Lễ Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Thủ tướng Phạm Văn Đồng
2016-03-01 11:23:41
0 Bình luận
Ngày 1/3, tại Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng thuộc xã Đức Tân ở huyện Mộ Đức, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1/3/1906-1/3/2016).
Dự lễ kỷ niệm có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các Phó Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh; Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Champasak, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Bounthong Divixay.
Tại lễ kỷ niệm, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ ôn lại thân thế, sự nghiệp, cuộc đời của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng bí danh là anh Tô, sinh ngày 1/3/1906, tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi theo học ở Trường Quốc học Huế, chứng kiến cảnh chính quyền thực dân-phong kiến bù nhìn hà hiếp nhân dân, được tiếp xúc với sách báo cách mạng do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ hải ngoại bí mật chuyển về, mùa Hè năm 1924, ông Phạm Văn Đồng rời Trường Quốc học với tấm bằng Thành chung, ra Hà Nội học Tú tài tại Trường Bưởi.
Tại đây, ông đã tham gia tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tham gia phong trào để tang cụ Phan Chu Trinh và vận động ân xá cho cụ Phan Bội Châu. Năm 1926, ông sang Quảng Châu (Trung Quốc) dự lớp huấn luyện cán bộ do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tổ chức. Năm 1929, sau khi dự Đại hội Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên từ Hong Kong trở về Sài Gòn hoạt động, tháng 7/1929, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù và đày đi Côn Đảo.
Ông Phạm Văn Đồng đã biến nhà tù thành trường học, tham gia ban lãnh đạo cách mạng trong nhà tù, giáo dục lòng yêu nước cho tù chính trị. Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận Bình dân ở Pháp, ônh được trả tự do trước thời hạn và bị quản thúc ở Quảng Ngãi một thời gian, rồi ra Hà Nội tham gia hoạt động công khai.
Tháng 5/1940, ông Phạm Văn Đồng đi Côn Minh (Trung Quốc) gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, tham gia hoạt động Cách mạng ở Liễu Châu, Tĩnh Tây. Đầu năm 1941, ông Phạm Văn Đồng cùng ông Võ Nguyên Giáp được cử về nước xây dựng căn cứ địa cách mạng ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn.
Tháng 8/1945, ông tham gia Đại hội Quốc dân Tân Trào và được bầu vào Ủy ban Giải phóng Dân tộc. Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ông Phạm Văn Đồng được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính, là đại biểu Quốc hội khóa I.
Cuối tháng 5/1946, ông được cử làm Trưởng phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đàm phán với Chính phủ Cộng hòa Pháp tại Hội nghị Fontainebleau (Pháp). Trước ngày Toàn quốc kháng chiến, ông được cử làm Đặc phái viên của Trung ương Đảng và Chính phủ chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp tại Nam Trung Bộ.
Năm 1947, ông được bầu bổ sung làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Năm 1949, trở thành Ủy viên chính thức; cũng trong năm này, ông Phạm Văn Đồng lại một lần nữa rời quê hương trở lại chiến khu Việt Bắc nhận nhiệm vụ mới, được đề cử làm Phó Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Tháng 2/1951, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, ông Phạm Văn Đồng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị. Tháng 5/1954, được cử làm Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự Hội nghị Geneva về Đông Dương. Tháng 9/1954, được cử làm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng.
Ngày 20/9/1955, ông được Quốc hội khóa I cử làm Thủ tướng Chính phủ. Tháng 9/1960, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, ông Phạm Văn Đồng tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, là Ủy viên Bộ Chính trị, tiếp tục giữ chức Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của quê hương Quảng Ngãi với 75 năm hoạt động cách mạng, trong đó có 35 năm là Ủy viên Bộ Chính trị, 32 năm là Thủ tướng Chính phủ, ông đã có nhiều cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ khẳng định: Thủ tướng Phạm Văn Đồng, là một nhà chính trị tài ba, nhà lý luận xuất sắc, nhà ngoại giao nhiều kinh nghiệm, nhà văn hóa lớn của đất nước, được đồng chí, đồng bào và bạn bè quốc tế tin yêu, kính trọng. Ông Phạm Văn Đồng là một trong số ít người thường xuyên sống, làm việc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và được rèn luyện, học tập được những tư tưởng, đạo đức của Người.
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, ông Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tỉnh Quảng Ngãi tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX; tiếp tục triển khai thực hiện tốt 3 đột phá chiến lược, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh; dành nguồn lực phù hợp cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, gắn với xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với các huyện miền núi phía Tây.
Tỉnh cần quan tâm phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục; chú trọng phát triển kinh tế biển, hỗ trợ ngư dân kiên cường bám biển, xây dựng Lý Sơn mạnh về mọi mặt, là tiền tiêu vững chắc về an ninh quốc phòng vùng biển, đảo; phát huy truyền thống của đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa trong việc kết hợp khai thác hải sản và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần tập trung giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát huy dân chủ và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân; làm tốt công tác xây dựng Đảng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...
Trước đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn công tác đã thành kính dâng hương tại nhà Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng./.
Tại lễ kỷ niệm, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ ôn lại thân thế, sự nghiệp, cuộc đời của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng bí danh là anh Tô, sinh ngày 1/3/1906, tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi theo học ở Trường Quốc học Huế, chứng kiến cảnh chính quyền thực dân-phong kiến bù nhìn hà hiếp nhân dân, được tiếp xúc với sách báo cách mạng do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ hải ngoại bí mật chuyển về, mùa Hè năm 1924, ông Phạm Văn Đồng rời Trường Quốc học với tấm bằng Thành chung, ra Hà Nội học Tú tài tại Trường Bưởi.
Tại đây, ông đã tham gia tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tham gia phong trào để tang cụ Phan Chu Trinh và vận động ân xá cho cụ Phan Bội Châu. Năm 1926, ông sang Quảng Châu (Trung Quốc) dự lớp huấn luyện cán bộ do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tổ chức. Năm 1929, sau khi dự Đại hội Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên từ Hong Kong trở về Sài Gòn hoạt động, tháng 7/1929, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù và đày đi Côn Đảo.
Ông Phạm Văn Đồng đã biến nhà tù thành trường học, tham gia ban lãnh đạo cách mạng trong nhà tù, giáo dục lòng yêu nước cho tù chính trị. Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận Bình dân ở Pháp, ônh được trả tự do trước thời hạn và bị quản thúc ở Quảng Ngãi một thời gian, rồi ra Hà Nội tham gia hoạt động công khai.
Tháng 5/1940, ông Phạm Văn Đồng đi Côn Minh (Trung Quốc) gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, tham gia hoạt động Cách mạng ở Liễu Châu, Tĩnh Tây. Đầu năm 1941, ông Phạm Văn Đồng cùng ông Võ Nguyên Giáp được cử về nước xây dựng căn cứ địa cách mạng ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn.
Tháng 8/1945, ông tham gia Đại hội Quốc dân Tân Trào và được bầu vào Ủy ban Giải phóng Dân tộc. Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ông Phạm Văn Đồng được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính, là đại biểu Quốc hội khóa I.
Cuối tháng 5/1946, ông được cử làm Trưởng phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đàm phán với Chính phủ Cộng hòa Pháp tại Hội nghị Fontainebleau (Pháp). Trước ngày Toàn quốc kháng chiến, ông được cử làm Đặc phái viên của Trung ương Đảng và Chính phủ chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp tại Nam Trung Bộ.
Năm 1947, ông được bầu bổ sung làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Năm 1949, trở thành Ủy viên chính thức; cũng trong năm này, ông Phạm Văn Đồng lại một lần nữa rời quê hương trở lại chiến khu Việt Bắc nhận nhiệm vụ mới, được đề cử làm Phó Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Tháng 2/1951, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, ông Phạm Văn Đồng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị. Tháng 5/1954, được cử làm Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự Hội nghị Geneva về Đông Dương. Tháng 9/1954, được cử làm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng.
Ngày 20/9/1955, ông được Quốc hội khóa I cử làm Thủ tướng Chính phủ. Tháng 9/1960, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, ông Phạm Văn Đồng tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, là Ủy viên Bộ Chính trị, tiếp tục giữ chức Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của quê hương Quảng Ngãi với 75 năm hoạt động cách mạng, trong đó có 35 năm là Ủy viên Bộ Chính trị, 32 năm là Thủ tướng Chính phủ, ông đã có nhiều cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ khẳng định: Thủ tướng Phạm Văn Đồng, là một nhà chính trị tài ba, nhà lý luận xuất sắc, nhà ngoại giao nhiều kinh nghiệm, nhà văn hóa lớn của đất nước, được đồng chí, đồng bào và bạn bè quốc tế tin yêu, kính trọng. Ông Phạm Văn Đồng là một trong số ít người thường xuyên sống, làm việc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và được rèn luyện, học tập được những tư tưởng, đạo đức của Người.
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, ông Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tỉnh Quảng Ngãi tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX; tiếp tục triển khai thực hiện tốt 3 đột phá chiến lược, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh; dành nguồn lực phù hợp cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, gắn với xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với các huyện miền núi phía Tây.
Tỉnh cần quan tâm phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục; chú trọng phát triển kinh tế biển, hỗ trợ ngư dân kiên cường bám biển, xây dựng Lý Sơn mạnh về mọi mặt, là tiền tiêu vững chắc về an ninh quốc phòng vùng biển, đảo; phát huy truyền thống của đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa trong việc kết hợp khai thác hải sản và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần tập trung giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát huy dân chủ và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân; làm tốt công tác xây dựng Đảng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...
Trước đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn công tác đã thành kính dâng hương tại nhà Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng./.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo vietnamplus.vn