Lấy phiếu tín nhiệm trước phiên chất vấn để bảo đảm sự bình đẳng

2018-10-18 18:09:27 0 Bình luận
Chiều 18/10, tại Nhà Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã chủ trì buổi họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc (giữa) chủ trì buổi họp báo. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)


Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc vào sáng 22/10. Theo chương trình dự kiến, Quốc hội sẽ làm việc trong thời gian 24 ngày (không kể ngày nghỉ) và họp phiên bế mạc vào ngày 21/11.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân, Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn (trừ Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông mới được Quốc hội bầu).

Hoạt động này sẽ được tiến hành trước phiên họp chất vấn để bảo đảm sự bình đẳng giữa những người được lấy phiếu tín nhiệm.

Về công tác nhân sự, theo Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc, Quốc hội sẽ tiến hành bầu Chủ tịch nước; xem xét, phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn; phê chuẩn việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Liên quan đến công tác lập pháp, Quốc hội dự kiến sẽ xem xét, thông qua 9 dự án luật; 1 dự thảo Nghị quyết và cho ý kiến về 6 dự án luật khác.

Các dự án luật, Nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua gồm: Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật Đặc xá (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt; Luật Cảnh sát biển Việt Nam; Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Luật sửa đổi, bổ sung các Luật có quy định liên quan đến quy hoạch; Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.

Các dự án luật được Quốc hội cho ý kiến gồm: Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật Kiến trúc; Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Công tác giám sát là một trong những nội dung quan trọng của Kỳ họp. Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo Kết quả 3 năm triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm 2016-2020: phát triển kinh tế-xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn; kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 (trong đó có xem xét kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2019-2022).

Quốc hội cũng xem xét, quyết định việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016- 2020 đồng thời đánh giá kết quả giữa kỳ việc thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; báo cáo đánh giá 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Quốc hội xem xét Báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018...; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.

Ngoài ra, Quốc hội xem xét báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2018; nghe Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân; Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV; xem xét, thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.

Dự kiến sẽ có 15 phiên họp được tổ chức phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và Nhân dân cả nước trực tiếp theo dõi.

Ngoài những nội dung được phát thanh, truyền hình trực tiếp theo quy định của nội quy kỳ họp, dự kiến các phiên thảo luận ở hội trường về vấn đề kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước; việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV; các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2018 cũng sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quế Võ - Si Ma Cai: Mang lòng tương thân tương ái tới với vùng biên giới phía Bắc

Thực hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá rách hơn” và hưởng ứng chỉ thị của Trung ương về việc hỗ trợ người dân khắc phục, ổn định đời sống, tái thiết sau bão lũ tại mảnh đất địa đầu biên cương của Tổ quốc. Tạp chí điện tử Hòa Nhập đã phối hợp cùng với Thị Đoàn Quế Võ, Chùa Bảo Khánh (Bắc Ninh) và một số đoàn thể thực hiện chuyến đi thiện nguyện tới với huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai trong ngày 27/9.
2024-09-27 18:38:27

Hiệp hội VAIDE-Chỗ dựa tin cậy cho các Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật

Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam luôn cố gắng là chỗ dựa tin cậy cho các doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật hoạt động trong tất cả các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh - dịch vụ của nền kinh tế. Nhờ đó, nhiều thương binh, người khuyết tật đã vượt qua nỗi đau, tích cực lao động để không trở thành gánh nặng cho xã hội.
2024-09-27 18:20:01

TP.Hạ Long: Đầu tư gần 120 tỷ đồng xây dựng nhóm dự án về nước sạch, trụ sở công an xã và trường học

Sáng 27/9, thành phố Hạ Long tổ chức Lễ khởi công nhóm các dự án, gồm: Xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho 4 xã (Sơn Dương, Đồng Lâm, Vũ Oai, Hòa Bình); xây dựng bổ sung phòng học và các hạng mục phụ trợ Trường Tiểu học Sơn Dương (điểm trường trung tâm); Trụ sở công an xã Sơn Dương. Tổng mức đầu tư xây dựng của 3 dự án là gần 120 tỷ đồng. Đây thể hiện sự quyết tâm của thành phố nhằm giữ vững mục tiêu tăng trưởng và xây dựng TP Hạ Long “Kiểu mẫu, hiện đại, giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình”.
2024-09-27 13:55:37

HNM Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 39- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII

Được sự chỉ đạo của TW Hội, sự cho phép của lãnh đạo tỉnh, sáng ngày 26/9/2024, tỉnh hội Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 39 CT/TW của BTT TW Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Người khuyết tật (NKT).
2024-09-27 13:46:35

Đại hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An lần thứ IV

Chiều 26/9, Đại hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An lần thứ IV - năm 2024 đã diễn ra tại thành phố Vinh, Nghệ An.
2024-09-26 20:00:00

Cuộc thi vẽ tranh "Đan Mạch trong mắt em 2024" chính thức được phát động

Ngày 25/9, tại trường Nguyễn Siêu (Hà Nội), Hội Hữu nghị Việt Nam - Đan Mạch (VIDAFA) phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức lễ phát động cuộc thi vẽ tranh “Đan Mạch trong mắt em” năm 2024 với chủ đề “Những ý tưởng xanh”.
2024-09-25 15:29:44
Đang tải...