường lân cận như phường Long Trường và Trường Thạnh cũng đang phổ biến để áp dụng.

Ngoài việc bắt buộc phải tuân thủ đúng thủ tục trên, chủ nhà cần phải xây dựng theo đúng thời gian quy định. Như chị Khánh cháu của chủ dãy nhà vừa được xây theo hình thức này chia sẻ: “Hồi đó, trong 2 ngày thứ 7 và chủ nhật phải xây xong cái quán này. Đâu có dễ mà họ cho mình xây. Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn mà.”

Rời phường Long Phước, chúng tôi tiếp tục liên hệ với giám đốc công ty địa ốc Phố An Cư. Chuyên nghiệp hơn, lần này chúng tôi được tư vấn xây nhà cấp 4 kiên cố chứ không cần phải đi từng bước như ở trên. Tuy nhiên, việc xây nhà vẫn phải theo quy trình.

“Bên chị sẽ hỗ trợ xây nhà cho em, nhưng em phải báo trước cho bên chị 2 tuần để chị báo với Thanh tra Xây dựng. Vì đất vườn không xin giấy phép xây dựng được thì mình “lót đường” là họ lơ cho mình xây.” - Bà Nga quả quyết.

Xây dựng trái phép không chỉ phá nát quy hoạch, làm méo mó bộ mặt đô thị mà ẩn khuất phía sau là tệ nạn, tiêu cực. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức lực lượng để giám sát xây dựng. Thế nhưng, những căn nhà xây dựng không giấy phép vẫn lần lượt mọc lên.

Các thủ đoạn lách luật, qua mắt cơ quan chức năng người dân chắc chắn không rành, nếu có biết thì chắc chắn phải có sự hướng dẫn. Với những thủ đoạn lách luật ngày càng tinh vi, trắng trợn chắc chắn phải có người rành luật và có chức năng quản lý tiếp tay hướng dẫn.

Việc xây dựng nhà trái phép diễn ra ai cũng biết, nhưng giải pháp ngăn chặn thì chưa thấy. Thực trạng này là do địa phương tiếp tay hay buông lỏng quản lý?

*Tên của các nhân vật trong bài đã được thay đổi

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Một thời vang bóng và nỗi lòng người nghệ sĩ

Ông Nguyễn Bách Bốn, sinh năm 1948, là một nghệ sĩ đến từ thôn Tây, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình – vùng đất linh thiêng nơi cố đô xưa. Suốt hơn nửa thế kỷ qua, ông đã dành trọn tuổi trẻ và cả cuộc đời mình cho nghệ thuật rối chèo và sân khấu dân gian.
2025-07-22 09:51:00

Hải Phòng báo cáo nhanh về công tác phòng, chống bão số 3

Theo báo cáo nhanh , vào hồi 4h giờ ngày 22/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 102,7 độ Kinh Đông, cách Hải Phòng 70km; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 13; di chuyển theo hướng Tây Tây Nam
2025-07-22 09:06:19

Bí thư Thành uỷ Hải Phòng thăm, động viên bà con lưu trú

Chiều tối 21/7, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, TP.Hải Phòng đã xuất hiện mưa, sức gió cũng mạnh dần lên nhưng đến thời điểm hiện tại, chưa ghi nhận thiệt hại. Bí thư Thành uỷ Hải Phòng Hải Phòng Lê Tiến Châu đã đến thăm, động viên bà con tại các điểm tạm lánh phường Ngô Quyền.
2025-07-22 07:08:29

Hình ảnh cơn bão Wipha đổ bộ vào châu Á

Việt Nam đã chuẩn bị ứng phó với cơn bão Wipha vào khi các tỉnh ven biển được đặt trong tình trạng báo động khẩn cấp và các hãng hàng không đã hủy các chuyến bay trước khi cơn bão dự kiến đổ bộ.
2025-07-21 21:55:24

Đặc sản 'vàng đen" trên cây ở Nghệ An

Quả trám (người dân địa phương gọi là quả mui) là loại quả to bằng ngón tay, nhọn 2 đầu, lúc chín có màu đen, thơm ngon béo bùi, là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích. Nhất là đối với những người Nghệ xa quê, cứ đến mùa trám chín vào giữa thu là nhớ về vị bùi béo ngầy ngậy của quả trám quê. Tuy nhiên, để chọn và chế biến được món trám ngon đúng điệu, không phải ai cũng biết.
2025-07-21 18:50:59

🔴 Cập nhật liên tục Toàn cảnh bão Wipha: Diễn biến & khuyến cáo

Cập nhật liên tục thông tin về bão Wipha. Hướng đi của bão, biện pháp an toàn, chỉ đạo của các tỉnh. Thiệt hại sơ bộ và các cảnh báo
2025-07-21 17:35:41
Đang tải...