Lấy bằng tại các trường đại học: Của đi thay người!
Trao đổi với chúng tôi về
chuyện chạy điểm, nhiều sinh viên và “cựu” sinh viên trường Đại học Công nghiệp
Hà Nội tỏ ra rất dè dặt, đến khi chúng tôi khẳng định chỉ phản ánh sự việc mà
không nêu tên tuổi cụ thể, một số mới thừa nhận từng chi tiền triệu để “mua” điểm.
L.H.N, sinh viên khoa Quản trị kinh doanh là một trong số đó.
Giữa tháng 3-2015, khi biết số điểm tổng kết các môn học theo hình thức tín chỉ của mình đã đủ để được bằng khá, N đã yên tâm. Nhưng sau khi nghe nhiều người “hiến kế” rằng: “sống trong thời buổi này mà không có quan hệ thì khó khăn lắm, tốt nhất là cứ bằng giỏi cho chắc”. N gọi điện cho một sinh viên đã “từng trải” nhờ “tư vấn”. Sau khi “nghiên cứu” bảng điểm của N, “tiền bối” này quả quyết chỉ cần chi 5 triệu đồng để chạy 2 môn Tài chính Doanh nghiệp và Quản trị Chiến lược thì điểm tổng kết sẽ đủ để nhận bằng giỏi, sau đó sinh viên này hướng dẫn N “quy luật” để phong bì cho thầy cô.
Ảnh minh hoạ
Làm theo hướng dẫn, N chạy đủ
số tiền. Sau đó không lâu, N kiểm tra trên website của trường thì thấy số tiền
5 triệu đồng rất “hiệu quả”. Chạy điểm trót lọt, cuối tháng 7-2015, N nghiễm
nhiên cầm trên tay tấm bằng giỏi.
Nguyễn Lan Phương, một sinh
viên đã tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ với chúng tôi: “Cứ đến cuối mỗi học kỳ, các sinh viên lại rụch
rịch chuẩn bị tiền để qua môn học. Không ôn thi, học lệch tủ, không mở được
phao... Nhiều bạn chọn cách đưa phong bì cho thầy cô bộ môn để qua điểm chết
hay giành điểm cao”.
Việc “đút” phong bì cho thầy
cô trước vài ngày thi là điều phổ biến ở các trường đại học hiện nay. Phong bì
dày hay ít được tính toán theo luật dựa vào tính chất môn học, vào tính tình của
thầy cô đó và được công khai giữa sinh viên.
Nắm bắt được những giảng
viên “nhận tiền” trong trường, sinh viên “vũ trang” đầy đủ để “hỏi thăm” tại
nhà giảng viên với những chiếc phong bì ẩn trong túi hoa quả, gói quà trước kỳ
thi.
Khi hỏi về cách đi cho khéo,
Nguyễn Kim Dung, một sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Việt-Hưng chia sẻ
kinh nghiệm: “Trước tiên phải gọi điện hỏi giáo viên bảo là đi hỏi bài, nếu được
đồng ý thì đi và đi chỉ tầm 5 người trở lại, tiền bỏ vào phong bì, có ghi rõ họ
tên từng người, mã sinh viên, lớp, khoa rồi bỏ vào túi hoa quả”.
Ngoài việc bỏ tiền để nâng
cao điểm số, một số trường đại học còn có sự việc sinh viên chỉ cần “đóng” đủ số
tiền là có thể nhận bằng như ý muốn. Sinh viên tên Đ.T.A.T, khoa Kế toán trường
Đại học Kinh Doanh & Công nghệ tiết lộ: “để mua bằng giỏi ở trường này thì
mất 20 triệu, bằng khá 10 triệu, chỉ cần có tiền là có bằng, không cần biết điểm
hiện tại là bao nhiêu, có đi học đều hay không, còn nếu chạy theo môn thì 2 triệu”.
Ảnh minh hoạ
Thực tế là vài năm gần đây, trường đại học mọc lên như nấm, người có bằng đại học, thạc sĩ cũng ngày càng nhiều nhưng năng lực thì hạn chế. Thiết nghĩ cũng “có lý” vì có học hành gì đâu, tấm bằng giờ đây được mua bán như mớ rau, không cần dùng kiến thức để nhận bằng nữa mà dùng tiền, dùng “của” để đi thay “người”. Trước những sự việc tiêu cực nêu trên, những quan chức lãnh đạo thường nói rằng: “Kết quả thanh tra sẽ được công bố rõ ràng, minh bạch. Nhà trường sẽ làm rõ có hay không tiêu cực. Nếu phát hiện sai phạm thì ai sai sẽ bị xử lý nghiêm”. Nói thì thế, nhưng hãy chờ xem.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.