Lại chuyện: Người đi xuất khẩu lao động tại Ả rập Xê út bị thoái thác trách nhiệm

2018-12-21 11:30:10 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Theo thông lệ, những phụ nữ sang Ả rập Xê út lao động có thời hạn theo giới thiệu của các doanh nghiệp đều không phải bỏ chi phí mà còn được hỗ trợ từ 20 đến 50 triệu đồng. Số tiền này là do chủ sử dụng lao động phía Ả rập Xê út chi trả theo thỏa thuận với môi giới nước họ và doanh nghiệp phía Việt Nam. Tuy nhiên, do không nắm được thông tin này, nhiều trường hợp đã bị “quỵt” hoặc bớt xén số tiền trên mà không biết kêu ai, ai thấu?

Văn phòng Công ty Cổ phần đầu tư và Hợp tác Quốc tế Nam Việt tại khu đô thị Văn Quán (quận Hà Đông, TP Hà Nội)- nơi đưa chị Huệ sang Ả rập Xê út làm “ô-sin”.

Trở về từ… sa mạc

Sau khi từ Ả rập Xê út trở về, chị Vi Thị Huệ (quê quán: thôn Phúc Lễ, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) tìm đến toà soạn Tạp chí điện tử Hoà Nhập gửi đơn đề nghị giúp đỡ. Nội dung đơn, chị Huệ trình bày:

Tháng 7/2016, biết gia đình tôi có hoàn cảnh khó khăn, bà Nguyễn Thị Minh Thu (chồng là Lâm Trí Thức), có quê ở Phố Nối (tỉnh Hưng Yên) đã tư vấn cho tôi đi sang Ả rập Xê út làm giúp việc gia đình. Tin lời bà Thu, ông Thức, tháng 10/2016, tôi theo bà Thu lên Hà Nội và học tiếng Ả rập Xê út 2 tuần tại nhà riêng bà Thu ở phòng 30, nhà chung cư Xala Hà Đông. Sau khi học tiếng được 2 tuần, tôi được bà Thu làm thu tục xuất cảnh sang Ả rập Xê út bằng hợp đồng của Công ty Cổ phần đầu tư và Hợp tác Quốc tế Nam Việt. Tôi xuất cảnh sang Ả rập Xê út vào ngày 20/10/2016.

Sau khi sang đến Ả rập Xê út, tôi nhận việc tại một chủ nhà. Họ có nói cho tôi biết là họ đã thanh toán cho môi giới để tìm giúp việc cho họ với số tiền 30.000riar (tương đương khoảng 200 triệu đồng Việt Nam), trong đó có 5000riar là hỗ trợ cho gia đình người lao động. Đến nay, tôi đã hoàn thành hợp đồng với chủ sử dụng và đã về Việt Nam hôm 22/10/2018. Thế nhưng tôi và gia đình vẫn chưa nhận được số tiền do chủ sử dụng lao động ở Ả rập Xe út hỗ trợ cho gia đình tôi nói trên. Ngày 12/11/2018, tôi từ Bắc Giang đã lên Hà Nội, tìm gặp ông Lê Hồng Việt (giám đốc Cty) tại văn phòng công ty ở khu đô thị Văn Quán (quận Hà Đông, TP Hà Nội) để hỏi về số tiền trên thì được ông Việt trả lời là: Công ty Cổ phần đầu tư và Hợp tác Quốc tế Nam Việt đã chi trả khoản tiền trên cho tôi (khoảng 30 triệu đồng) qua bà Nguyễn Thị Minh Thu. Nay bà thu đã nghỉ việc nên ông Việt không liên lạc được.


Đơn chị Vi Thị Huệ gửi Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, Tạp chí Hòa Nhập và các cơ quan báo chí.

Qua trả lời của ông Việt, tôi mới biết là Công ty Cổ phần đầu tư và Hợp tác Quốc tế Nam Việt tiếp nhận tôi qua vợ chồng bà Thu - Thức là môi giới, không phải là cán bộ của công ty, và không hướng dẫn, đào tạo tôi theo đúng quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Do vậy, khi ở Ả rập Xê út, tôi có những khó khăn, vướng mắc, tôi liên lạc về với bà thu nhưng công ty không có trách nhiệm giải quyết như cam kết trong hợp đồng. Do nhận tôi qua môi giới nên công ty đã để bà thu chiếm đoạt số tiền trên của tôi. Thậm chí, bà Thu còn lừa tôi mượn chứng minh thư của tôi để mua trả góp 1 điện thoại OPPO và sau đó không thanh toán cho bên bán, để họ báo công an tìm về tận nhà tôi trong khi tôi đang ở nước ngoài. Vụ việc này tôi cũng đã báo về công ty nhờ can thiệp nhưng cũng không được giải quyết.

Hiện nay tôi đã về nước và một mình nuôi con 14 tuổi ăn học và 1 mẹ già 70 tuổi, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, tôi làm đơn này gửi tới Quý Tạp chí và mong được can thiệp để giúp tôi đòi lại số tiền trên.

Có không việc… quỵt tiền lao động?

Theo nguyện vọng của chị Huệ nêu trong đơn, ngày 19/12/2018, phóng viên Hòa Nhập đã tìm đến Văn phòng Công ty Cổ phần đầu tư và Hợp tác Quốc tế Nam Việt tại địa chỉ: No.36 BT8KĐT Văn Quán (quận Hà Đông, TP Hà Nội) và gặp được ông Lê Hồng Việt-giám đốc công ty. Sau khi nghe phóng viên đề cập đến trường hợp của chị Huệ, ông Việt thừa nhận:


Với thẩm quyền của mình được Nhà nước giao, người lao động làm việc ở nước ngoài rất mong sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ của Cục Quản lý Lao động Ngoài nước khi họ có đơn kiến nghị, khiếu nại, kêu cứu.

Chị Huệ sang Ả rập Xê út do công ty làm thủ tục, đúng như đơn trình bày. Sau khi hoàn thành 2 năm làm giúp việc ở Ả rập Xê út về nước, sáng ngày 12/11/2018, chị Huệ có đến công ty đề trình bày về khoản tiền 30 triệu đồng đúng như nêu trong đơn. Tôi đã giải thích cho chị Huệ là số tiền đó công ty đã trả cho chị Huệ thông qua chị Thu là người làm thủ tục giúp chị Huệ. Chị Thu là cán bộ của công ty chứ không phải là môi giới. Nay chị Thu đã nghỉ việc nên công ty không thể can thiệp được (!?).

Trong khi làm việc với phóng viên, ông Việt đã điện thoại trao đổi với bà Thu về nội dung đơn kiến nghị của chị Huệ. Qua trao đổi, phóng viên nhận thấy, việc bà Thu nhận số tiền mà công ty hỗ trợ cho chị Huệ nhưng không trả cho bà Huệ là có thật. Sau cuộc điện thoại, ông Việt giải thích: Việc công ty hỗ trợ hay không hỗ trợ cho người lao động trước khi đi là do thoả thuận giữa 2 bên, pháp luật không bắt buộc. Do vậy, theo ông Việt, việc công ty có xem xét, can thiệp để bà Thu trả cho chị Huệ số tiền đó hay không, pháp luật cũng không quy định.

Nếu đúng như trình bày của chị Huệ và thừa nhận của ông Việt là công ty đã chuyển số tiền đó cho bà Thu nhưng bà Thu không trả cho chị Huệ, thì ở đây đã xuất hiện dấu hiệu “chiếm đoạt tài sản” của bà Thu đối với số tiền trên của chị Huệ. Còn việc Công ty Cổ phần đầu tư và Hợp tác Quốc tế Nam Việt tiếp nhận chị Huệ từ bà Thu và có tổ chức đào tạo kỹ năng làm việc và tiếng Ả rập Xê út tại công ty theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hay không, Cục Quản lý lao động ngoài nước cần làm rõ theo nội dung đơn của chị Huệ.

Được biết, cùng nội dung đơn nêu trên, chị Huệ cũng đã gửi tới Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Cục Quản lý lao động Ngoài nước. Với thẩm quyền của mình, mong rằng, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Cục Quản lý lao động Ngoài nước không làm ngơ trước số phận người lao động khi họ có đơn kêu cứu.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đảng bộ Phường Dương Nội nghiêm túc tiếp thu các chuyên đề tại Hội nghị Toàn quốc Tập huấn Công tác Kiểm tra, Giám sát năm 2025

Sáng ngày 14 tháng 7 năm 2025, trong không khí trang trọng và nghiêm túc, Đảng ủy phường Dương Nội đã tổ chức thành công điểm cầu trực tuyến tham dự Hội nghị toàn quốc tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát năm 2025.
2025-07-14 17:25:00

Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng, liệt sĩ

Chiều 13/7, trong chương trình công tác tại Cần Thơ, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ, tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Cần Thơ.
2025-07-14 09:52:35

Đoàn công tác tỉnh Phú Thọ và hành trình tri ân dọc miền đất lửa

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Đoàn công tác tỉnh Phú Thọ tổ chức hoạt động tri ân tại Hà Tĩnh và Quảng Trị, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với các Anh hùng liệt sĩ.
2025-07-14 09:17:29

Hành trình tìm lại ký ức về một thời hoa lửa

Từ ngày 7 đến 9/7/2025, Tạp chí Hòa Nhập đã tổ chức chương trình “Hành quân về chiến trường xưa” với sự tham gia của hơn 120 đại biểu là thương binh, bệnh binh, cựu chiến binh, thanh niên xung phong cùng đại diện các đơn vị, doanh nghiệp.
2025-07-14 01:26:47

Bí mật đằng sau màn drift đỉnh cao của sĩ quan Cảnh vệ

Gần đây, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các nền tảng mạng xã hội, cộng đồng mạng vô cùng phấn khích, mãn nhãn trước tình huống xử lý nghiệp vụ bảo vệ yếu nhân của cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ với màn quay xe đỉnh cao trong Chương trình “Vinh quang CAND Việt Nam” tại TP Hồ Chí Minh tháng 6/2025 và chương trình biểu diễn phục vụ Khai mạc Hội thao CAND năm 2024 tại Đà Lạt, Huế, Phú Thọ. Nhưng đó chỉ là một trong rất nhiều kỹ năng của CBCS điều khiển phương tiện nghiệp vụ thuộc Phòng Hậu cần - Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an.
2025-07-13 22:27:00

“Một thời Quảng Trị”: Hồi ức của người lính, dấu ấn một thời trận mạc

Mỗi khi tháng Bảy về, nơi chiến trường xưa Quảng Trị lại đón bước chân lặng lẽ của một người lính từng vào sinh ra tử – Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu. Với ông, những địa danh như Cồn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh, hay dòng Thạch Hãn không đơn thuần là tên gọi, mà là ký ức máu thịt về một thời đạn bom, một thời chiến đấu và cống hiến không tiếc tuổi xuân cho Tổ quốc. Cuộc đời ông, từ người lính trẻ đến vị tướng trí thức, và cuốn hồi ức "Một thời Quảng Trị" đã trở thành một phần di sản quý báu, soi chiếu cho thế hệ hôm nay về sự hy sinh và khát vọng hòa bình.
2025-07-13 19:50:40
Đang tải...