Thương hiệu gốm Bát Tràng phát triển ra sao trong thời công nghệ số

2024-04-10 18:25:00 0 Bình luận
Trong thời đại 4.0, khi nhiều làng nghề truyền thống tại Việt Nam đứng trước nguy cơ mai một thì Làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm - Hà Nội) đã có những đổi mới độc đáo để không trở nên lạc hậu.

Nỗi trăn trở của làng nghề truyền thống

Cuộc cách mạng công nghệ số mang đến nhiều cơ hội nhưng đi cùng với đó là những thách thức, nhất là với các làng nghề vẫn sản xuất theo “lối mòn” cũ. Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay còn thiếu tính sáng tạo trong khâu sản xuất, không đẩy mạnh phát triển du lịch dẫn tới tình trạng thua lỗ, số sản phẩm bán ra không đủ để hoàn vốn nên đứng trước nguy cơ “tụt lùi”.

Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cả nước hiện có khoảng hơn 5.400 làng nghề, tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng với khoảng 1.500 làng, chiếm gần 40% với đa dạng các làng nghề khác nhau.Tuy nhiên, hiện nay các làng nghề đang đối mặt với nhiều khó khăn. Trong đó vấn đề áp dụng công nghệ vào sản xuất cùng đầu ra sản phẩm đang là nỗi trăn trở lớn nhất của người làm nghề truyền thống. 

Là làng nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia với tuổi nghề hàng trăm năm, Bát Tràng không chỉ lưu giữ nét văn hóa truyền đời của người Hà Nội, mà còn là tụ điểm sản xuất đồ gốm lớn nhất cả nước. Tuy vậy, Bát Tràng cũng phải đối mặt với nhiều “bài toán kinh tế”. Đứng trước những thách thức của thời đại, làng gốm Bát Tràng đã có những thay đổi rõ rệt trong cách thức quảng bá sản phẩm cũng như áp dụng công nghệ hiện đại vào khâu sản xuất gốm. Theo chị Lê Thị Nguyệt - chủ xưởng gốm tại Bát Tràng chia sẻ: “Trong thời đại mà công nghệ phát triển như hiện nay, người làm gốm phải liên tục cập nhật xu thế mới, thay đổi mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng.” 

Những sản phẩm gốm luôn yêu cầu mẫu mã bắt mắt, hợp thời

Do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid 19, trong gần hai năm qua, các sản phẩm kinh doanh gốm sứ của Làng gốm Bát Tràng đã sụt giảm đáng kể. Nguyên nhân là do Làng gốm Bát Tràng nói riêng và các làng nghề truyền thống nói chung từ trước đến nay hầu hết chỉ tập trung bán hàng trực tiếp tại sạp mà không có thêm bất kì phương thức buôn bán nào khác khiến công việc kinh doanh và sản xuất bị trì trệ. “Ngày trước chúng tôi chủ yếu bán buôn, bán lẻ tại xưởng, tại sạp. Nhưng sau dịch Covid, tình hình kinh doanh khó khăn hơn rất nhiều. Có những lô hàng để cả năm trời không bán được chiếc nào vì ít khách quá. Nhiều khách nhập bên Trung về vì giá thành rẻ mà mẫu mã lại nhiều hơn Việt Nam mình…” - anh Nguyễn Văn Thành kể lại.

Các xưởng gốm tại Bát Tràng lao đao từ sau dịch Covid

Trước thực trạng đáng báo động ấy, các ban ngành, lãnh đạo địa phương tại xã Bát Tràng đã triển khai các phương án hợp lý để làng gốm có những bước chuyển mình đổi mới bắt kịp thời đại số và vượt qua thách thức.

Làng gốm Bát Tràng chuyển mình khởi sắc

Để đảm bảo người dân có thể yên tâm phát triển làng nghề, Hội gốm cùng các cơ quan có thẩm quyền đã kết hợp với các xưởng gốm, nghệ nhân gốm thay đổi hình thức kinh doanh, áp dụng công nghệ số, chuyển đổi số vào quá trình sản xuất và mua bán. Điển hình là Bảo tàng gốm Bát Tràng - “Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt”, một mô hình kinh doanh độc đáo, thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch tới tham quan.

Áp dụng chuyển đổi số đi kèm với chuyển đổi tư duy, Bát Tràng đã xây dựng nên một bảo tàng có kiến trúc độc đáo với công nghệ thực tế ảo 3D, xây dựng cổng thông tin, website, thu hút nhiều khách hàng tới làng nghề tham quan và mua sắm. Anh Chu Viết Thắng nhân viên Trung tâm cho biết: “Trung bình mỗi ngày chúng tôi đón từ 3.000 đến 5.000 lượt khách, đa số là các đoàn tham quan, học sinh, sinh viên tới trải nghiệm, tự tay nặn sản phẩm gốm.”

Sau một thời gian áp dụng chuyển đổi số và mô hình du lịch hiện đại, làng gốm Bát Tràng đã thu hút lượng khách tham quan đông đảo ước khoảng 200.000 lượt/năm, trong đó, khách quốc tế chiếm khoảng 20%, học sinh, sinh viên và thanh niên chiếm khoảng 40%. Điều này chứng minh được sức hút của Bát Tràng đối với du khách nói chung và người trẻ nói riêng. Việc người trẻ yêu thích, khám phá góp phần giữ gìn nét đẹp truyền thống văn hóa làng nghề đồng thời cho thấy tầm quan trọng của công nghệ số trong quá trình khai thác du lịch làng nghề Việt Nam.

“Em thấy bảo tàng rất đẹp, được lắp đặt điều hòa, có WIFI miễn phí… Em thích nhất là được tự tay nặn ra sản phẩm gốm, đây sẽ là trải nghiệm đáng nhớ của em khi tới Bát Tràng.” - chị Lê Hoài Anh, du khách tham quan cho hay. 

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi phương thức thanh toán tại đây càng góp phần thúc đẩy lượng mua bán, trao đổi giữa du khách và người dân. Bằng cách quét mã QR, khách tham quan có thể mua gốm sứ thoải mái. Quá trình thanh toán nhanh chóng, tiện lợi, bắt kịp với xu thế là điểm cộng lớn cho những gian hàng tại khu chợ gốm Bát Tràng, giúp du khách cảm thấy an toàn hơn khi mua sắm tại đây. “Từ khi có thanh toán theo hình thức quét mã QR, việc bán hàng của tôi trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn.” - chị  Nguyễn Thị Tuyết, chủ sạp gốm tại chợ gốm Bát Tràng chia sẻ.

 Mã QR được in sẵn giúp khách hàng thanh toán nhanh chóng và dễ dàng

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều người, việc áp dụng nền tảng kinh tế số vào sản xuất, phát triển chuỗi giá trị tại Bát Tràng vẫn đang ở bước sơ khai, số lượng các cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong kinh doanh ở Bát Tràng còn khiêm tốn. Hầu hết chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sản phẩm thông qua các kênh thông tin đơn thuần cho nên hiệu quả chưa cao. 

Việc áp dụng nền tảng kinh tế số vào sản xuất, phát triển chuỗi giá trị đang là thách thức không nhỏ đối với Bát Tràng nói riêng và các địa phương khác nói chung.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

TP Hạ Long (Quảng Ninh): Nhiều kết quả nổi bật sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị

Chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy Hạ Long tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, khen thưởng phong trào “Học và làm theo Bác” năm 2023 và sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 20-CT/TU ngày 16/5/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố.
2024-05-18 16:21:54

Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
2024-05-18 09:58:07

Hiệp hội người Hàn Quốc tại Hồ Chí Minh và Công ty TNHH K&P HASE ký biên bản ghi nhớ

Ngày 16/5/2024, tại số 47 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra lễ kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty TNHH K&P HASE và Hiệp hội người Hàn Quốc tại HCM – Lãnh Sự Quán Hàn Quốc (Korean Association in HCMC).
2024-05-16 23:30:00

Hội nghị Trung ương 9: Chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
2024-05-16 15:54:13

Đảng ủy Khối DN Đống Đa sơ kết 3 năm Đề án nâng cao chất lượng chi bộ

Sáng 15/5, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 11-ĐA/TU, ngày 6/12/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về “nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội trong tình hình mới”
2024-05-15 16:08:53

Hà Nội: Đảng ủy Khối DN quận Đống Đa trao Huy hiệu 55 tuổi Đảng đợt 19/5

Sáng nay (15/5), Đảng Ủy Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa trao tặng Huy hiệu 55 - 45 - 30 tuổi Đảng cho đảng viên nhân dịp 19/5 (kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh).
2024-05-15 12:52:28
Đang tải...